Loại hạt giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về máu, trồng nhiều ở Việt Nam, hiện đang được thế giới săn lùng
GĐXH - Hạt điều mang tới nhiều tác dụng cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol, hạ đường huyết và thúc đẩy hệ thống miễn dịch...

Trong những năm gần đây, ngành hạt điều ở Việt Nam đang có nhiều khởi sắc. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 9/2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 56,8 nghìn tấn hạt điều, thu về 310 triệu USD, tăng mạnh 47,6% về lượng và tăng 31,8% về giá trị so với tháng 9 năm ngoái.
Theo đó, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành khách hàng lớn nhất của hạt điều Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 9 đạt 73,2 triệu USD, tăng 107,6% so với tháng 9 năm ngoái.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn xuất khẩu hạt điều sang Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất cũng ghi nhận mức tăng trưởng đột biến 186,4%. Nhìn chung tính đến nay, xuất khẩu hạt điều của nước ta sang tất cả các thị trường đều tăng trưởng mạnh.

Hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Ảnh minh họa
Hạt điều ăn vào thời điểm nào là ngon nhất?
Ở Việt Nam, hạt điều được trồng nhiều ở các vùng, nhưng được nhắc nhiều nhất là điều Bình Phước. Mùa thu hoạch hạt điều ở Bình Phước thường bắt đầu khá sớm vào khoảng cuối tháng 1 hoặc tháng 2, rộ nhất vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6 tùy vào thời tiết và phương pháp chăm sóc. Theo kinh nghiệm của những người sản xuất thì hạt điều thu hoạch vào đầu mùa là ngon nhất.
Để làm ra được thành phẩm, hạt điêu ngon hay không còn phụ thuộc vào khâu bảo quản về chế biến. Thông thường, hạt điều sau khi thu hoạch được phơi khô, lưu trữ, khi cần tiêu thụ sẽ chẻ lấy nhân rồi tiếp tục sơ chế.
Để làm ra hạt điều ngon cần thì dựa vào nhiều yếu tố như: Khu vực có vùng đất trồng tốt; phương pháp chế biến chuyên biệt, dày dặn kinh nghiệm; kiểm soát quy trình phân loại; sản phẩm mới, rang tới đâu bán tới đó...

Từ khâu thu gom, bảo quản, chế biến hạt điều đều rất quan trọng. Ảnh minh họa
Hạt điều có dinh dưỡng gì đặc biệt?
Hạt điều chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Chúng là nguồn giàu chất béo không bão hòa và có chứa chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin B cùng các khoáng chất như đồng, magiê, mangan, kẽm.
Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ nông nghiệp Mỹ, 1 ounce hạt điều (khoảng 28,35g) sẽ có chứa: 157 calo; 8,56g carbohydrate; 1,68g đường; 0,9g chất xơ; 5,17g protein. Nhờ vậy mà hạt điều mang tới nhiều tác dụng cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol, hạ đường huyết và thúc đẩy hệ thống miễn dịch...
6 công dụng tuyệt vời của hạt điều với sức khỏe

Hạt điều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Ngăn ngừa bệnh về máu
Việc ăn hạt điều thường xuyên có thể giúp tránh các bệnh về máu. Hạt điều rất giàu đồng, đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể. Đồng cần thiết cho sự hấp thụ chất sắt từ đường ruột. Do đó, khi thiếu đồng, cơ thể sẽ hấp thụ ít sắt hơn. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, khiến cho các mô trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy dễ gây cảm giác mệt mỏi, uể oải, không tập trung làm việc, học tập.
Duy trì sức khỏe tim mạch
Hạt điều có chứa lượng axit oleic phong phú. Loại chất béo không bão hòa đơn này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và làm giảm nồng độ triglycerid. Ngoài ra, magiê trong hạt điều có thể giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa các cơn đau tim. Bệnh mạch vành và nguy cơ tim mạch có thể được giảm bằng cách thường xuyên ăn hạt điều do không chứa cholesterol và chất chống oxy hóa.
Cải thiện chức năng não
Hạt điều có thể giúp tăng oxy lên não. Hạt điều đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ. Điều này là do các chất béo không bão hòa đa, chất béo không bão hòa đơn - 2 loại chất béo có tác động đến quá trình sản sinh tế bào não. Điều tuyệt vời là hạt điều có hàm lượng cao cả 2 loại chất béo này.
Giảm cân
Những người ăn hạt điều 2 lần/tuần có xu hướng tránh được béo phì. Khoảng 75% chất béo chứa trong hạt điều là chất béo không bão hòa - một chất béo tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, hạt điều có chứa một lượng lớn chất xơ. Chất béo tốt trong hạt điều có thể giúp bạn giảm cân mà vẫn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Hạt điều cũng giúp tạo thuận lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể.
Tốt cho tiêu hóa
Hạt điều có một tỷ lệ lớn chất xơ. Hai loại chất xơ thiết yếu mà cơ thể cần là axit oleic và axit palmitic. Hạt điều là nguồn cung cấp các chất xơ này. Chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều có thể gây đầy hơi. Tiêu thụ hạt điều có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc một số bệnh tiêu hóa.

