Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Thứ ba, 16:06 13/06/2023 | Sống khỏe

Các triệu chứng mất ngủ (khó ngủ, hoặc thức giấc quá sớm) có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn. Nguy cơ này sẽ lớn hơn đối với những người dưới 50 tuổi - nghiên cứu mới chỉ ra.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Wendemi Sawadogo cho biết: "Về chức năng sinh học, giấc ngủ là chìa khóa để xử lý ký ức, sửa lỗi tế bào và đào thải các chất độc tích tụ trong ngày".

"Đó là một phần thực sự quan trọng của chức năng cơ thể. Vì vậy, khi xảy ra trục trặc trong hệ thống cơ thể, dẫn tới rối loạn giấc ngủ, khó ngủ , ngủ không sâu giấc, thì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe" - Sawadogo cho biết thêm.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, tình trạng mất ngủ là khá phổ biến, ảnh hưởng tới hơn 1/3 dân số Mỹ. Tuy nhiên, họ chưa rõ mất ngủ ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ ra sao, nhưng nghiên cứu trước đây đã cho thấy mất ngủ có thể dẫn tới phản ứng viêm có hại cho cơ thể.

Nghiên cứu mới đã sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu về sức khỏe và hưu trí của người Mỹ trên 50 tuổi và vợ/chồng của họ. Dữ liệu bao gồm hơn 31.000 người không có tiền sử đột quỵ vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu.

Mất ngủ có thể gây tăng nguy cơ đột quỵ - Ảnh 1.

Mối liên quan giữa các triệu chứng mất ngủ và đột quỵ thể hiện rõ ràng hơn ở đối tượng trẻ tuổi.

Đối tượng nghiên cứu được hỏi 4 câu hỏi về tần suất khó ngủ, bị thức giấc giữa đêm, thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được. Họ cũng được hỏi về tần suất được nghỉ ngơi vào buổi sáng và được theo dõi trong thời gian trung bình là 9 năm.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét đến các yếu tố nguy cơ khác có thể liên quan tới đột quỵ như uống rượu, hút thuốc và hoạt động thể chất.

Kết quả cho thấy, trong thời gian nghiên cứu, có tổng cộng 2.101 cơn đột quỵ xuất hiện ở đối tượng nghiên cứu. Những người có từ 1 đến 4 triệu chứng mất ngủ thì có nguy cơ đột quỵ tăng 16% so với những người không có triệu chứng. Những người có từ 5 đến 8 triệu chứng mất ngủ thì có nguy cơ đột quỵ tăng 51%.

Mối liên quan giữa các triệu chứng mất ngủ và đột quỵ thể hiện rõ ràng hơn ở đối tượng trẻ tuổi, cụ thể người có từ 5 đến 8 triệu chứng thì có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần so với những người không có triệu chứng. Với nhóm từ 50 tuổi trở lên, người có triệu chứng mất ngủ thì có nguy cơ đột quỵ cao hơn 38% so với những người không có triệu chứng.

Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường , tăng huyết áp, bệnh tim và trầm cảm cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

Tiến sĩ Rajkumar Dasgupta, chuyên gia về giấc ngủ tại Học viện y học giấc ngủ Mỹ, người không thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: "Kết quả nghiên cứu mới cho thấy rằng nếu chúng ta tập trung quan tâm tới những ca khó ngủ bằng các liệu pháp hành vi nhận thức, thì chúng ta có thể giảm được số ca đột quỵ".

"Hội Tim mạch Mỹ cũng cho rằng nguy cơ đột quỵ có thể cao hơn nhiều ở những người bị mất ngủ so với những người không bị mất ngủ. Đây là một nghiên cứu quan trọng để nhấn mạnh ý nghĩa của việc xác định và điều trị mất ngủ nhằm giúp giảm tỷ lệ đột quỵ" - Dasgupta cho biết thêm.

Học viện y học giấc ngủ Mỹ đưa ra một số lời khuyên để giúp mọi người có một giấc ngủ ngon, bao gồm:

•  Đảm bảo lịch ngủ đều đặn, kể cả vào cuối tuần và ngày nghỉ.

