Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi

Thứ ba, 14:39 06/08/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Người bị đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo,carbonhydrate, trái cây và rau quả mỗi ngày.

Cô gái 22 tuổi ở Phú Thọ đi cấp cứu vì không há được miệng sau cú ngãCô gái 22 tuổi ở Phú Thọ đi cấp cứu vì không há được miệng sau cú ngã

GĐXH - Cô gái 22 tuổi gặp khó khăn khi há miệng, ăn nhai và tê bì vùng mặt phải sau 3 tuần bị tại nạn giao thông

Đột quỵ nếu như trước đây thường xảy ra ở người cao tuổi thì những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ có xu hướng trẻ hóa, tăng ở mức 2% mỗi năm. Do đó người dân cần chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa đột quỵ. 

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, cần có phác đồ điều trị và vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng cho người sau tai biến phù hợp. Trong đó, chế độ dinh dưỡng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng và ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

 Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực đơn cho người sau đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbonhydrate. Một chế độ ăn kiêng với năm khẩu phần trái cây và rau quả mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ não.

3 nhóm thực phẩm người bị đột quỵ nên ăn

3 nhóm thực phẩm tốt cho người bị đột quỵ được các chuyên gia khuyên đưa vào thực đơn mỗi ngày, bao gồm:

Các loại cá

Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ… chứa hàm lượng các loại acid béo omega-3 cao, rất tốt cho tim mạch, ngăn mảng bám hình thành trong lòng mạch. Hơn nữa, cá giàu chất đạm giúp người đột quỵ mau hồi phục. Chế biến cá bằng cách sốt hoặc hấp sẽ tốt hơn cho người bệnh. Hơn nữa cách chế biến này cũng giúp bảo toàn giá trị dinh dưỡng hơn so với hình thức chiên (rán).

Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Rau xanh, trái cây

Các loại thực phẩm nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây tươi): Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều chất xơ giúp tăng cường máu lưu thông lên não, ổn định huyết áp. Những loại rau nên có trong thực đơn như cải bắp, cải bó xôi, củ cải, cải cúc, súp lơ, rau muống… Rau củ nên nấu bằng hình thức luộc hoặc hấp là tốt nhất. Có thể ăn trực tiếp các loại trái cây như táo, cam, bưởi, hoặc ép thành nước uống để cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Các loại đậu

Các loại đậu bao gồm đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu tương…) và ngũ cốc nguyên hạt giúp ích cho quá trình hồi phục bệnh. Theo tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan, mỗi ngày nên uống một ly sữa đậu nành vừa tốt cho sức khỏe mà không gây độc hay tác dụng phụ cho cơ thể.

5 nhóm thực phẩm người bị đột quỵ cần hạn chế

Thực phẩm chứa nhiều muối 

Thực phẩm chứa nhiều muối như khô cá, dưa cà muối… vì muối sẽ gây tăng huyết áp, nguy cơ cao tái phát đột quỵ. Theo WHO, thói quen ăn mặn là tác nhân gây ra 62% các ca đột quỵ não và 49% trường hợp nhồi máu cơ tim.

Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Các loại thịt đỏ

Người bị đột quỵ nên hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… vì chúng chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Stroke cho thấy, những phụ nữ tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ mỗi ngày có tỷ lệ đột quỵ cao hơn 42%. Nguyên nhân là do hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt đỏ làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, gây tắc nghẽn động mạch do tích tụ các mảng xơ vữa.

Các loại thịt chế biến sẵn

Hợp chất natri thường xuất hiện trong nhóm thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn để giúp duy trì hương vị tươi ngon. Tuy nhiên, bộ đôi muối và natri là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh người tiêu thụ hơn 4,000mg natri mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp đôi so với những người thu nạp 2,000mg hoặc ít hơn. Hơn nữa, thực phẩm đóng hộp không thể thiếu vắng chất bảo quản, hóa chất này gây phá hủy các tế bào oxy và tổn thương DNA.

