Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì khi bị sếp ghét

Thứ hai, 14:22 03/08/2020 |

Thái độ không thiện cảm của sếp có thể xuất phát từ hai nguyên nhân chính, hoặc không tin năng lực của bạn hoặc đơn giản "nhìn là thấy ghét".

Bạn thấy mình với sếp không hợp nhau? Bạn lúng túng về nguyên nhân sếp dường như tương tác dễ dàng với các đồng nghiệp khác nhưng sau đó lại tránh hoặc cư xử như thể bạn không có ở đó? Bạn lo lắng họ không tin tưởng hay thậm chí còn tệ hơn, ghét bạn?

Trước khi tự đẩy công việc vào tình thế khó khăn, hãy dành thời gian đánh giá điều gì thực sự xảy ra và xác định điều gì gây ra sự căng thẳng cho mối quan hệ này.

Nếu niềm tin là vấn đề

Đầu tiên, xem xét cảm giác về việc sếp không tin bạn. Các dấu hiệu cho thấy sếp không tin tưởng thường luôn rõ rệt. Dấu hiệu rõ ràng nhất là phân cho bạn công việc có chất lượng thấp hơn so với các đồng nghiệp. Các dấu hiệu khác như: bị quản lý chặt hơn so với người khác hoặc liên tục phải hợp tác cùng với đồng nghiệp đáng tin cậy trong những dự án quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng khó khăn hơn trong việc ghi công và tiếp cận cơ hội thăng tiến. Nếu có những biểu hiện trầm trọng này, đây chính là thời điểm hành động.

Đầu tiên, bắt đầu bằng cách làm rõ những kỳ vọng của sếp. Trong cuộc họp lập kế hoạch kế tiếp – giả sử, trong lúc thảo luận về kế hoạch phát triển hàng năm hoặc trong cuộc họp trực tiếp hàng tháng – hãy xác định rõ điều sếp muốn bằng cách hỏi họ: "Tôi có thể giúp tăng thêm giá trị trong việc này như thế nào?" hoặc "Sếp nhận thấy việc nào quan trọng nhất dành cho tôi?"

Làm gì khi bị sếp ghét - Ảnh 1.

Nếu sếp không thích bạn vì thiếu tin tưởng, phải xác định mong muốn của sếp và thể hiện năng lực phù hợp mong muốn đó. Ảnh: Pixabay



Nếu bạn nhận nhiệm vụ mới, hãy thắc mắc cụ thể. "Sếp muốn nhìn thấy kết quả ra sao để đánh giá là tốt?" Sử dụng các câu hỏi định hướng tương lai để chứng tỏ bạn có thể làm tốt hơn điều sếp thường nghĩ về bạn. Khi sếp có chút do dự, hãy nhanh chóng khẳng định bằng câu bắt đầu bằng: "Ngay từ bây giờ, tôi sẽ ..."

Một khi rõ ràng về những điều mong đợi, bạn cần có một chiến dịch toàn diện để nâng cao nhận thức của sếp. Hãy thể hiện cho sếp thấy những kiến thức, kỹ năng, hoặc kinh nghiệm cần có để đạt được thành công. Ghép một điểm mạnh cùng với một điểm yếu.

Ví dụ, bạn có thể nói, "Tôi có 3 năm kinh nghiệm về các nhà cung cấp này, tôi tự tin ở mặt đó. Nhưng tôi cần liên hệ ai để tiếp cận khách hàng này?". Mặc dù có vẻ phản trực giác khi chỉ ra điểm yếu của bạn nhưng làm vậy sẽ xoa dịu nỗi lo về việc bạn đang cố khoa trương năng lực. Ngoài ra, mượn uy tín từ người sếp tin tưởng để hỗ trợ bạn cũng là một chiến lược khôn ngoan.

Nên cập nhật thường xuyên các bước tiến trong dự án. Hãy hỏi, "Đây là suy nghĩ của tôi về cách tiếp cận, nhưng sếp có muốn bổ sung điều gì không?". Hãy bình tĩnh và trung thực trong những cập nhật này để thể hiện bạn có thể tự tin vào khả năng làm việc của bản thân. Rụt rè ở giai đoạn này chỉ tạo nên nỗi lo cho sếp.

