Thêm 1 loại lá chữa bệnh xương khớp cực tốt, đây là 7 bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu tại nhà bạn nên biết
GĐXH - Xương sông là cây thuốc quý được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh tại nhà. Tuy nhiên, do có tính dược liệu cao nên cần tránh áp dụng sai cách vì có thể làm bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Lá xương sông được xem là một loại gia vị được nhiều bà nội trợ ưa dùng trong thực đơn mỗi ngày. Ngoài ra, trong y học, đây còn được coi là vị thuốc quý.
Trong nhiều nghiên cứu, lá xương sông có chứa 0,24% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là methylthymol (chiếm 94,96%). Ngoài ra còn có p-cymene (chiếm 3,28%), limonen (chiếm 0,12%). Các hoạt chất này có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với bệnh xương khớp. khi được sử dụng đúng liều lượng và đúng cách.

Ảnh minh họa
Theo y học cổ truyền, lá xương sông có vị đắng cay, tính ấm. Do đó, có thể sử dụng loại lá này để trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, chỉ thống, tiêu thũng, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, lá xương sông cũng mang đến tác dụng rất tốt trong việc chữa cảm sốt, ho, viêm họng, mề đay, nôn mửa, đầy bụng…
Theo một số tài liệu nước ngoài, nước sắc xương sông có tác dụng chữa sốt rét, cảm cúm, phù thũng. Lá hoặc cây xương sông còn dùng làm thuốc trị chứng ra mồ hôi và viêm họng.
Ở Malaysia, lá xương sông giã nát sao nóng chườm lên những nơi đau nhức do thấp khớp.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng lá trị phong thấp, sản hậu đau khớp xương, đau đầu phong và đòn ngã.
Ở Hải Nam, người ta dùng cả cây bỏ rễ trị viêm phế quản, lở loét, viêm miệng và dùng làm thuốc ra mồ hôi.
7 bài thuốc chữa bệnh tại nhà bằng lá xương sông
Chữa bệnh xương khớp
Khi bị đau nhức xương khớp, bạn có thể lấy lá xương sông giã nát sau đó sao nóng rồi chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy. Bạn cũng có thể bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt. Số lượng lá xương sông tùy thuộc vào vùng bị đau nhỏ hay lan rộng.

Ảnh minh họa
Chữa viêm họng
Với bài thuốc này, bạn dùng từ 5 - 10 lá xương sông bánh tẻ, rửa sạch để ráo nước sau đó đập nhẹ để giải phóng tinh dầu. Tiếp đó, bạn nhúng vào giấm để ngậm. Kiên trì thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy đỡ viêm họng hơn. Thậm chí với các trường hợp viêm amidan, viêm thanh quản, trường hợp đã mất tiếng… cũng rất hiệu nghiệm.
Chữa ho thông thường
Nếu ho do cảm lạnh, bạn có thể dùng lá xương sông kết hợp cùng lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, sau đó bạn cho tất cả nguyên liệu trên vào hấp với đường phèn hoặc mật ong, sau đó ngậm nhiều lần trong ngày.
Chữa đầy bụng, khó tiêu
Khi gặp trường hợp này, bạn có thể chuẩn bị 30g lá xương sông, 30g tía tô, sinh khương 10g, hậu phác 10g, chỉ xác 10g, trần bì 10g. Sau đó, bạn đem sắc với 3 bát nước, đun sôi trong 10 phút rồi rót ra bát uống dần.
Chữa đau nhức răng
Bạn sử dụng 20g rễ xương sông rửa sạch phơi khô, hoàng liên 10g, sau đó cho vào chai ngâm với rượu trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được, sau đó dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.
Chữa dị ứng ngoài da
Với bài thuốc này, bạn cần dùng lá xương sông, lá khế với lượng bằng nhau (khoảng 5 - 10 lá), lá chua me đất lượng bằng 1/2 lá xương sông. Sau đó, bạn đem đi rửa sạch, giã nát, hòa nước uống còn bã xoa lên chỗ nổi mề đay. Kiên trì thực hiện đều đặn hằng ngày sẽ thấy tình trạng dị ứng, mề đay thuyên giảm.
Chữa chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam, bạn có thể dùng 2 - 3 lá xương sông rửa sạch, vò nát rồi nhét vào lỗ mũi, đây là mẹo dân gian rất công hiệu mà bạn có thể áp dụng.

Ảnh minh họa
Dùng lá xương sông để chữa bệnh bao nhiêu là đủ?
Mặc dù lá xương sông được sử dụng làm gia vị và thực phẩm trong đời sống hàng ngày, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, y học cổ truyền có quan điểm “thái quá sinh bất cập”, nghĩa là dù tốt và lành đến mấy nhưng khi dùng quá mức thì vẫn sinh tai họa.
Để an toàn, tốt nhất bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ đông y về liều lượng, cách dùng, thời gian điều trị... trước khi dùng, đặc biệt trong trường hợp bạn mong muốn dùng lá xương sông để trị bệnh trong thời gian dài.
Lưu ý, khi dùng lá xương sông để chữa bệnh đường hô hấp như viêm họng, ho, nhiều đờm,... Nếu thấy các triệu chứng dai dẳng không đỡ, thậm chí nặng lên, bạn cần tới cơ sở y tế uy tín để có thể xác định căn nguyên gây bệnh và được điều trị bằng các phương pháp phù hợp.



Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.