Sau vụ nhập viện vì ăn dưa hấu, chuyên gia chỉ rõ cần sớm từ bỏ thói quen tai hại này
GiadinhNet - Do ăn phải miếng dưa hấu đã được bổ sẵn, lại để quá lâu trong tủ lạnh và rất có thể đã bị nhiễm khuẩn, 3 bà cháu đã phải nhập viện cùng lúc vì bị ngộ độc.

Theo chia sẻ của các bác sĩ Trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện Nhi, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, trước đó bệnh viện đã tiếp nhận 3 bà cháu bị ngộ độc do ăn dưa hấu bổ sẵn để quá lâu trong tủ lạnh.

Ảnh minh họa
Ban đầu, một bé gái và một bé trai phải nhập viện với biểu hiện là sốt, ói, đau bụng, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt. Đến đêm thì người bà cũng có các triệu chứng tương tự nên phải nhập viện cấp cứu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết 3 bà cháu đều bị viêm ruột cấp.
Nguyên nhân ban đầu được các bác sĩ nhận định là do cả 3 người đều đã ăn miếng dưa hấu không được bọc kín và để trong tủ lạnh khoảng 3 - 4 ngày trước. Do miếng dưa hấu để trong thời gian quá lâu và bị nhiễm khuẩn dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
Trước đó, cơ quan Bảo vệ sức khỏe của Anh (HPA) cũng cho biết, 1 người đã thiệt mạng và gần 50 người khác phải nhập viện vì nhiễm vi khuẩn Salmonella Newport nghi ngờ do ăn dưa hấu cắt sẵn được bán ở siêu thị.
Các chuyên gia y tế cho biết, mọi người có thể tự bảo vệ mình bằng cách rửa sạch rau quả trước khi ăn. Tuy nhiên, rất nhiều khả năng nhân viên siêu thị đã không chú ý đến việc rửa các loại trái cây trước khi cắt sẵn, nhất là lại được đóng gói và bày bán ở siêu thị.

Ảnh minh họa
Một chuyên gia về các bệnh liên quan đến thực phẩm tại Trường ĐH Liverpool cho biết, vi khuẩn Salmonella thường thấy ở gia súc hoặc ngựa và xuất hiện trên thực vật do việc sử dụng phân gia súc làm phân bón. Vi khuẩn xâm nhập dưa hấu có thể qua bề mặt các vết cắt hoặc nước nhiễm khuẩn được sử dụng để rửa dưa hấu...
5 sai lầm cần tránh khi ăn dưa hấu
Không ăn dưa hấu bổ ra quá lâu
Khi cắt dưa hấu ra quá lâu, hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi và làm giảm mùi vị. Đồng thời, lúc này, dưa hấu sẽ bị nẫu, thối nhanh và nhiễm khuẩn vì không có lớp bảo vệ ở ngoài, khiến bạn dễ bị đau bụng, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Không uống nước ngay sau khi ăn dưa hấu
Dưa hấu chủ yếu là nước, đường và chất xơ. Vi khuẩn thường cần nước và đường để phát triển và sinh sôi. Vì vậy, nếu bạn uống nước sau khi ăn dưa hấu, vi khuẩn có cơ hội lây lan trong đường ruột.

Ảnh minh họa
Không ăn nhiều vào buổi tối
Quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn bình thường vào buổi tối, do đó, bạn nên tránh xa các thực phẩm có đường và axit. Trong khi đó, dưa hấu chứa nhiều đường, không thân thiện với hệ tiêu hóa, gây tăng cân khi ăn vào buổi tối.
Ngoài ra, tỷ lệ nước lớn trong dưa hấu có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh. Điều đó dẫn đến giấc ngủ kém, thiếu ngủ và mệt mỏi vào hôm sau.
Không rửa vỏ dưa trước khi bổ
Vỏ dưa hấu rất bẩn và chứa nhiều vi khuẩn gây hại trong quá trình trồng trọt và vận chuyển. Vì vậy, nếu không rửa vỏ dưa, vi khuẩn và bụi bẩn có thể chuyển từ bên ngoài sang phần ruột bên trong.
Không nên ăn khi cơ thể mệt mỏi
Khi đang mệt mỏi, nhiều người có sở thích ăn hoa quả lạnh, đặc biệt là dưa hấu. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi hơn mà không hề biết nguyên nhân. Vì dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể. Nếu lượng nước dư thừa không được bài tiết ra khỏi cơ thể, thì khối lượng máu sẽ tăng và tiếp tục gây nghiêm trọng cho tình trạng sưng tấy, dẫn đến kiệt sức và mệt mỏi.

Điều đặc biệt về chủ nhân của bức thư đạt giải Nhất UPU 2021

Bất ngờ lợi ích khi cho trẻ ăn vặt, đây là 7 món quà vặt vừa ngon vừa bổ khiến trẻ thích mê
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Ăn vặt có thể giúp cho lượng đường trong máu của trẻ trở nên ổn định hơn, nhất là khi sau bữa ăn chính khoảng 3 tiếng.

Sai lầm cần tránh khi ăn ức gà vì hại gan, hại thận, làm đúng theo cách này sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả!
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Không nên ăn ức gà thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài với hàm lượng lớn. Khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ dư thừa protein và tích tụ nhiều cholesterol, tạo gánh nặng cho gan và thận…

Công dụng của Omega-3 đối với mắt
Sống khỏe - 4 giờ trướcHiện nay, việc có một đôi mắt khỏe cần nhiều thời gian và công sức chăm sóc, trong đó việc bổ sung Omega-3 hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho phù hợp với thể trạng là điều không thể thiếu.

3 lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư gan của người Việt ở mức cao
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcUng thư gan là một căn bệnh ác tính. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Những loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn để giúp con khoẻ, mẹ khoẻ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe của bà bầu nhưng cũng có một số cần hạn chế.

Những thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp không nên tiêu thụ nhiều
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcTheo các chuyên gia y tế, đây là một số thực phẩm mà người bệnh suy giáp nên tránh dùng quá nhiều.

Bệnh tay chân miệng có lây không? Cần làm gì để nhanh cải thiện?
Sống khỏe - 9 giờ trướcTay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh đa dạng, dễ nhầm lẫn và có thể gây biến chứng nặng nề. Vậy bệnh tay chân miệng có lây không và cần làm gì để nhanh cải thiện bệnh?

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?
Y tế - 9 giờ trướcTrải qua 23 cuộc phẫu thuật, gương mặt Trang loang lổ, chằng chịt vết sẹo, nhưng cuộc sống của chị có nhiều thay đổi.

Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"
Bệnh thường gặp - 11 giờ trước"Trầm cảm lâu nay không có sao bây giờ nhiều thế?" là một nhận định rất phổ biến hiện nay, khi các bệnh lý rối loạn tâm thần, điển hình như trầm cảm, được chẩn đoán nhiều hơn đáng kể.

"Nhân đôi đề kháng" – Bảo vệ "những cây non" trước giông bão của dịch bệnh
Sống khỏe - 12 giờ trướcTrong 2 năm gần đây, sau khi kết thúc giãn cách xã hội, tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh nhiễm trùng tăng nhiều hơn, xuất hiện nhiều bệnh không tuân theo quy luật thông thường, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tếGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.