Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ ăn quá lâu?

Thứ ba, 09:35 26/07/2016 | Sống khỏe

Trẻ biếng ăn, kém hấp thu, nhẹ cân là những vấn đề nan giải với nhiều bậc phụ huynh và gia đình. Phần hỏi đáp sau đây được tư vấn bởi TS.BS Cao Thị Hậu – Nguyên giám đốc TT giáo dục dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia, sẽ đem tới những kiến thức cần thiết giúp các mẹ khắc phục được chứng biếng ăn của con.

HỎI: Con trai tôi 15 tháng tuổi, nặng 9kg. Mỗi bữa ăn rất ít và kéo dài 1 - 2 giờ. Hai tháng nay cháu không tăng cân, tôi đã thay đổi nhiều món ăn với nhiều thực phẩm khác nhau mà cháu vẫn không chịu ăn. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng ăn quá lâu của con?

ĐÁP: Bé 15 tháng tuổi, nặng 9kg nếu chấm trên biểu đồ tăng trưởng, cân nặng của bé nằm trong cận dưới của mức bình thường, có nguy cơ suy dinh dưỡng, cần được can thiệp tích cực.Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân, nhưng trường hợp này cần tập trung vào một số điểm chủ yếu sau:

Giờ ăn: mỗi bữa 1-2 giờ là quá dài, nên cho bé ăn mỗi bữa khoảng 30 phút, nếu bé không muốn ăn có thể dừng bữa ăn ngay tại thời điểm đó và các bữa ăn nên cách xa nhau 3 giờ, không nên cho bé ăn các bữa liền nhau quá hoặc ăn vặt làm cho bé ngang dạ và không muốn ăn.

Số lượng thức ăn trong ngày: ở độ tuổi này cần ăn số lượng thức ăn như sau: 3 bữa cháo/ ngày (công thức nấu một bữa: gạo tẻ 30g, thịt hoặc cá hoặc tôm: 30g, rau: 20g, dầu ăn: 1-2 thìa cà phê); sữa công thức: 600ml; quả chín: 100 – 150g; sữa chua: 1 hộp.

Ngoài ra, cần tạo cho trẻ thói quen ăn uống, không cho bé vừa ăn vừa xem Tivi, không chạy nhảy trong khi ăn, như vậy sẽ làm bé không tập trung khi ăn. Mẹ nên tập cho bé cầm thìa tự ăn như vậy sẽ giúp trẻ hứng thú hơn, hoặc cho bé ăn cùng với một trẻ khác hay cùng ăn với gia đình sẽ tạo không khí ăn uống vui vẻ. Hoặc có thể đổi người cho bé ăn. Ngoài ra cần cho bé uống vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ để giúp bé ăn ngon miệng, rút ngắn thời gian của từng bữa ăn.

HỎI: Con trai tôi 4 tuổi, hiện nặng 13kg, cao 120cm, gầy và xanh xao. Cháu rất lười ăn và sợ ăn. Mỗi bữa chỉ ăn 2 hoặc 3 thìa cơm. Cháu mới bị viêm đường hô hấp nên dùng 1 đợt kháng sinh nên càng lười ăn. Tôi đã cho cháu uống nhiều loại thuốc bổ nhưng không có tác dụng. Vậy làm thế nào để cháu chịu ăn?

ĐÁP: Bé của bạn tính theo cân nặng và chiều cao đang có nguy cơ suy dinh dưỡng. Da xanh xao có thể là thiếu máu do thiếu sắt và các chất dinh dưỡng khác.

