Lợi và hại khi phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho rằng phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt lại có hại hơn là lợi.
![]() |
Tế bào ung thư tuyến tiền liệt. |
Richard Ablin, giáo sư Bệnh học và Miễn dịch học thuộc Đại học Y Arizona cho rằng: “Chúng ta đã chẩn đoán quá mức đối với căn bệnh này và điều trị quá mức cho quá nhiều đàn ông. Cách thức kiểm tra sức khỏe hiện nay đang có nhiều vấn đề không ổn.”
Trong khi đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông độ tuổi từ 50-65 có thể giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra tới gần một nửa.
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong trong các bệnh về ung thư, cướp đi sinh mạng 1/35 đàn ông mỗi năm. Ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt trước khi nó lan rộng có thể cải thiện cơ hội sống sót thêm 5 năm cho từ 30% đến gần 100% bệnh nhân.
Các tế bào trong tuyến tiền liệt thường tiết là một loại protein có tên kháng nguyên tuyến tiền liệt đặc trưng (PSA). Kiểm tra máu có thể đo được nồng độ PSA mà qua đó cho thấy một chỉ dấu của ung thư tuyến tiền liệt.
Phần lớn bác sĩ đều coi hơn 4 nanogram PSA trên mỗi ml máu là vạch đỏ của xét nghiệm này. Vấn đề đặt ra là có nên phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt hay không?
Theo giáo sư Ablin và những người chỉ trích phương pháp xét nghiệm PSA là PSA không phải là đặc trưng cho ung thư.
Các chứng bệnh lành tính khác như phì đại tuyến tiền liệt hay viêm sưng tuyến tiền liệt cũng có thể khiến chỉ số PSA tăng cao. Điều đó có nghĩa là xét nghiệm này bản thân nó không phải là một chỉ dấu đáng tin cậy cho ung thư tuyến tiền liệt.
Theo một nghiên cứu năm 1997 xuất bản trên tạp chí Ung thư cho thấy, trong số những đàn ông có chỉ số PSA lớn hơn 4, thì 65-75% không hề bị ung thư.
Và năm 2004, các nhà nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Y học New England Journal of Medicine rằng 15% đàn ông có chỉ số PSA dưới 4 lại dính phải căn bệnh ung thư.
Với xét nghiệm PSA, hai nghiên cứu lớn năm 2009, một ở Mỹ và một ở châu Âu, đã tìm thấy những lợi ích của việc phát hiện sớm.
Nghiên cứu ở Mỹ nhận thấy phát hiện sớm PSA hàng năm đi kèm với kiểm tra lâm sàng DRE (digital rectal exam) không có tác động nào đối với các ca tử vong ung thư tuyến tiền liệt trong 11 năm tới.
Nghiên cứu của châu Âu cho thấy kiểm tra PSA cứ bốn năm một lần đã giúp làm giảm các ca tử vong tới 20%. Nhưng với mỗi sinh mạng được cứu sống đó, các bác sĩ phải kiểm tra 1.410 đàn ông và tiến hành các phương pháp điều trị không đáng có đối với 48 người trong số này.
Ngoài ra, phẫu thuật và xạ trị tuyến tiền liệt có thể gây ra chứng tiểu không kìm được và bất lực. Chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân sau điều trị cũng rất đáng lưu tâm vì phải phụ thuộc vào thuốc chữa rối loạn cương dương và mang tã giấy người lớn trong suốt quãng đời còn lại.

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi
Sống khỏe - 3 giờ trướcDuy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 6 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 22 giờ trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.