Mắc ung thư lưỡi ở tuổi 35, nữ vũ công không tin mình mắc bệnh ở tuổi này vì cho rằng "tôi sống rất lành mạnh"
GiadinhNet - "Tôi từng không tin rằng mình mắc ung thư ở độ tuổi này vì tôi sống rất lành mạnh", đó là chia sẻ của biên đạo múa Katie Drablos sau khi biết mình mắc ung thư lưỡi.

Nghĩ là chứng loét miệng thông thường mọi người vẫn thường gặp, nên biên đạo múa Katie Drablos (35 tuổi, quốc tịch Mỹ) đã phớt lờ. Thậm chí cô cho rằng vết loét có thể là triệu chứng của Covid-19.
Lúc đầu, vết thương chỉ đau thỉnh thoảng khi cô ăn uống. Nhưng cơn đau gần như liên tục và cô quyết định đi bác sĩ thì được kê thuốc kháng sinh. Sau khi uống, cô cảm thấy đỡ hơn một chút, nhưng rồi cổ họng cô nhanh chóng đau trở lại.

Katie Drablos chia sẻ hình ảnh khi đang điều trị ung thư lưỡi trên trang cá nhân.
Cô tiếp tục đi khám, lần này các bác sĩ nhìn thấy tổn thương nên lập tức đề nghị làm sinh thiết. Kết quả cho thấy vết loét là ung thư lưỡi.
Katie Drablos đã được cắt bỏ vết thương trên lưỡi, nhưng trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã phát hiện ra ung thư đã di căn đến cổ, nghĩa là đã ở giai đoạn 4 và sẽ cần phải điều trị thêm. Bên cạnh việc hồi phục sau ca phẫu thuật - trong đó các bác sĩ tái tạo lại lưỡi cho cô, Drablos phải chuẩn bị để trải qua hóa trị và xạ trị. Hiện cô đã kết thúc đợt điều trị và đang học cách sử dụng lưỡi trở lại.
Drablos chia sẻ "Tôi từng không tin rằng mình mắc ung thư ở độ tuổi này vì tôi sống rất lành mạnh". Sau đó, cô đã chọn chia sẻ câu chuyện của mình với những người cùng hoàn cảnh vì tin có thể vượt qua những khó khăn và tiếp tục tìm thấy niềm vui.
Dấu hiện mà bạn cần nghĩ ngay đến ung thư lưỡi
Nhiều thập kỷ trước, ung thư lưỡi được chẩn đoán mắc ở nam giới trên 60 tuổi có tiền sử lạm dụng thuốc lá và thức uống có cồn. Tuy nhiên, 10 năm gần đây, chứng bệnh ung thư lưỡi đang trẻ hóa, chuyển dịch sang nhóm tuổi dưới 40 và không có tiền sử uống rượu và hút thuốc.

Hình ảnh Ung thư lưỡi giai đoạn sớm. Ảnh minh hoạ
Giai đoạn đầu
Các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ngoài ra ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay từ đầu. Hạch hay gặp là hạch dưới cằm, dưới hàm. Khả năng di căn hạch vùng từ 15-75% tuỳ thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn. Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
Giai đoạn tiến triển
Ở giai đoạn này, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng. Thường phải khám bệnh nhân ở trạng thái đã gây tê để hạn chế phản ứng của người bệnh do đau đớn. Việc thăm khám rất quan trọng để đánh giá độ thâm nhiễm xuống phía dưới, độ xâm lấn vào các mô tiếp cận: sàn miệng, trụ amiđan, amiđan, rãnh lưỡi,…và đo kích thước khối u.
Bác sĩ khuyến nghị, nếu bạn gặp bất kỳ vết loét nào ở lưỡi kéo dài hơn hai tuần thì nên thăm khám để được chẩn đoán bệnh và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.


