Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lý giải vì sao người tiểu đường uống thuốc mà đường huyết vẫn cao?

Thứ hai, 09:06 15/06/2020 | Sống khỏe

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là bệnh mạn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường huyết. Cho tới nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, người bệnh chỉ có thể kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng bệnh nhờ kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý và dùng thuốc hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người tiểu đường dùng thuốc đều nhưng đường huyết vẫn cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do những sai lầm phổ biến trong thực hành điều trị tại nhà của người tiểu đường.

Sai lầm 1: Ngưng thuốc đột ngột khi thấy đường huyết ở mức tốt

Mỗi ngày khoa Đái tháo đường Bệnh viện Nội tiết Trung ương lại tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường bị tăng đường huyết quá cao do bỏ thuốc điều trị. Khi hỏi về lý do chủ quan không dùng thuốc, đa phần người bệnh đều trả lời: do thấy chỉ số về bình thường rồi nên không cần uống nữa, sợ bị lờn thuốc, sợ gây hại lên gan thận hay một số trường hợp ngừng uống thuốc do bị tác dụng phụ của thuốc như mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi…

Lý giải vì sao người tiểu đường uống thuốc mà đường huyết vẫn cao? - Ảnh 1.

Không được tự ý bỏ thuốc hay dừng uống thuốc điều trị tiểu đường

Các chuyên gia y tế cho biết, việc bỏ thuốc, hoặc không uống thuốc hàng ngày là vô cùng nguy hiểm. Bởi khi đó, đường huyết không được kiểm soát có thể tăng vọt lên cao bất cứ lúc nào, gây hôn mê, biến chứng cho người bệnh. Nếu người bệnh uống thuốc và bị tác dụng phụ thì có thể yêu cầu bác sĩ tư vấn đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Sai lầm 2: Lạm dụng thuốc điều trị mà không chú ý chế độ ăn uống, luyện tập

Các chuyên gia y tế cho biết, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng và luyện tập là hai chân kiềng rất quan trọng giúp kiểm soát đường huyết. Đường trong máu là loại đường đơn có trong thức ăn. Do đó, lượng đường chứa trong thức ăn khi nạp vào cơ thể tỉ lệ thuận với lượng đường hấp thu vào máu.

Lý giải vì sao người tiểu đường uống thuốc mà đường huyết vẫn cao? - Ảnh 2.

Cần chú ý chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị

Thêm vào đó, cơ thể cần năng lượng để hoạt động, năng lượng này được sản sinh do việc tiêu thụ đường ở mô cơ. Khi lười vận động, cơ thể không tiêu thụ được năng lượng, khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây áp lực lớn khiến tuyến tụy suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin.

Nếu ỷ lại vào thuốc điều trị mà không chú ý đến chế độ dinh dưỡng, luyện tập thì dần dần sẽ gây rối loạn chuyển hóa lipid, làm ảnh hưởng đến chức năng gan, đưa bệnh nhân vào vòng luẩn quẩn tăng liều thuốc - tăng gánh nặng cho gan.

Sai lầm 3: Sử dụng dược liệu tùy tiện, không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng

Nhiều người tiểu đường đang mắc phải tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương", nghe đâu mách gì, bảo gì cũng làm và chữa trị theo. Điều này khiến bệnh không những không khỏi mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thời gian qua đã có rất nhiều vụ việc người bệnh tiểu đường nhập viện, thậm chí là tử vong do đường huyết tăng cao đột ngột, do sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc hay các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường chưa được kiểm chứng…

Lý giải vì sao người tiểu đường uống thuốc mà đường huyết vẫn cao? - Ảnh 3.

Người tiểu đường cần tỉnh táo khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết

Các chuyên gia y tế cho biết, cùng một loại thuốc có hiệu quả với người này nhưng không có hiệu quả với người khác, do thể trạng, giai đoạn bệnh và các bệnh lý liên quan đến bệnh của mỗi người là khác nhau. Vì vậy người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được dùng chung đơn thuốc với người khác.

Ngoài ra, một số loại dược liệu trong dân gian cũng đã được chứng minh tác dụng giúp hạ đường huyết, tuy nhiên người bệnh không vì thế mà tự ý sử dụng. Bởi lẽ hiện nay có nhiều loại dược liệu được nhập về từ Trung Quốc, đã bị chiết tách hết hoạt chất hay những dược liệu không được trồng trọt theo tiêu chuẩn, chứa nhiều kim loại nặng, chất độc hại, thuốc trừ sâu… vừa không có tác dụng điều trị lại gây nguy hiểm cho người bệnh.

Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh tiểu đường nâng cao hiệu quả điều trị

Muốn hạ và ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tuân thủ kiềng ba chân trong quá trình điều trị: Dinh dưỡng hợp lý, Vận động thường xuyên và Kết hợp Đông Tây y trong quá trình điều trị.

Lý giải vì sao người tiểu đường uống thuốc mà đường huyết vẫn cao? - Ảnh 4.

Về dinh dưỡng: nên ăn đa dạng thực phẩm, chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới 55), các thực phẩm có tải lượng đường huyết thấp (GL dưới 10). Nên ăn rau xanh trước rồi mới ăn đến cơm và thức ăn sau. Khuyến khích người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, ngày ăn từ 4-5 bữa, để đường huyết sau ăn không tăng quá cao.

Về luyện tập: cần duy trì luyện tập đều đặn từ 20p – 30p mỗi ngày các môn thể thao phù hợp với sức của mình như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội…

Về dùng thuốc: tuyệt đối tuân thủ uống thuốc đủ liều, đúng liều và đều đặn hàng ngày. Cùng với đó, người bệnh nên kết hợp Tây y với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Đặc biệt, người tiểu đường nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm chứng.

Các chuyên gia cho biết: Từ 2000 năm trước, người dân Ấn Độ đã sử dụng dây thìa canh để trị bệnh "nước tiểu ngọt". Hiện nay, sau hơn 1000 công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh hoạt chất tìm thấy trong dây thìa canh có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết.

Lý giải vì sao người tiểu đường uống thuốc mà đường huyết vẫn cao? - Ảnh 5.

Một số công dụng của Dây thìa canh trong điều trị bệnh tiểu đường

Dây thìa canh giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Nhờ vậy giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết.

Bên cạnh đó, hoạt chất trong dây thìa canh có cấu trúc gần giống với đường. Vì vậy, khi uống vào trước ăn 30 phút, hoạt chất này sẽ lấp đầy thụ thể ở ruột và chiếm mất chỗ của các phân tử đường trong thức ăn, làm giảm lượng tinh bột chúng ta ăn vào, đồng thời giúp người bệnh ăn kiêng một cách dễ dàng hơn.

Nghiên cứu mới nhất về Dây thìa canh, được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học, giáo sư của Đại học Quốc gia Seoul - Hàn Quốc và Tiến sĩ Hoàng Minh Châu - Tổng giám đốc Công ty Nam Dược cũng đã tìm ra các hoạt chất mới có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết và chống tăng lipid máu của Dây thìa canh Việt Nam. Mẫu nghiên cứu lấy từ vùng trồng Dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP – WHO tại Hải Hậu, Nam Định của Công ty Nam Dược. Kết quả nghiên cứu này đã được quốc tế công nhận, kiểm duyệt và đăng trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới Phytochemistry đầu tháng 03/2018.

TPBVSK Diabetna và TPBVSK Trà Diabetna của công ty Nam Dược là sản phẩm duy nhất ứng dụng mẫu Dây thìa canh của nghiên cứu quốc tế, đem đến hiệu quả giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Sản phẩm đã có mặt trên thị trường hơn 12 năm và trở thành người bạn thân thiết của hàng triệu người bệnh tiểu đường.

Lý giải vì sao người tiểu đường uống thuốc mà đường huyết vẫn cao? - Ảnh 6.

Đối tượng sử dụng:

● Người bị tiểu đường tuýp 1, tuýp 2

● Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường

● Người cần ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Hướng dẫn sử dụng:

Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn 30 phút. Trong ngày, người bệnh có thể sử dụng kèm theo TPBVSK Trà Diabetna để nâng cao hiệu quả.

Thông tin cho bạn đọc:

● Để được tư vấn về bệnh tiểu đường, bạn đọc hãy gọi tới tổng đài MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI: 1800 6316

● Tra cứu nơi bán TPBVSK Diabetna: BẤM VÀO ĐÂY

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 6 giờ trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 8 giờ trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện có nốt đen ở gan bàn chân, bà P. tự đi chích, đốt điện và dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hậu quả, vết thương của bà ngày càng lan rộng, loét sâu, đau đớn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Một nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Báo cáo mới nhất do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) công bố đã đưa ra 10 khuyến nghị về phòng ngừa ung thư đáng được quan tâm.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Chỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Top