Thông thường sau khi bị bệnh lại sử dụng kháng sinh kéo dài thì thường làm trẻ mệt mỏi và chán ăn. Trước hết bạn cần quan tâm đến bữa ăn và chế độ ăn của bé. Nên chọn các thực phẩm và chế biến những món ăn bé thích. Trong giai đoạn này, vẫn cần duy trì cho bé ăn cơm, nhưng cũng cần có thức ăn mà bé thích để bổ sung các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra cần cho bé thêm bữa, thêm bữa phụ như cháo, súp, phở… Sữa, phômai, sữa chua, bánh ngọt là thức ăn bổ sung dinh dưỡng tốt nhất trong thời điểm này. Không cho bé uống các loại nước ngọt chế biến sẵn như coca cola, pepsi… Hàng ngày bổ sung vitamin và chất khoáng, đặc biệt là các sản phẩm chứa sắt, kẽm, lyzin. Bạn nên cho bé uống một đợt cốm vi sinh vì sau khi dùng kháng sinh có thể gây nên hiện tượng loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ biếng ăn. Nên chọn sản phẩm có uy tín, được nghiên cứu lâm sàng và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

HỎI: Cháu gái 16 tháng tuổi, nặng 10 kg, cao 75cm. Khi đẻ cháu nặng 2.6kg. Hiện nay có 8 răng. Cháu rất lười ăn bột, cháo, ăn thường ngậm sau đó nhổ ra. Cháu chỉ bú mẹ 500ml sữa công thức. Vậy làm thế nào để cháu ăn được đủ chất dinh dưỡng?

ĐÁP: Bé gái 16 tháng tuổi: nặng 10 kg; cao 75cm so với chuẩn tăng trưởng thì cân nặng của bé là bình thường, còn chiều cao thì hơi thấp so với chuẩn, có nguy cơ suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Nếu bé chán ăn trong thời gian gần đây thì không đáng lo nhiều vì có thể chán ăn sinh lý, sau đó vài ngày bé lại ăn được. Nếu bé chán ăn trong thời gian dài thì cần cho bé đi khám xem bé có hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, sốt không?

Về chế độ ăn bạn cần tiếp tục cho bé bú mẹ, nhưng cần bú ra bữa và thời gian bú khoảng 15 phút 1 bữa, không cho ngậm vú mẹ quá lâu, cho bé uống thêm sữa công thức, 500 – 600 ml/ ngày và ăn 3 bữa cháo hoặc cơm nát 200 ml /bữa/ ngày ; với thành phần thức ăn đa dạng từ 4 nhóm thực phẩm; 1 bữa khoảng 30g gạo hoặc bột, 30g thịt hoặc cá, tôm hoặc 1 quả trứng gà, 2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ, 1-2 thìa cà phê rau xanh 100 g quả chín hoặc nước quả, 100g sữa chua/ ngày, chế biến món ăn cần thay đổi. Bạn có thể ninh cháo hoặc cơm nát cho cả ngày, còn thịt, rau… thì nấu theo từng bữa trộn với cháo. Khoảng cách giữa các bữa ăn cách xa nhau 3 giờ cho bé kịp tiêu hóa thức ăn.

Thực phẩm chức năng cốm vi sinh Bio-acimin Gold với thành phần gồm hàng triệu vi khuẩn có lợi, cùng vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu cho đường ruột khỏe mạnh, giúp giải quyết hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa và kích thích trẻ ăn ngon một cách tự nhiên. Kết quả Nghiên cứu lâm sàng cho thấy Cốm vi sinh Bio-acimin Gold giúp:

- Cải thiện tình trạng biếng ăn sau 2 tuần.

- Giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, đầy hơi.

- Tăng nồng độ miễn dịch Immunoglobulin (IgA) huyết thanh giúp nâng cao sức đề kháng.

- Tăng nồng độ hemoglobin huyết thanh và kẽm huyết thanh, có ý nghĩa trong việc phát triển chiều cao ở trẻ.

- Hiệu quả cải thiện cân nặng của trẻ được nhận thấy sau 4 tuần bổ sung

Bio-acimin Gold là sản phẩm cốm vi sinh đầu tiên được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng và ~ 98% bà mẹ hài lòng.

Bio-acimin Gold - Tiêu hoá khoẻ - Trẻ ăn ngon

Số XNQC: 1114/2015/XNQC-ATTP

Website: www.bioacimin.com

Hotline: 1900 6436

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 8 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 8 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 10 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Top