Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Lực lượng y tế phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba so với những gì chúng ta đã làm trước đây"

GiadinhNet - Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, nếu bệnh viện không đảm bảo tiêu chí an toàn thì yêu cầu dừng hoạt động, nếu tiếp tục tái phạm thì đề nghị xử lý ngay người đứng đầu, bất kể đó là bệnh viện công hay tư.

Xử lý ngay người đứng đầu nếu cơ sở y tế tái phạm không đảm bảo an toàn, bất kể công hay tư - Ảnh 1.

Nếu chủ quan, lơ là sẽ bùng phát thêm đợt dịch COVID-19 mới

Phát biểu tại cuộc họp giao ban trực tuyến với Sở Y tế 63 tỉnh, thành và các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, trong thời gian qua, Việt Nam đã quyết liệt, chủ động trong phòng chống dịch COVID-19, đến nay, về cơ bản đã kiểm soát được dịch ở Đà Nẵng, Hải Dương.

Dù các địa phương đã triển khai tích cực các biện pháp phòng dịch, tuy nhiên, tình hình dịch trên thế giới chưa có điểm dừng, nguy cơ với chúng ta từ bên ngoài vào và cả bên trong vẫn còn. Điều này đòi hỏi công tác phòng dịch  phải quyết liệt, mạnh mẽ, bền bỉ, trường kỳ hơn nữa.

GS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định, thời gian tới sẽ tiếp tục có ca bệnh do mầm bệnh đã nằm trong cộng đồng. Công cuộc phòng chống dịch bệnh lần này sẽ kéo dài, khó khăn hơn nhiều, thậm chí bùng phát thành các đợt mới nếu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác hay không triển khai phòng chống dịch. 

"Lực lượng y tế phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba so với những gì chúng ta đã làm trước đây" - Quyền Bộ trưởng nói và khẳng định nếu không quyết liệt thì tốc độ lây lan của dịch nhanh hơn sự ứng phó của Việt Nam.

Xử lý ngay người đứng đầu nếu cơ sở y tế tái phạm không đảm bảo an toàn, bất kể công hay tư - Ảnh 3.

GS.TS Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp giao ban trực tuyến sáng 27/8. Cuộc họp còn có sự tham gia của Thứ trưởng Trần Văn Thuấn. Ảnh: Trần Minh

Theo Quyền Bộ trưởng, từ bài học kinh nghiệm của Đà Nẵng, Hải Dương và các địa phương khác, phải đúc rút kinh nghiệm và mỗi địa phương phải rà soát, kiểm tra lại tất cả các kịch bản, các hoạt động; tăng cường kiểm tra giám sát với các cơ sở để có thể triển khai tốt nếu như dịch xảy ra trên địa bàn.

"Dịch xảy ra ở mùa Đông Xuân còn khó khăn hơn khi điều kiện thời tiết thuận lợi, môi trường lạnh ẩm cho mọi loại virus phát triển, do đó, luôn phải trong trạng thái ngăn chặn triệt để" – Quyền Bộ trưởng chia sẻ.

Kỷ luật người đứng đầu nếu bệnh viện tái phạm

Đây là nhấn mạnh của Quyền Bộ trưởng tại cuộc họp. "Phải đảm bảo bệnh viện an toàn", Quyền Bộ trưởng đề nghị các địa phương tiếp tục kiểm tra, giám sát chặt chẽ với các bệnh viện.

Theo đó, nếu bệnh viện không đảm bảo tiêu chí an toàn thì yêu cầu dừng hoạt động. Nếu cơ sở tiếp tục tái phạm thì đề nghị xử lý ngay người đứng đầu, bất kể đó là bệnh viện công hay tư. "Phải rất cương quyết, không thể để tình trạng vì một sơ suất mà phải đóng băng cả bệnh viện" – Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh. Cùng đó, phải kiểm tra, giám sát tạo nhiều vòng an toàn tại những khoa yếu huyệt như hồi sức cấp cứu, tim mạch, ung bướu, thận nhân tạo…

Xử lý ngay người đứng đầu nếu cơ sở y tế tái phạm không đảm bảo an toàn, bất kể công hay tư - Ảnh 4.

