Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh
GiadinhNet - Đúng 7 giờ 00 phút ngày hôm nay (3/5/2019), Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất TP. HCM và Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
10h: Có mặt tại lễ viếng, bà Mai Thị Nhật (83 tuổi) kể đã dậy từ sáng sớm rồi bắt xe ôm từ Phúc Tân lên Nhà tang lễ để xin vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Bà Nhật kể: Lần nào các nguyên thủ mất, bà cũng đến xin vào viếng.

"Khi nghe tin Đại tướng ốm phải nằm viện, tôi rất buồn và thương. Cả đời Đại tướng đã đóng góp vì dân vì nước. Nên khi biết Đại tướng mất, tôi rất xót xa và bàng hoàng. Từ sáng sớm, tôi đã mang theo ảnh của Đại tướng để lên nhà tang lễ quốc gia mong được vào thắp nén hương," bà Nhật rơm rớm nước mắt.
Bà Nhật cũng cho hay, gia đình bà vốn có truyền thống cách mạng, nên trước đây bà đã có dịp may mắn gặp Đại tướng. "Ấn tượng của tôi là Đại tướng rất bình dị, tình cảm và gần gũi. Hôm nay, tôi phải cố vào bằng được để thắp hương cho Đại tướng" bà Nhật nói
9h20: Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Ông Hun Sen đến vào chiều qua 2/5 đã có cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại đây, lãnh đạo Chính phủ Campuchia bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn và lời chia buồn sâu sắc trước tin nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh từ trần. Ông Hun Sen nhấn mạnh Đại tướng Lê Đức Anh là người bạn thân thiết, người đã đóng góp cho sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1979.
8h10 tại Hà Nội: Đoàn Chính phủ Campuchia do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Samdech Tea Banh dẫn đầu vào viếng.

Đoàn Chính phủ Campuchia. Ảnh: Lê Bảo
8h tại TP.HCM: Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo viếng nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh





Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân viết vào sổ tang. Ảnh: VNE

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ghi sổ tang. Ảnh: Tiền phong
8h: Cùng lúc, tại Thừa Thiên - Huế: Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh đồng thời được tổ chức tại nhà thờ họ tộc

Đoàn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: VNE

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế viết sổ tang. Ảnh:VNE

Gia tộc họ Lê tại Phú Lộc viếng nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Thanh niên
Tại Thừa Thiên - Huế, lễ viếng cũng nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh cũng được bắt đầu từ lúc 7 giờ tại Hội trường trụ sở HĐND và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (16 Lê Lợi, TP Huế). Ngoài ra, lễ viếng cũng được tổ chức tại nhà thờ họ tộc ở xã Lộc An, H.Phú Lộc.
7h45: Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu đoàn Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng vào viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Tất cả thành viên trong đoàn đã đứng nghiêm, giơ tay chào Đại tướng Lê Đức Anh trong tiếng nhạc Hồn tử sỹ.

Đoàn Chính phủ Nhật Bản do Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi lwaya dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi lwaya dẫn đầu đoàn Chính phủ Nhật Bản tại lễ viếng. Ảnh: Lê Bảo

7h30: Tiếp sau đó là các đoàn lãnh đạo của Bộ, Ban, Ngành đến viếng nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh.



7h10: Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Trong đoàn có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh; các vị nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Trần Đức Lương; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An...



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ viếng. Ảnh: VNE
Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắp hương trước linh cữu, Đoàn dành một phút mặc niệm trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ và bước chậm rãi vòng quanh linh cữu tiễn biệt Đai tướng Lê Đức Anh. Nhiều người tay chắp trước ngực, đầu cúi thấp khi bước đến bên linh cữu cố Chủ tịch nước. Bộ trưởng Công an Tô Lâm giơ tay chào nghiêm trang, hướng lên phía di ảnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dừng lại nắm tay chia sẻ nỗi đau mất mát với nhiều người trong gia quyến Đại tướng Lê Đức Anh trước khi ngồi vào bàn ghi sổ tang.

Tiếp theo đoàn Chính phủ, Đoàn Chủ tịch nước do Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm trưởng đoàn vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh.
7h: Tại dinh Thống Nhất, các lãnh đạo đã bắt đầu lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, dẫn đầu là Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân.
Lãnh đạo Thành ủy, UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM do Bí thư Thành ủy TP HCM theo dõi lễ viếng linh cữu nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua màn hình.
Về phía Trung ương, có Chánh văn phòng Trung ương Đảng Võ Văn Nên, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến... cùng tham gia đoàn viếng.




Phía ngoài Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội (ảnh: Lê Bảo)
6h30: Tại Hà Nội, từ 6h sáng, lực lượng cảnh sát giao thông, dân phòng đã có mặt tại các tuyến phố hướng về khu vực Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông để phục vụ tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh. Dù Hà Nội có mưa nhưng rất đông thanh niên tình nguyện cũng đến hỗ trợ người đến viếng.



Lực lượng chức năng đã thắt chặt an ninh tại khu vực Nhà tang lễ quốc gia để phục vụ lễ tang. Ảnh: Cao Tuân
5h30: Các chiến sĩ tiêu binh Đoàn 275, Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nghi lễ treo băng tang lên lá Quốc kỳ tại quảng trường Ba Đình, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh chính thức được diễn ra.
Nghi lễ treo băng tang được tiến hành cùng với nghi thức chào cờ thường ngày vẫn diễn ra trên quảng trường Ba Đình. Trên cờ rủ có buộc dải băng đen, chiều rộng bằng 1/10 lá cờ, chiều dài bằng một nửa lá cờ. Lá cờ rủ được treo lên đến điểm 2/3 cột cờ thay vì treo cao như ngày thường. Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, đại tướng kết thúc vào 6 giờ 5 sáng cùng ngày.

Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Trần Cường
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời lúc 20h10 ngày 22/4 tại nhà số 5A, Hoàng Diệu, Hà Nội.

Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Ngọc Thắng
Ngày 27/4, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát thông cáo đặc biệt về sự ra đi của Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch nước.
Theo đó, tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra với nghi thức Quốc tang. Danh sách Ban lễ tang gồm 39 người, do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban.
Lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7h đến 11h, lễ truy điệu từ 11h ngày 3/5, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; lễ an táng từ 17h cùng ngày tại nghĩa trang TP HCM. Cũng thời gian này, tại hội trường Thống Nhất TP HCM và hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh.
Trong hai ngày Quốc tang (3 và 4/5), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các đoàn viếng tang ở Hà Nội và TP HCM chỉ mang băng tang, không mang vòng hoa. Bộ cũng đề nghị hoãn tổ chức sự kiện chào mừng, chương trình nghệ thuật, thi đấu thể thao, vui chơi giải trí trong những ngày quốc tang.
Ông Lê Mạnh Hà - con trai Đại tướng Lê Đức Anh cho biết, nguyện vọng của gia đình là được tổ chức Quốc tang giản dị, thời gian tổ chức tang lễ giảm một ngày. Như vậy Quốc tang kéo dài hai ngày song lễ tang chỉ diễn ra trong một ngày. Gia đình cũng mong muốn các hoạt động khác trong xã hội diễn ra bình thường, không bị đình trệ.
Đồng thời, gia đình đề nghị chuyển linh cữu vào an táng tại TP HCM bằng máy bay hành khách, không phải chuyên cơ; thành viên trong gia đình mua vé máy bay như các hành khách khác đi cùng chuyến bay.
Sinh năm 1920, tại xã Lộc An (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), Đại tướng Lê Đức Anh là một trong số ít người có sự nghiệp gắn liền với nhiều thời kỳ cách mạng.
Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới Phía Bắc.
Năm 1981-1986, ông làm Thứ trưởng Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 5 bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982); được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1986.
Tháng 2/1987, ông làm Bộ trưởng Quốc phòng. Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Từ năm 1997, ông là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng đến khi nghỉ hưu năm 2001.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh được khen thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân chương của Liên Xô (cũ), Cu Ba, Campuchia, Lào. Ông là đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX; Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII.
Nhóm phóng viên

Hành vi tàn độc của kẻ nghiện ma túy tại nghĩa trang thôn Bầu
Pháp luật - 1 giờ trướcNgày 1/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử và tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Lê Văn Công (SN 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội) về các tội giết người và cướp tài sản.

Cháy nhà lúc rạng sáng ở TPHCM, 3 người tử vong
Thời sự - 1 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại căn nhà ở quận 8, TPHCM vào lúc rạng sáng khiến 3 người tử vong, 5 người thoát nạn.

Miền Bắc nắng liên tục rồi lại sắp đón đợt không khí lạnh mới
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ chủ yếu rét về đêm và sáng, ban ngày trời nắng ấm, mức nhiệt tăng dần. Khoảng ngày 5-6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ.

Tin sáng 2/4: Dùng tài khoản ngân hàng cần lưu ý hành vi này, có thể bị phạt đến 100 triệu đồng; Sau sắp xếp bộ máy, lịch chi trả lương hưu tháng 4 thay đổi thế nào?
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Hành vi sử dụng sai tài khoản ngân hàng có thể khiến chủ tài khoản ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý, thậm chí bị xử lý hình sự.

TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập
Giáo dục - 2 giờ trướcCác trường THPT tại TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

Hai xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Hà Tĩnh
Xã hội - 14 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ra biển đánh bắt hải sản người dân Hà Tĩnh phát hiện 2 xác cá voi nặng khoảng 100kg, dài cỡ 1,2m dạt vào bờ biển.

Thanh Hóa: Giăng lưới, lập nick giả người thân để lừa tiền
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Hai đối tượng lên mạng tìm hiểu, học cách lừa đảo bằng cách lập Facebook ảo, giả mạo liên lạc với người thân đề nghị chuyển tiền Việt Nam để đổi tiền nước ngoài.

Bé gái sơ sinh bị bỏ lại bên đường giữa đêm
Xã hội - 15 giờ trướcGĐXH - Trong đêm người dân phát hiện bé gái sơ sinh bị bỏ lại bên vệ đường. Chính quyền địa phương thông báo tìm thân nhân cho cháu bé.

Danh mục 17 phương thức xét tuyển đại học năm 2025
Giáo dục - 16 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ GD&ĐT, dự kiến có 17 phương thức xét tuyển đại học trong năm 2025.

Xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy ketamin bị triệt phá: Lộ diện chủ cho thuê đất
Pháp luật - 16 giờ trướcThông qua những 'cò đất', nhóm tội phạm đã thuê hàng nghìn m2 đất rừng sản xuất gần nghĩa trang ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) với giá 100 triệu/năm để lập xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy ketamin quy mô cực lớn vừa bị công an triệt phá.

Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng
Xã hộiGĐXH - Trong lúc đưa tang chồng, bà N. khóc lớn rồi ngất lịm, tử vong sau đó.