Có những việc nên và không nên làm nếu sếp không có niềm tin vào bạn. Mặc dù có vẻ không công bằng nhưng không nên phản đối những nhiệm vụ không có giá trị. Nguy cơ là bạn khiến sếp trở nên phòng thủ, không giao cho bạn việc khó hơn.

Thay vào đó, hãy rõ ràng và sẵn sàng phấn đấu. Nếu như sếp không tin bạn, đừng cố vội thay đổi tình thế. Thay vào đó, hãy đạt tiến bộ đều đặn bằng cách làm rõ kỳ vọng của sếp, thể hiện năng lực và đạt được danh tiếng như người làm được việc.

Nếu vấn đề ở cảm nhận

Điều gì sẽ xảy ra nếu vấn đề không phải do sếp thiếu niềm tin, mà chỉ do họ không thích bạn? Các dấu hiệu cho thấy sếp không thích bạn cũng khác hơn những dấu hiệu lo ngại về năng lực của bạn.

Trước tiên, hãy để ý đến giao tiếp bằng mắt, đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về việc mọi người cảm thấy thoải mái với nhau như thế nào. Nếu sếp giao tiếp bằng mắt với bạn ít hơn nhiều so với đồng nghiệp, thì đó chính là một dấu hiệu đáng tin cho thấy họ không thích bạn.

Một cách kiểm chứng khác là sếp dường như tránh dành thời gian tương tác với bạn, ví dụ như họ bước ra khỏi phòng giải lao khi bạn bước vào. Cũng có khả năng là sếp chỉ không có cảm tình với bạn. Điều này đặc biệt phổ biến khi có khoảng cách về tuổi tác, giới tính, văn hóa hay phong cách.

Tuy nhiên, trước khi bạn có quá nhiều trực giác về việc sếp không thích bạn, hãy chắc chắn sự khác biệt thực sự giữa cách sếp đối xử với bạn so với người khác. Có vài sếp lúng túng khi giao tiếp chung chứ không chỉ riêng bạn.

Nếu bạn muốn gia tăng mối quan hệ với sếp, hãy bắt đầu bằng cách trò chuyện về các vấn đề công việc. Chú ý đến những đề tài nào khiến sếp thấy hứng thú và tạo cơ hội tiếp cận sự phấn khích đó. Theo sát các lĩnh vực yêu thích liên quan đến công việc sẽ khiến các thắc mắc của bạn có vẻ bớt khó xử hơn so với việc bạn bắt đầu tìm hiểu cuộc sống cá nhân của sếp.

Khi lắng nghe, hãy chú ý đến những điều sếp xem trọng. Suy ngẫm lại những điều bạn học được cho thấy bạn rất hứng thú và quan tâm. Các khoản đầu tư của bạn trong việc khám phá những điều sếp quan tâm sẽ giúp bạn điều chỉnh các tương tác của mình để phù hợp hơn với phong cách của họ. Bạn cũng sẽ tận dụng thực tế con người thường có xu hướng thích những người thích mình. Nói thẳng ra, nếu bạn muốn sếp thích bạn, hãy thích họ trước.

Bây giờ, khi đã có ý tưởng về những gì cần nói để tạo mối quan hệ bền chặt hơn, hãy quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể. Chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể Mark Bowden khuyên nên sử dụng cử chỉ lòng bàn tay mở trên cao vì chúng sẽ khiến sếp có thiện cảm hơn với bạn. Một lựa chọn khác là dựa theo dấu hiệu về sở thích của họ trong giao tiếp bằng mắt.

Tất nhiên, vài người ngại giao tiếp bằng mắt. Nếu sếp bạn rơi vào trường hợp này, những nỗ lực chạm ánh mắt của họ có thể sẽ trông quá hung hăng hoặc gây căng thẳng. Giả dụ có gặp phải tình huống như vậy, hãy cân nhắc kỹ về việc trò chuyện trong lúc đối mặt song song cùng với sếp. Ngồi cạnh họ trong phòng hội nghị (thay vì đối diện) hoặc trò chuyện trong lúc đi cạnh nhau. Để ý các tín hiệu của sếp và điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể phù hợp sẽ giúp bạn củng cố thêm mối quan hệ.

