Miễn dịch cộng đồng giảm, số ca mắc Covid-19 tăng cao, chuyên gia hiến kế biện pháp giảm ca lây nhiễm
GiadinhNet - Dịch Covid -19 đang gia tăng trở lại với diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người dân đang rất chủ quan và không có các biện pháp phòng tránh.
Số ca mắc tăng cao và nhanh, nhiều người có bệnh nền nhập viện
Trong gần nửa tháng qua, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam đang có xu hướng tăng trở lại. Theo thông tin từ Bộ Y tế tối 11/8, Việt Nam ghi nhận thêm 2.367 ca mắc Covid-19 mới trong vòng 24 giờ qua. Đây là ngày thứ 10 liên tiếp Việt Nam có số ca mắc Covid -19 tăng sau khi cả nước có thêm 2.000 ca mắc mới vào ngày 2/8 (lần gần nhất Việt Nam ghi nhận hơn 2.000 ca mắc Covid-19 là từ ngày 19/5 với 2.727 trường hợp).

Số ca Covid tăng cao trở lại cùng với dịch cúm A, sốt xuất huyết, khiến ngành Y tế quá tải với nỗi lo dịch chồng dịch. Ảnh: P.V
Theo thông tin từ Bộ Y tế, số bệnh nhân đang thở oxy là 63 ca, trong đó thở oxy qua mặt nạ là 48 ca, thở oxy dòng cao HFNC: 5 ca, thở máy không xâm lấn: 1 ca, thở máy xâm lấn: 9 ca. Ghi nhận từ các bệnh viện trong tuần đầu tháng 8 cho thấy, số ca mắc covid-19 phải nhập viện tăng. Tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) có gần 30 bệnh nhân COVID-19. Các ca bệnh nặng đa số là người cao tuổi, người có bệnh nền, thường là những người đã tiêm 2- 3 mũi vaccine và chưa mắc Covid-19. Ngoài ra cũng có một số trường hợp nhập viện liên quan đến vấn đề về phổi do COVID-19 nhưng không nặng như trước đây.
Chia sẻ với báo chí, BS Đặng Trung Anh, bác sĩ điều trị tại Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 cho biết, số ca F0 có tăng, nhưng tình trạng bệnh nhân nặng không tăng cao. Ngay tuần đầu tháng 8, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 6-8 bệnh nhân Covid-19 mới, đa số là những bệnh nhân có bệnh nền cần phải theo dõi, chăm sóc y tế. "Hiện cũng có một số bệnh nhân nặng phải thở máy, có bệnh nhân phải thở máy xâm nhập, thở oxy dòng cao" - BS Đặng Trung Anh cho biết.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đang điều trị khoảng 80 bệnh nhân COVID-19, trong đó hơn 10 bệnh nhân thở máy và 1 số trường hợp có bệnh nền. BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện cho hay, thời gian trước thì có khoảng 40-50 giường bệnh điều trị cho bệnh nhân covid-19, trong hôm nay thì con số này là 80 giường.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, giai đoạn gần đây số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 đến viện thăm khám tăng gấp nhiều lần so với trước, cao điểm có ngày ghi nhận hơn 20 bệnh nhân.
Các ca mắc ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người già. Đa phần các bệnh nhân đều đã tiêm vaccine Covid-19 từ 2 mũi trở lên. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp dù triệu chứng Covid-19 tương đối nhẹ nhưng bệnh nền lại khởi phát nặng đến mức phải nhập viện. "Tại Bệnh viện Thanh Nhàn thời gian vừa qua đã ghi nhận nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 lần 2, thậm chí là lần 3"- BS Hường cho biết.
BS Hường khuyến cáo, trong bối cảnh hiện nay, người dân cần đeo khẩu trang, Đặc biệt, những người già, người có bệnh nền… càng cần phải chú ý bảo vệ sức khỏe.
Chuyên gia hiến kế biện pháp giảm ca lây nhiễm
Theo báo cáo cập nhật hằng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu ngày 10/8, lần đầu tiên sau nhiều tháng qua, Việt Nam lại có tên trong danh sách các nước có số ca mắc mới cao nhất trong tuần chỉ sau Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.
Thông tin từ WHO cho rằng, nếu tính trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam đã đứng thứ tư trong các quốc gia có số ca mắc mới cao nhất trong tuần, chỉ sau Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: Số ca mắc được cập nhật trên phương tiện thông tin đại chúng chưa phải là con số thực tế, mà con số thực tế còn cao hơn vì hiện nay số ca nhiễm không có triệu chứng, người có triệu chứng nhẹ không xét nghiệm và có người xét nghiệm dương tính cũng không khai báo.
Tuy nhiên, theo ông Trần Đắc Phu, nếu nói Việt Nam có số ca mắc cao thứ tư trên thế giới thì việc so sánh này cần phải so sánh số mắc trên 100.000 người dân chứ không phải so sánh số tuyệt đối vì dân số các nước là khác nhau, Việt Nam chúng ta một trong những nước có dân số đông.

