Loại quả 'siêu thực phẩm' làm sạch ruột, đốt cháy chất béo được Hồ Ngọc Hà dùng thường xuyên để giữ dáng, làm đẹp da, bồi bổ sức khỏe
GĐXH - Hồ Ngọc Hà đã tiết lộ về một loại quả không thể thiếu trong danh sách "Healthy foods" của mình. Không gì xa lạ, đó chính là quả bơ.

Nhiều lần chia sẻ trước truyền thông, Hồ Ngọc Hà không ngại nói về bộ môn yoga mà mình chăm chỉ tập luyện suốt bao nhiêu năm qua. Ngoài ra, những thói quen ăn uống của "bà mẹ 3 con" cũng là chủ đề được hội chị em yêu làm đẹp quan tâm.
Chia sẻ về việc theo đuổi chế độ ăn thuần thực vật, Hồ Ngọc Hà đã tiết lộ về một loại quả không thể thiếu trong danh sách "Healthy foods" của mình. Không gì xa lạ, đó chính là quả bơ. Nữ ca sĩ cho biết bản thân thường dùng bơ để trộn salad, làm sinh tố hoặc dầm ra đắp lên mặt: "Phải nói là tuyệt vời", nữ ca sĩ cho biết.

Quả bơ được Hồ Ngọc Hà dùng thường xuyên trong thực đơn để luôn khỏe đẹp. Ảnh minh họa
6 lý do khiến Hồ Ngọc Hà chọn ăn bơ mỗi ngày
Bơ giúp đốt cháy chất béo
Bơ là loại quả giàu vitamin, khoáng chất và rất giàu chất béo tự nhiên không bão hòa đơn. Chất béo này tên là axit oleic, tốt cho tim mạch, giảm viêm. Không những vậy, chất béo trong quả bơ còn thúc đẩy việc đốt cháy mỡ và calo trong cơ thể nhiều hơn, vì thế không làm tăng cân mà còn giúp giảm cân hiệu quả.
Bơ giúp làm đẹp da
Bơ rất giàu vitamin C (chiếm 17% lượng khuyến nghị hàng ngày) và vitamin E (chiếm 17% lượng khuyến nghị hàng ngày), cả hai đều rất cần thiết để giữ cho làn da khỏe mạnh và tươi sáng hơn.
Bơ giúp làm sạch ruột
Bơ chứa nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường tiêu hóa và sức khỏe ruột kết. Chất xơ bổ sung khối lượng lớn cho phân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đại tiện đều đặn, do đó tăng cường tiêu hóa, làm sạch ruột.
Bơ giúp chống viêm
Bơ rất giàu đặc tính chống viêm, giúp giảm đau do viêm khớp. Nó cũng là một nguồn axit béo omega-3, giúp bôi trơn khớp và giảm đau khớp hơn.
Theo cuốn sách 'Thực phẩm chữa bệnh' của Nhà xuất bản DK: "Chất béo của quả bơ rất độc đáo. Chúng bao gồm phytosterol, các hormone thực vật như campesterol, beta-sitosterol và stigmasterol, giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Nó cũng chứa chất béo polyhydroxylated axit (PFAs), có tác dụng chống viêm".

Bơ tốt cho tim mạch
Ngoài việc là một thực phẩm lành mạnh cho bệnh nhân huyết áp, bơ còn là một nguồn giàu chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa đơn giúp giữ cho tim khỏe mạnh và giảm nguy cơ đột quỵ. Ăn bơ cũng có thể điều chỉnh mức cholesterol LDL và HDL, cũng như chất béo trung tính trong máu.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Bơ chứa nhiều vi chất dinh dưỡng là khoáng chất và vitamin thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh. Sắt, canxi, magiê, phốt pho, kali và kẽm là một trong những khoáng chất có trong quả bơ. Ngoài ra, bơ còn giàu các loại vitamin như vitamin C, vitamin B, vitamin K và E là những chất dinh dưỡng hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch, duy trì sức khỏe tốt và giảm các nguy cơ sức khỏe khác.
4 lưu ý khi ăn bơ để đạt hiệu quả tốt nhất
Nên ăn phần màu xanh sát vỏ
Nhiều người khi ăn bơ thường bỏ qua phần thịt xanh sát vỏ vì chúng có vị hơi đắng, không ngon. Tuy nhiên, đây là việc làm hết sức sai lầm bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới phát hiện phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của trái bơ chính là phần thịt màu xanh đậm sát vỏ.
Để không lãng phí "mỏ vàng" tốt cho sức khỏe này, sau khi bổ đôi trái bơ và bỏ hột, bạn hãy dùng dao lột vỏ để giữ lại phần thịt một cách trọn vẹn.
Không ăn nhiều bơ khi mang thai và cho con bú
Bơ rất tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng ăn quá nhiều quả bơ cũng có thể gây thiệt hại cho các tuyến vú và lượng sữa. Nếu mẹ đang cho con bú tiêu thụ bơ với số lượng lớn, bé bú vào sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
Không ăn bơ khi đang mắc bệnh gan
Có một số loại dầu trong quả bơ được coi là có thể gây tổn thương gan. Bởi vậy, để bảo vệ gan tránh bị tổn thương, những người có vấn đề về gan không nên ăn quá nhiều bơ. Nếu chức năng gan của bạn đang bị tổn thương, và để tránh tác dụng phụ từ dầu bơ, bạn nên ngừng ăn loại quả này.
Không ăn nếu có dấu hiệu dị ứng
Những người bị dị ứng với cao su thường có nguy cơ dị ứng với quả bơ khá cao. Nếu thấy các dấu hiệu như: chóng mặt, mẩn ngứa, buồn nôn... khi ăn quả bơ thì bạn cần chú ý để tránh loại quả này trong chế độ ăn của mình.

Ảnh minh họa
Nên ăn bao nhiêu bơ là đủ?
Với những lợi ích sức khỏe tuyệt vời kể trên, ngay từ bây giờ, bạn hãy bổ sung trái bơ vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Bạn có thể ăn trực tiếp quả bơ cắt lát, hoặc làm sinh tố bơ, kết hợp trong món salad hay phết lên bánh mỳ nướng.
Mặc dù bơ không có tác dụng phụ nhưng chúng ta cũng không nên tiêu thụ quá nhiều. Do bơ chứa một lượng calo tốt và giàu chất béo, nếu ăn quá nhiều bơ sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều calo, điều này sẽ phá vỡ tỷ lệ protein, carbohydrate, chất béo và chất xơ, gây một số rối loạn chuyển hóa.
Vì vậy ăn bao nhiêu bơ là đủ? Điều này tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử gia đình của bạn.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung thì mỗi người sẽ nên ăn một đến hai phần bơ, tức là từ 2-5 lát bơ mỗi ngày và nhiều nhất là 2-4 lần mỗi tuần. Khẩu phần này sẽ cung cấp cho bạn vừa đủ các lợi ích sức khỏe mà không phá hỏng nỗ lực giảm cân của bạn.


Loại quả của Việt Nam đang khiến người Nhật mê mẩn, trong 7 tháng đầu năm xuất khẩu tăng mạnh thu về hơn 7 triệu USD

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 12 phút trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 3 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 22 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 23 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.