Mở rộng tâm điểm

Cần lưu ý khả năng sếp không giao tiếp bằng mắt, không trò chuyện, hoặc không cười khi bạn đùa vì họ phải chịu nhiều áp lực, chứ không phải do không thích bạn. Đặc biệt là nếu bạn là người mới, ban đầu đừng để ý quá nhiều vào hành vi của sếp.

Và ngay cả khi bạn chắc chắn sếp không thích bạn, đừng hốt hoảng và bắt đầu chia sẻ quá mức hay đi theo sếp như con cún đi lạc. Quá nhiều sự chú ý không cần thiết có thể còn khiến sếp tránh xa. Đồng thời, không phàn nàn về sếp cùng với đồng nghiệp. Ngồi lê đôi mách sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn.

Thay vì phản ứng thái quá, hãy tìm những khoảnh khắc trống (ví dụ, trước và sau cuộc họp, trong thang máy, trước khi những người khác tham gia vào cuộc gọi hội nghị) để khiến sếp trò chuyện và hòa nhập bằng cách thể hiện bạn thật sự quan tâm đến những gì họ nói.

Một lưu ý cuối, khi cải thiện mối quan hệ với sếp, hãy bắt đầu xây dựng mối liên hệ ở nơi khác. Hãy chắc chắn đầu tư vào mối quan hệ với đồng nghiệp, nếu như họ thích và tin tưởng bạn, cảm xúc của họ cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến sếp. Sếp cũng khó duy trì ý nghĩ kém về bạn nếu đồng nghiệp nghĩ bạn là tài sản lớn của nhóm.

Xác định những người có ảnh hưởng khác trong tổ chức cũng rất quan trọng. Có vị sếp cũ nào mà bạn có thể tiếp tục xin cố vấn? Bạn có cơ hội làm việc với các lãnh đạo khác trong các dự án? Nếu vậy, các mối quan hệ này sẽ giảm thiểu nguy cơ bị xem thường nếu bạn không thể khôi phục mối quan hệ với sếp.

Cuối cùng, hãy đầu tư vào khả năng tự hồi phục bằng cơ hội thư giãn và trò chuyện cùng bạn bè bên ngoài công việc. Cảm thấy bị đánh giá thấp có thể gây ra ảnh hưởng xấu. Vì vậy, hãy ưu tiên thời gian ở cùng những người coi trọng bạn.

Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ với sếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kinh nghiệm làm việc của bạn. Nếu sếp không tin bạn, bạn có thể bỏ lỡ các cơ hội tốt hay hứng chịu sự quản lý vi mô. Bạn có thể cố cải thiện sự đánh giá sai lệch của sếp bằng cách làm rõ các kỳ vọng của họ, làm tăng thêm sự tin tưởng vào khả năng của bạn.

Còn nếu sếp tin bạn nhưng chỉ không thích bạn, hãy ngừng nói và bắt đầu lắng nghe. Giao lưu cùng sếp để tìm hiểu cách họ nhìn nhận thế giới và bạn sẽ dần dần bắt đầu nhận thấy họ mở lòng với bạn. Nếu mối quan hệ với sếp không phải do chính bạn tự ghét sếp thì đừng từ bỏ hy vọng. Thay đổi cách tiếp cận và thử xem liệu bạn có thể ươm mầm một mối quan hệ tốt không.

Theo Phiên An 

Harvard Business Review/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Diệu Hương đóng vai San trong ‘Hoa hồng trên ngực trái’ bây giờ ra sao?

Diệu Hương đóng vai San trong ‘Hoa hồng trên ngực trái’ bây giờ ra sao?

- 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Diệu Hương chia sẻ hình ảnh ngôi nhà của mình tại Mỹ. Ai cũng phải xuýt xoa về cơ ngơi của mỹ nhân quê Nam Định, đặc biệt là khu vườn rất nhiều loài hoa xinh. Chính chủ nhân cũng mê mẩn ngắm nhìn chúng mỗi ngày.

