Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19?

GiadinhNet - Trong giai đoạn dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, có những người cảm thấy buồn chán, căng thẳng, bối rối, sợ hãi. Một số trẻ em cũng cảm thấy lo lắng, thu mình, hay dễ bị kích động hơn. Chuyên gia y tế có những khuyến cáo đáng lưu ý sau đây.

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19? - Ảnh 1.

Bộ Y tế và Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam phối hợp xây dựng các infographics khuyến cáo cách giảm thiểu các căng thẳng, lo lắng trong mùa dịch COVID-19.

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19? - Ảnh 3.

Trẻ dễ cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Ảnh minh hoạ

Theo đó, bạn cần hiểu và giải quyết đúng đắn về sự sợ hãi, lo lắng, căng thẳng của con trẻ và người thân trong gia đình mình. 

Phản ứng với sự căng thẳng của trẻ em như thế nào?

Trẻ em có thể phản ứng với sự căng thẳng theo nhiều cách khác nhau, như trở nên đeo bám, lo lắng, thu mình, tức giận hay dễ bị kích động hơn, hoặc tè dầm nhiều hơn...

Hãy đáp lại các phản ứng của trẻ theo cách cảm thông, hãy lắng nghe các lo lắng của trẻ và dành cho trẻ thêm tình yêu thương và sự quan tâm.

Hãy nhớ cần lắng nghe, nói chuyện nhẹ nhàng và trấn an trẻ. Nếu có thể, hãy tạo điều kiện để trẻ vui chơi và nghỉ ngơi.

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19? - Ảnh 4.

Cần lắng nghe, nói chuyện nhẹ nhàng và trấn an trẻ. Ảnh minh hoạ

Cố gắng thu xếp cho trẻ ở gần cha mẹ và gia đình, tránh việc chia cách trẻ với người chăm sóc. Nếu phải chia tách (như phải nhập viện), hãy đảm bảo có sự liên hệ thường xuyên (như qua điện thoại) để trấn an trẻ.

Lên kế hoạch và duy trì lịch trình hoạt động hàng ngày, hoặc tạo ra những lịch trình mới ở các môi trường mới, như học tập và vui chơi giải trí an toàn.

Nói thật với trẻ về việc đã xảy ra, dùng từ ngữ phù hợp với lứa tuổi của trẻ để giải thích cho trẻ biết việc gì đang diễn ra, kèm những thông tin rõ ràng về cách thức để giảm các nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Điều này bao gồm việc cho trẻ biết thông tin về những điều có thể xảy ra (như một thành viên gia đình và/ hoặc chính các em có thể sẽ cảm thấy không khỏe, và có thể sẽ phải vào bệnh viện một thời gian để bác sỹ giúp người đó được khỏe mạnh hơn).

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19? - Ảnh 5.

2. Lo lắng và sợ hãi là sự bất thường của tâm lý? 

Cảm thấy sợ hãi và lo lắng trong thời gian này là phản ứng tâm lý hoàn toàn bình thường.

Nói ra, chia sẻ những cảm xúc của bản thân với người đáng tin cậy sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, phiền muộn.

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19? - Ảnh 6.

Chọn và giới hạn khoảng thời gian mỗi ngày để cập nhật tin tức về COVID19.

Việc liên tục nghe, xem các thông tin về COVID-19 mọi lúc, mọi nơi có thể khiến bạn lo lắng và căng thẳng hơn.

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19? - Ảnh 7.

Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?

Việc cảm thấy buồn chán, căng thẳng, bối rối, sợ hãi hay tức giận khi xảy ra một cuộc khủng hoảng là chuyện bình thường. Trò chuyện với những người bạn tin cậy, bạn bè và gia đình có thể giúp xử lý tình trạng này.

Nếu bạn phải ở nhà, hãy duy trì lối sống lành mạnh – bao gồm chế độ ăn, ngủ, tập thể dục hợp lý và duy trì các mối quan hệ xã hội với những người bạn yêu quý ngay tại nhà hay bằng email và điện thoại.

Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích khác để đối phó với cảm xúc của mình. Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy trò chuyện với nhân viên y tế hay nhân viên tư vấn. Hãy lên kế hoạch sẽ đi đâu và cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ về thể chất và tinh thần khi cần.

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19? - Ảnh 8.

Chỉ tiếp nhận thông tin đúng đắn để giảm bớt căng thẳng, lo lắng về dịch bệnh. Ảnh minh hoạ

Chỉ tiếp nhận thông tin đúng đắn. Thu thập thông tin giúp bạn xác định được nguy cơ của mình một cách chính xác, để có những bước đề phòng hợp lý. Chọn xem những nguồn thông tin đáng tin cậy, như trang web của WHO, Bộ Y tế hay các địa phương.

Hạn chế sự lo lắng và bực bội bằng cách giảm bớt thời gian bạn và gia đình xem hoặc nghe các chương trình khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Liệt kê những cách bạn đã sử dụng trong quá khứ từng giúp bạn vượt qua khó khăn, và dùng những cách này để kiểm soát các cảm xúc tiêu cực của bạn trong thời gian đầy thử thách của dịch bệnh này.

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19? - Ảnh 9.

Cần làm gì để bảo vệ người thân trước đại dịch COVID-19?

Để bảo vệ bản thân và những người yêu thương khỏi COVID19, bạn hãy:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19? - Ảnh 10.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, giúp giảm tối đa sự lây lan của vi khuẩn, dịch bệnh. Ảnh minh hoạ.

- Gập khuỷu tay áo hoặc dùng khăn giấy che miệng và mũi khi họ hay hắt hơi - chứ không dùng tay để che miệng!

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.

- Hạn chế tụ tập hoặc đến những nơi đông người.

- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, khó thở.

- Thường xuyên làm sạch và khử trùng các đồ vật và bề mặt hay được chạm vào

Làm gì khi con bạn lo lắng, căng thẳng hoặc dễ bị kích động trong mùa dịch COVID-19? - Ảnh 11.

P.V (theo Bộ Y tế, Văn phòng WHO tại Việt Nam)

Việt Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Sống khỏe - 3 giờ trước

Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Sống khỏe - 3 giờ trước

GE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 5 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 5 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 18 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 21 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 22 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Top