Thực phẩm chứa nhiều đường ngọt

Thực phẩm có nhiều đường như bánh ngọt, nước soda, nước ép trái cây, kẹo… Việc thu nạp dư thừa đường cùng với tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường type 2 và rối loạn lipid máu, là những yếu tố nguy cơ cao gây tái phát đột quỵ.

Đồ uống chứa cồn

Hạn chế các thức uống có cồn, rượu bia… Với những loại thức uống có cồn (nồng độ < 12%) chỉ nên thu nạp khoảng 20-30ml/ ngày. Có thể thay thế bằng rượu vang bởi trong thức uống này có chứa chất resveratrol một chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tim mạch, dùng trong điều trị xơ vữa động mạch, ngăn ngừa ung thư (da, ruột già, máu) và bảo vệ chức năng gan.

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

GĐXH - Đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Do vậy mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và các biến chứng.

Thanh niên 20 tuổi đau đầu uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện đột quỵ nãoThanh niên 20 tuổi đau đầu uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện đột quỵ não

GĐXH - Đi khám vì đau đầu, uống thuốc mãi không khỏi, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não.

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh nàyNgười phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

GĐXH - Người phụ nữ 72 tuổi đã trải qua 2 cơn đột quỵ nhồi máu não liên tiếp chỉ trong vòng 48 giờ do biến chứng rung nhĩ may mắn được cứu sống và phục hồi hoàn toàn nhờ vào sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão

3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Bệnh do muỗi truyền thường gặp tại Việt Nam gồm có: sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản và sốt rét. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ.

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Môi trường sau mưa lũ là điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều bệnh dịch, trong đó có một số bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, cảm mạo… Y học cổ truyền có một số bài thuốc trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ.

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bánh trung thu nếu ăn không đúng cách có thể gây ra các vấn đề như tăng đường huyết, tăng cân, tăng huyết áp, tăng cholesterol... gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Cách dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP đúng và hiệu quả

Cách dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP đúng và hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hiện nay, hiệu quả diệt trừ vi khuẩn HP của các phác đồ đang suy giảm. Nguyên nhân do đâu và có cách nào để sử dụng thuốc đúng?

Loại hạt giúp bảo vệ tim mạch, hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường nhưng nhiều người không biết

Loại hạt giúp bảo vệ tim mạch, hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường nhưng nhiều người không biết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Loại quả này phổ biến trong thực đơn giảm cân, giúp hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường, nhưng không phải ai cũng biết nên uống thế nào để tốt cho sức khỏe.

Gia đình 3 người mắc ung thư tuyến tụy sau khi ăn 1 món tự làm trong nhiều năm, người vợ khóc thảm: Tất cả là lỗi của tôi!'

Gia đình 3 người mắc ung thư tuyến tụy sau khi ăn 1 món tự làm trong nhiều năm, người vợ khóc thảm: Tất cả là lỗi của tôi!'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Qua câu chuyện đau lòng của gia đình 3 người, bạn sẽ càng thấm thía ung thư tuyến tụy giỏi ngụy trang cỡ nào.

4 sai lầm khi sấy tóc phá hoại tóc và da đầu, dễ gây suy giảm thính giác

4 sai lầm khi sấy tóc phá hoại tóc và da đầu, dễ gây suy giảm thính giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Không phải ai cũng biết rằng, sấy tóc sai cách ngoài hại tóc và da đầu còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe khác.

Thanh niên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận cấp thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận cấp thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hối hận vì thói quen ăn uống xấu của mình, anh Hạo chia sẻ: "Rất nhiều người trẻ, bận rộn cũng có thói quen uống nước ngọt tăng lực như tôi và tôi hy vọng mọi người sớm thay đổi trước khi quá muộn”.

3 lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

3 lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Mưa bão và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Nếu sử dụng những thực phẩm này con người rất dễ bị ngộ độc.

Các thuốc tiêu hoá cần có trong và sau mùa mưa lũ

Các thuốc tiêu hoá cần có trong và sau mùa mưa lũ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Trong và sau khi mưa lũ, do môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm nên dễ dẫn đến các bệnh tiêu hóa. Các bệnh đó là gì và thuốc nào để điều trị?

Top