•  Đi ngủ đủ sớm để đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng.

•  Nếu không thể ngủ được trong vòng 20 phút, hãy ra khỏi giường và thực hiện một hoạt động yên tĩnh, trong điều kiện thiếu ánh sáng và không sử dụng thiết bị điện tử.

•  Thiết lập thói quen đi ngủ thư giãn, với nhiệt độ dễ chịu và chỉ sử dụng giường ngủ để ngủ.

•  Không ăn quá no trước khi đi ngủ, và tránh dùng đồ uống có caffein vào buổi chiều và tối.

•  Tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh uống rượu trước khi đi ngủ, và giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ.

Các nhà khoa học cho rằng: "Nếu bản thân đang trải qua các triệu chứng mất ngủ, đừng nghĩ rằng nó sẽ biến mất ngay lập tức vì nó có thể tồn tại trong một thời gian dài. Do đó, hãy sớm đi khám bác sĩ chuyên khoa và cùng tìm giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng mất ngủ".


Nhật Nam (Theo HealthDay)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Ngôi sao thuốc Việt' – Danh hiệu cao quý cho các đơn vị, sản phẩm được vinh danh

'Ngôi sao thuốc Việt' – Danh hiệu cao quý cho các đơn vị, sản phẩm được vinh danh

Sống khỏe - 32 phút trước

GĐXH - Theo Ban Tổ chức, đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B (+).

Doanh nghiệp và sản phẩm thuốc được tôn vinh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 cần đáp ứng các tiêu chí nào?

Doanh nghiệp và sản phẩm thuốc được tôn vinh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 cần đáp ứng các tiêu chí nào?

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Các doanh nghiệp, sản phẩm được đánh giá dựa trên 4 nhóm tiêu chí chính: Tiêu chí chất lượng; tiêu chí đổi mới, sáng tạo; tiêu chí năng lực; tiêu chí cộng điểm ưu tiên.

WHO cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi trên toàn cầu

WHO cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi trên toàn cầu

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Theo Báo cáo Viêm gan Toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong do viêm gan siêu vi ngày càng gia tăng. Căn bệnh này là nguyên nhân lây nhiễm gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu, với 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm, ngang bằng với bệnh lao…

Hội đồng bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 gồm những chuyên gia uy tín nào?

Hội đồng bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 gồm những chuyên gia uy tín nào?

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Hội đồng bình chọn Doanh nghiệp sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc đạt Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 là các chuyên gia, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu về ngành dược cũng như lĩnh vực điều trị lâm sàng.

Không ăn mỡ lợn là đúng hay sai?

Không ăn mỡ lợn là đúng hay sai?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loại bỏ hoàn toàn mỡ lợn ra khỏi chế độ ăn vì mỡ lợn không tốt cho sức khỏe, gây béo phì, mỡ máu cao, tăng cholesterol là quan điểm của rất nhiều người. Vậy mỡ lợn có thực sự xấu như nhiều người vẫn nghĩ?

Bật mí bí kíp giúp Bona nhà Trương Mỹ Nhân phát triển trí não vượt trội

Bật mí bí kíp giúp Bona nhà Trương Mỹ Nhân phát triển trí não vượt trội

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mới chỉ 3 tuổi nhưng bé Bona nhà Trương Mỹ Nhân đã biết trông em giúp mẹ, vận động tinh khéo, phản xạ nhanh và ghi nhớ nhanh. Mẹ Nhân cũng không ngờ con phát triển trí não tốt như vậy, hỏi ra mới biết là nàng á hậu đã kiên trì áp dụng phương pháp này hàng ngày và phù hợp cho con.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Người đàn ông 50 tuổi phát hiện mắc ung thư dạ dày hối hận vì 2 thói quen mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi phát hiện mắc ung thư dạ dày hối hận vì 2 thói quen mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Phát hiện ung thư dạ dày và u thực quản từ triệu chứng hội miệng, người đàn ông này hối hận vì suốt bao năm thường xuyên mắc 2 thói quen xấu gây bệnh, đó là hút thuốc lá và ăn mặn.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Top