Quyền Bộ trưởng hoan nghênh Sở Y tế Hà Nội vừa qua đã dừng 3 bệnh viện không đảm bảo an toàn phòng dịch. Ảnh: Trần Minh

Quyền Bộ trưởng hoan nghênh Sở Y tế Hà Nội vừa qua đã dừng 3 bệnh viện không đảm bảo an toàn phòng dịch. Đối với các địa phương khác cũng phải tương tự như vậy. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, bệnh viện nào cũng có khả năng có virus SARS-CoV-2 xâm nhập, không phải chỉ bệnh viện đa khoa, mà cả bệnh viện tưởng chừng không có như chuyên khoa sản nhi, phổi,… cũng có thể có. Do đó, rất cần phải lưu tâm, tránh lơ là…

Kiên quyết thực hiện đúng quy định cách ly phòng dịch

Đến nay, Bộ Y tế đã có hơn 50 văn bản, quyết định hướng dẫn chuyên môn phòng dịch COVID-19 trên mọi lĩnh vực. Quyền Bộ trưởng đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành, rà soát lại, phổ biến và báo cáo việc phổ biến đó cho Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, phải thực hiện nghiêm các hướng dẫn, nhất là vấn đề về cách ly. Với những trường hợp cách ly tập trung, phải đảm bảo việc có đủ kết quả xét nghiệm theo đúng quy định, tuyệt đối không được để người cách ly chưa nhận đủ 2 lần kết quả xét nghiệm đã được ra khỏi khu cách ly tập trung. Người ra, rời khỏi khu cách ly phải tiếp tục theo dõi tại nhà thêm 14 ngày. Những ca tiếp xúc gần với ca dương tính trong khu cách ly phải cách ly thêm 14 ngày nữa.

Xử lý ngay người đứng đầu nếu cơ sở y tế tái phạm không đảm bảo an toàn, bất kể công hay tư - Ảnh 5.

Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng chia sẻ bài học kinh nghiệm của địa phương trong đợt dịch này. Ảnh: Trần Minh

Về xét nghiệm, Quyền Bộ trưởng khẳng định Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất kỹ và đề nghị các địa phương cần tăng cường năng lực xét nghiệm Realtime RT-PCR. Quyền Bộ trưởng cũng đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đào tạo cho địa phương cho xét nghiệm ELISA.

Đến nay, Việt Nam đã sản xuất được kit xét nghiệm theo phương pháp ELISA có độ nhạy tương đối cao. GS.TS Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương tập huấn về phương pháp này và nêu ví dụ tại Hải Phòng. Địa phương này vừa rồi đã xét nghiệm song song cả rRT-PCR và ELISA để xem có mầm bệnh trong cộng đồng hay không. "Điều này rất quan trọng, nếu có từ đợt trước nghĩa là chúng ta bỏ sót ca bệnh" - Quyền Bộ trưởng khẳng định.

Tại cuộc giao ban trực tuyến, GS.TS Nguyễn Thanh Long một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam thì phải rà soát kỹ, đảm bảo cách ly triệt để nhóm đối tượng này.

Bảo vệ mức cao nhất lực lượng cán bộ y tế

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý các địa phương cần chú ý tập huấn cán bộ trong giám sát, xét nghiệm hay phòng chống nhiễm khuẩn. Điều này rất quan trọng bởi phải bảo vệ lực lượng y tế ở mức cao nhất thì mới ứng phó được dịch bệnh.

"Nếu nhân viên y tế bị bệnh thì ai là người điều trị, chăm sóc bệnh nhân?" - GS.TS Nguyễn Thanh Long nêu vấn đề. Cùng đó, về cơ bản đảm bảo có đủ khẩu trang, trang thiết bị phòng hộ, cơ sở y tế không được phép để thiếu những phương tiện bảo hộ này.

Liên quan đến khai báo y tế, Quyền Bộ trưởng lưu ý cần được thực hiện với tất cả mọi trường hợp nhân viên y tế, người đến khám chữa bệnh. Người dùng điện thoại thông minh cần cài ứng dụng Bluezone. Người không có điện thoại thì khai báo bằng giấy và bệnh viện buộc phải giữ lại giấy khai báo này, tạo điều kiện cho việc truy vết. Đặc biệt, Quyền Bộ trưởng lưu ý việc khai báo này phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh.

GS.TS Nguyễn Thanh Long lưu ý các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Cùng đó, ông lưu ý phải bảo vệ nhóm yếu thế (như người già, người có bệnh lý nền). Vấn đề này Bộ Y tế đã có hướng dẫn kỹ.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 27 phút trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Top