Quang Linh Vlogs thắc mắc sao chăn ở khách sạn lại nhỏ xíu? Vật nhỏ mà công dụng không ngờ

Quang Linh Vlogs thắc mắc sao chăn ở khách sạn lại nhỏ xíu? Vật nhỏ mà công dụng không ngờ

Mẹo vặt - 4 giờ trước

GĐXH - "Chiếc chăn nhỏ xíu" nằm ở cuối giường trong các khách sạn sẽ khiến bạn bất ngờ về công dụng của nó.

Cách lựa chọn bình cắm hoa sen đẹp 'vạn người mê' đơn giản và dễ dàng, đảm bảo chị em nào cũng trổ tài được

Cách lựa chọn bình cắm hoa sen đẹp 'vạn người mê' đơn giản và dễ dàng, đảm bảo chị em nào cũng trổ tài được

- 5 giờ trước

Bình hoa sen không chỉ giúp căn nhà trở nên xinh đẹp, tinh tế hơn mà còn thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính của các chị em.

Từ khi sống tối giản tôi đã phát hiện ra 7 thói quen giúp bạn giảm đến 80% việc nhà

Từ khi sống tối giản tôi đã phát hiện ra 7 thói quen giúp bạn giảm đến 80% việc nhà

- 12 giờ trước

7 thói quen nhỏ này có thể giúp bạn giảm 80% việc nhà.

Tậu biệt thự thứ 3 tại Mỹ, Thúy Nga tiết lộ là người đang kinh doanh ngầm

Tậu biệt thự thứ 3 tại Mỹ, Thúy Nga tiết lộ là người đang kinh doanh ngầm

- 1 ngày trước

GĐXH - "Tới khi làm Youtube, tôi mới công khai mình là người đang kinh doanh ngầm, ngồi ở đâu cũng suy nghĩ ra cách làm ăn để vừa kiếm tiền, vừa tận hưởng, trải nghiệm" – Thúy Nga chia sẻ.

Dù có bao nhiêu tiền cũng không tích trữ 7 thứ này

Dù có bao nhiêu tiền cũng không tích trữ 7 thứ này

- 1 ngày trước

Vào năm 2024, tôi nhận ra rằng dù có bao nhiêu tiền thì cũng không thể lãng phí một cách bất cẩn.

Tại sao tốt nhất nên thuê phòng từ tầng 3 đến tầng 6 và mẹo dùng đèn để an toàn trong khách sạn

Tại sao tốt nhất nên thuê phòng từ tầng 3 đến tầng 6 và mẹo dùng đèn để an toàn trong khách sạn

Mẹo vặt - 1 ngày trước

GĐXH - Thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn khi tới ở một nơi không phải là ngôi nhà quen thuộc của mình.

Không muốn phụ thuộc vào bố mẹ, nhiều người trẻ tự kiếm tiền mua nhà, không đủ khả năng cải tạo vẫn sẵn sàng chấp nhận sống trong 1 căn hộ thô sơ

Không muốn phụ thuộc vào bố mẹ, nhiều người trẻ tự kiếm tiền mua nhà, không đủ khả năng cải tạo vẫn sẵn sàng chấp nhận sống trong 1 căn hộ thô sơ

- 1 ngày trước

Dù xã hội hiện đại kéo theo nhiều quan niệm thay đổi đến đâu, không ít người trẻ vẫn thừa nhận, mua nhà là mục tiêu lớn mà họ bắt buộc phải thực hiện bằng mọi giá, dù có phải sống vất vả tới đâu.

Cảnh cất đồ thực sự của bà nội trợ Nhật: Học 3 thủ thuật giữ đồ đạc sạch sẽ dù lười biếng!

Cảnh cất đồ thực sự của bà nội trợ Nhật: Học 3 thủ thuật giữ đồ đạc sạch sẽ dù lười biếng!

- 2 ngày trước

Bạn có nghĩ các bà nội trợ Nhật Bản lúc nào cũng dọn dẹp không? Thực tế là họ không phải lúc nào cũng làm công việc mệt mỏi như vậy!

Bảo Anh lần đầu khoe không gian sống sau thời gian ở ẩn sinh con

Bảo Anh lần đầu khoe không gian sống sau thời gian ở ẩn sinh con

- 2 ngày trước

GĐXH - Được biết, mỗi toà chỉ có một căn như nhà Bảo Anh và giá ước tính tầm 12-15 tỷ đồng.

Top