Hà Nội
23°C / 22-25°C

Liên tiếp 2 người ở Phú Thọ bị đột quỵ nhưng bỏ qua 'giờ vàng' vì không biết dấu hiệu cảnh báo bệnh

Thứ sáu, 13:59 09/08/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Hai bệnh nhân ở Phú Thọ bị đột quỵ vừa qua đã bỏ qua 'giờ vàng' để cấp cứu đột quỵ là những trường hợp đáng tiếc.

Cảnh giác 4 nhóm thực phẩm quen thuộc dùng nhiều tăng nguy cơ đột quỵCảnh giác 4 nhóm thực phẩm quen thuộc dùng nhiều tăng nguy cơ đột quỵ

GĐXH - Một số thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của bạn nếu dùng nhiều sẽ tăng nguy cơ đột quỵ như: Ăn nhiều dầu, muối, đường, chất kích thích...

Bị đột quỵ nhưng bỏ qua "giờ vàng" vì không biết

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ để lại biến chứng. Tuy nhiên người bị đột quỵ nếu được can thiệp kịp thời trong giai đoạn "vàng" thì các tế bào não sẽ phục hồi tốt, hầu như không để lại di chứng.

Hai bệnh nhân ở Phú Thọ bị đột quỵ vừa qua đã bỏ qua 'giờ vàng' để cấp cứu đột quỵ là những trường hợp đáng tiếc:

Liên tiếp 2 người ở Phú Thọ bị đột quỵ nhưng bỏ qua 'giờ vàng' vì không biết dấu hiệu cảnh báo bệnh- Ảnh 2.

Đột quỵ nếu được can thiệp kịp thời sẽ phục hồi tốt, ít để lại di chứng. Ảnh: BVCC

Trường hợp gần đây nhất là ông T.T.T. (79 tuổi trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ) vào viện cấp cứu đột quỵ khi đã qua 48 giờ. Người nhà cho biết, hai ngày trước, ông xuất hiện triệu chứng đau đầu, choáng váng, tê bì tay chân, méo miệng nhưng không đến bệnh viện khám. Đến sáng 6/8, người quen trong xóm đến chơi nhận thấy dấu hiệu bất thường nên khuyên gia đình cho bệnh nhân đi viện.

Tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), bệnh nhân được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI), kết quả cho thấy ông bị nhồi máu não cấp đa ổ.

Trường hợp khác là nữ bệnh nhân 94 tuổi (trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ) vào viện khi qua "giờ vàng" cấp cứu đột quỵ. Chiều 5/8, bệnh nhân có biểu hiện giao tiếp chậm, yếu nửa người trái. Nhưng đến sáng 6/8, gia đình mới đưa bệnh nhân đi khám, kết quả chụp MRI cho thấy tình trạng nhồi máu não diện rộng bán cầu phải tương ứng vùng cấp máu động mạch não giữa.

Dấu hiệu người bị đột quỵ, cần được cấp cứu ngay

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Duy Long - Khoa Cấp cứu cho biết, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ được tính trong khoảng 3-4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như nói ngọng, khó nói, yếu liệt chi, méo miệng, lệch một bên mặt, đau đầu, choáng váng. Nếu được can thiệp kịp thời trong giai đoạn này, các tế bào não sẽ phục hồi tốt, hầu như không để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân cấp cứu chậm 1 phút sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não bị tổn thương vĩnh viễn.

Theo bác sĩ Long, người dân cho rằng đột quỵ não xảy ra khi cơ thể xuất hiện rầm rộ các triệu chứng như ngã, liệt, nói ngọng, thậm chí hôn mê... nên những biểu hiện diễn ra từ từ và kín đáo dễ bị bỏ qua.

Vị bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng mất thăng bằng, đau đầu, chóng mặt, đột ngột nhìn mờ, miệng méo, yếu tay chân, nói ngọng hoặc không nói được, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, không nên cạo gió hay sơ cứu bằng thuốc tại nhà.

Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồiThực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi

GĐXH - Người bị đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo,carbonhydrate, trái cây và rau quả mỗi ngày.

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

GĐXH - Đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Do vậy mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và các biến chứng.

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh nàyNgười phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

GĐXH - Người phụ nữ 72 tuổi đã trải qua 2 cơn đột quỵ nhồi máu não liên tiếp chỉ trong vòng 48 giờ do biến chứng rung nhĩ may mắn được cứu sống và phục hồi hoàn toàn nhờ vào sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Top