Võ Thị Diễm My trong vụ Tịnh thất Bồng Lai đang ở đâu

Từ vụ 3 người bị ngột độc sau khi ăn thịt cóc, chuyên gia chỉ rõ nếu ăn nhất định phải tránh điều này
Sống khỏe - 1 giờ trướcGiadinhNet - Không nhất thiết phải chọn thịt cóc để bồi bổ, vì các loại thịt khác đều có hàm lượng dinh dưỡng cao. Còn nếu sử dụng thịt cóc thì phải đảm bảo chế biến loại bỏ những bộ phận chứa nọc độc trước khi sử dụng.

Thời điểm bạn không nên uống cà phê
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcCà phê giúp cơ thể tỉnh táo, tăng cường năng lượng. Tuy nhiên, uống cà phê trước bữa sáng, sau khi tập thể dục, thời điểm bị ốm hay mang thai sẽ không tốt cho sức khỏe.

29 người tử vong vì sốt xuất huyết: Bạn nên dành 10 phút làm ngay điều này
Y tế - 4 giờ trướcTheo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 62.955 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 29 trường hợp tử vong, 47.821 trường hợp nhập viện điều trị.

Sán "làm tổ" trong người chỉ vì vật dụng phổ biến này, rất nhiều người Việt đang làm sai mà không biết
Sống khỏe - 4 giờ trướcGiadinhNet - Nhiều gia đình vẫn chưa thực sự thay đổi thói quen khi dùng thớt. Đáng sợ nhất là chỉ sử dụng một chiếc thớt để thái tất cả các loại thực phẩm, cả sống lẫn chín. Đây cũng là thói quen nguy hiểm mà nhiều gia đình người Việt đang mắc phải.

Đỏ mặt khi uống rượu có nguy hiểm không?
Sống khỏe - 4 giờ trướcTình trạng của một số người sau khi uống rượu cảnh báo bệnh tiềm ẩn như cao huyết áp, ung thư.

6 dấu hiệu chứng tỏ phổi của bạn không khỏe, cần đi khám ngay
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcDưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy lá phổi không khỏe, nên đặc biệt chú ý.

Làm đúng những điều này thì không sợ con tràn bỉm, hăm tã!
Sống khỏe - 6 giờ trướcMặc dù việc dùng bỉm, tã cho trẻ nhỏ hiện nay rất phổ biến bởi tính tiện dụng và sạch sẽ, tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết cách sử dụng đúng về bỉm dẫn đến việc chiếc bỉm không phát huy được hết công năng vốn có. Dưới đây là một số lưu ý mà các mẹ không thể bỏ qua.

Bệnh đậu mùa khỉ đột biến với tốc độ chưa từng có
Y tế - 7 giờ trướcCác nhà khoa học cho biết, virus đậu mùa khỉ dường như đã đột biến với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự đoán ban đầu.

4 khu vực trên cơ thể dễ tích mỡ nhất, nếu có ý định giảm cân thì cứ tập trung xử lý những vùng này
Sống khỏe - 8 giờ trướcĐôi khi bạn lại không biết mình cần bắt đầu giảm cân từ đâu và chính điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giảm cân đó.

Nhiễm bệnh xã hội sau đêm mát xa và karaoke
Y tế - 18 giờ trướcDo chủ quan vào biện pháp phòng tránh hoặc lựa chọn oral sex, một số người đã chịu hậu quả nặng nề khi mắc bệnh khó chữa lây truyền qua đường tình dục.

Sán "làm tổ" trong người chỉ vì vật dụng phổ biến này, rất nhiều người Việt đang làm sai mà không biết
Sống khỏeGiadinhNet - Nhiều gia đình vẫn chưa thực sự thay đổi thói quen khi dùng thớt. Đáng sợ nhất là chỉ sử dụng một chiếc thớt để thái tất cả các loại thực phẩm, cả sống lẫn chín. Đây cũng là thói quen nguy hiểm mà nhiều gia đình người Việt đang mắc phải.