Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹo uống rượu mà không say

Chủ nhật, 11:05 13/12/2015 | Sống khỏe

Đừng bao giờ trộn lẫn các đồ uống với nhau vì nó có khả năng làm tăng hấp thụ chất cồn, khi đó bạn sẽ nhanh chóng "ngã gục".

"Quá chén" không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn dễ khiến người ta không kiểm soát được hành vi và để lại hậu quả không đáng có. Bởi vậy, việc phòng ngừa tình trạng say rượu sẽ tốt so với việc đi giải quyết và khắc phục "tàn dư" của nó.

Nếu bạn không thể từ chối được các cuộc vui thì hãy cứ vui vẻ nhận lời. Chỉ có điều, hãy bỏ túi một vài bí kíp vô cùng đơn giản sau để hạn chế một cách tối đa tình trạng say xỉn khi trở về nhà.


Tranh pha trộn đồ uống vì nó sẽ làm tăng sự hấp thụ cồn. Ảnh: Eater

Tranh pha trộn đồ uống vì nó sẽ làm tăng sự hấp thụ cồn. Ảnh: Eater

1. Ăn lót dạ

 Đừng nạp cồn vào cơ thể với dạ dày trống rỗng. Tốt nhất hãy lót dạ bằng một chén cơm, hoặc ăn đồ ăn có chất béo, những thực phẩm chứa carbohydrate như: bơ, sữa, gan... Ăn thêm hoa quả giàu vitamin B như dưa đỏ, súp lơ, cà rốt, lạc và rau xanh đậm. Đồ ăn chứa chất béo giúp làm giảm quá trình hấp thụ chất có cồn vào cơ thể và giảm sự khó chịu của dạ dày. Thức ăn nhiều carbohydrate giúp hạ đường huyết và giảm buồn nôn.

2. Đừng quên uống nước trước, trong, sau cuộc nhậu

 Khi đưa vào cơ thể các thức uống có cồn bạn sẽ có nhu cầu tiểu tiện nhiều hơn. Khi bị thiếu nước, các bộ phận có trong cơ thể có xu hướng lấy nước từ não, điều này khiến não bị teo, gây ra hiện tượng đau đầu.

3. Hãy uống chậm

 Uống nhanh làm cho gan không kịp làm việc, chất cồn sẽ không được bài tiết ra ngoài mà thấm vào trong máu khiến bạn dễ say hơn.

4. Đừng dại dột uống cà phê để chữa hoặc chống say

 Hỗn hợp rượu - cà phê gây ra hiện tượng 'tỉnh giả', ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến bạn kiệt quệ vào ngày hôm sau.

5. Không lẫn đồ uống có cồn

 Việc này khiến cơ thể phải hấp thụ chất cồn nhiều hơn, khi đó bạn sẽ nhanh chóng ‘ngã gục’.

6. Tuyệt đối không dùng chất chống say, chống nôn

 Một số người dùng thuốc aspirin vì nó có thể ức chế sản sinh ra prostaglandin- 1 (chất có thể gây nên tình trạng say). Tuy nhiên Acetaminophen có trong aspirin sẽ làm hại gan đặc biệt là khi kết hợp với đồ uống có cồn.

Cuối cùng, nên nhớ mỗi người có mức độ phản ứng khác nhau với thức uống có cồn. Chỉ có bạn mới có thể biết ngưỡng an toàn của bản thân. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi vượt quá giới hạn này nhé.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 1 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 2 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 22 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Top