Hạt điều vừa là món ăn vặt, vừa là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Ảnh minh họa
Tốt cho xương và tóc
Các chuyên gia cho rằng việc ăn hạt điều cũng như thoa dầu điều lên da đầu giúp mái tóc khỏe mạnh. Thực phẩm cũng tăng cường màu tóc, có thể mang lại sự mềm mượt do axit linoleic và oleic.
Hạt điều có thể kết hợp với cả món mặn và món ngọt, có thể ăn sống, rang. Những loại hạt này là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương, bao gồm protein, vitamin K, magiê, mangan.
6 bài thuốc chữa bệnh tại nhà từ hạt điều
Hạt điều chữa mất ngủ
Lấy 20 - 30g lá điều phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, lấy 100ml uống chia 2 lần uống trong ngày. Uống từ 7-10 ngày.
Hạt điều chữa kiết lỵ
Dùng nhân hạt điều cùng với măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc với 650ml còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống 3-5 ngày.
Hạt điều chữa cảm tả
Lấy 20g vỏ cây điều phơi khô, thái mỏng đun với 450ml nước còn 150ml nước thuốc uống chia làm 3 lần. Uống 3 ngày.
Hạt điều chữa xương khớp
Chữa đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: Dùng rượu điều để xoa bóp vào chỗ đau ngày 2 lần sáng và tối. Xoa bóp 10 ngày liên tục.
Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét
Bôi xoa dầu làm từ vỏ điều vào nơi chai chân, nứt nẻ mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Bôi 10-15 ngày.
Chữa viêm họng
Súc miệng bằng dung dịch rượu điều (pha theo tỷ lệ 1 phần rượu, 3 phần nước) ngày 3 – 4 lần. Súc miệng liên tục như thế từ 5-7 ngày.
Hạt điều bảo quản thế nào sẽ ngon nhất?
Các loại hạt trong đó có hạt điều có hàm lượng chất béo cao và chúng có thể dễ dàng bị oxy hóa. Hạt điều bị oxy hóa có mùi khét và không an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, hạt điều cần được bảo quản ở nơi thoáng mát và phơi khô để tăng thời gian sử dụng.
Nếu hạt điều được bảo quản đúng cách nó có thể giữ được vài tháng ở nhiều độ phòng. Còn trong tủ lạnh khoảng 1 năm và tủ đông khoảng 2 năm.



Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Khi phát hiện có nốt đen ở gan bàn chân, bà P. tự đi chích, đốt điện và dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hậu quả, vết thương của bà ngày càng lan rộng, loét sâu, đau đớn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Báo cáo mới nhất do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) công bố đã đưa ra 10 khuyến nghị về phòng ngừa ung thư đáng được quan tâm.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcMít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcKhi cholesterol đang cao bất thường, cơ thể sẽ phản ứng thông qua 5 dấu hiệu này khi đi bộ mà ít người biết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy thận, người trẻ cũng cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Những biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết.

3 loại rau dễ 'ngậm thuốc trừ sâu' nhất chợ, nhất là cái số 1
Sống khỏe - 23 giờ trướcRau là nguồn thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề "rau bẩn" với lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư trong rau củ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.