Việt Nam đang lưu hành chủng Omicron, đặc biệt là biến thể phụ BA.4, BA.5 đang là biến chủng nổi trội. Người dân chống dịch linh hoạt nhưng vẫn rất cần tuân thủ biện pháp khẩu trang, khử khuẩn, tránh tiếp xúc với người lây nhiễm... Ảnh: TL
Nói về nguyên nhân các ca lây nhiễm đang tăng cao, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, hIện nay trên thế giới và tại Việt Nam đang lưu hành chủng Omicron, đặc biệt là biến thể phụ BA.4, BA.5 đang là biến chủng nổi trội gây ra tốc độ lây nhiễm nhanh so với biến chủng gốc. Riêng TP HCM có đến 80% bệnh nhân được giải trình tự gen nhiễm biến thể này.
"Khi chúng ta nới lỏng, sự gia tăng đi lại, giao lưu đang diễn ra nhiều giữa các tỉnh thành phố, người dân đi du lịch cao (thậm chí là "cháy vé" máy bay), gia tăng thêm sự tiếp xúc giữa người bệnh với người lành, làm số mắc tăng lên. Đặc biệt gia tăng số người mắc là những đối tượng dễ tổn thương như người già, người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch và người chưa tiêm vaccin, khiến họ phải nhập viện, có ca nặng thậm chí có nguy cơ tử vong" - GS.TS Trần Đắc Phu nói.
Giáo sư Trần Đắc Phu cũng phân tích: Dịch Covid-19 khác với một số bệnh khác như sởi chẳng hạn, khi bạn đã mắc rồi thì sẽ không bao giờ bị mắc nữa. Tuy nhiên với dịch bệnh Covid-19, miễn dịch được tạo ra từ miễn dịch tự nhiên (mắc covid) và miễn dịch do tiêm thì đều sẽ suy giảm theo thời gian. Thời gian qua có nhiều người đã bị tái nhiễm. Tổ chức quốc tế có một nghiên cứu nhóm nhỏ với 1.572 người thì tỉ lệ tái nhiễm khoảng 2,5% nhưng đối tượng tái nhiễm không có miễn dịch lên tới 10%, miễn dịch nhân tạo có được sau khi tiêm vaccine sẽ giảm đi sau 4-6 tháng.

Đeo khẩu trang vẫn là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Ảnh TL
Điểm lưu ý là người dân bắt đầu chủ quan, không thực hiện tốt dự phòng cá nhân như đeo khẩu trang, khử khuẩn, cách ly với người nhiễm... Trước kia chúng ta làm những việc này rất tốt.
Theo GS.TS Trần Đắc Phu, Covid-19 dù có biến thể đi chăng nữa thì vẫn là lây theo đường hô hấp, lây qua giọt bắn nên biện pháp dự phòng vẫn là đề cao dự phòng cá nhân mà trước tiên là 5K. Ông cũng nhấn mạnh "đeo khẩu trang phòng bệnh rất tốt", Bộ Y tế đang sửa đổi hướng dẫn về đeo khẩu trang và những đối tượng nào bắt buộc phải đeo, đối tượng nào khuyến khích.
"Chúng ta thực hiện thích ứng linh hoạt nhưng vẫn phải đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ cao vì nguy cơ lây nhiễm của Covid-19 vẫn là môi trường kín, tiếp xúc gần, đám đông. Chúng ta đeo khẩu trang, khử khuẩn, cách ly hoặc không tiếp xúc với người mang bệnh. Người có triệu chứng nghi ngờ không nên tiếp xúc với người lành đặc biệt là với trẻ em chưa tiêm vaccine, người già, người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch vì họ khi bị nhiễm thường có diễn biến nặng phải nhập viện gây quá tải hệ thống y tế và dễ tử vong" - ông nói.
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: Vaccine phòng chống Covid-19 hiện nay vẫn có hiệu quả kể cả với chủng mới nên việc tiêm vaccine là rất quan trọng. Do đó việc tiêm các mũi cơ bản và bổ sung, mũi nhắc lại là rất cần thiết, đặc biệt là với các đối tượng có nguy cơ cao.

việc tiêm các mũi cơ bản và bổ sung, mũi nhắc lại là rất cần thiết, đặc biệt là với các đối tượng có nguy cơ cao. Ảnh: TL
Bộ Y tế đề xuất vẫn giữ COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và Việt Nam chưa công bố hết dịch
Bộ Y tế vừa có Tờ trình Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, trong đó, Bộ Y tế đề xuất tiếp tục coi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và chưa công bố hết dịch COVID-19.
Theo Bộ Y tế, hiện nay, việc chuyển phân loại bệnh truyền nhiễm từ nhóm A sang nhóm B đối với COVID-19 có những thách thức như: Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản hướng dẫn liên quan, có nhiều quy định khác biệt cần phải điều chỉnh giữa bệnh truyền nhiễm nhóm A và bệnh truyền nhiễm nhóm B như về giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng; kiểm soát ra, vào vùng có dịch, công bố dịch; phòng lây nhiễm tại cơ sở khám, chữa bệnh; cách ly y tế; điều trị miễn phí; vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm và sử dụng vaccine trong tình trạng khẩn cấp.
Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không còn được quan tâm đúng mức; người dân có thể có tâm lý chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Bộ Y tế lưu ý các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không để bùng phát trở lại. Trong đó, đặc biệt tập trung đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 và đảm bảo thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và nhân lực y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch. Bộ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới.

Đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19 là giải pháp để nâng cao miễn dịch cho trẻ em và cộng đồng. Ảnh: Linh Bảo
Trao đổi bên lề tại Hội nghị trực tuyến tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh vừa diễn ra, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố đề nghị đăng ký nhu cầu vaccine sử dụng từ tháng 6 đến tháng 12 tới. Qua thống kê đề nghị của các địa phương, từ giờ đến tháng 12, Việt Nam không lo ngại việc dư thừa vaccine, thậm chí, cần bổ sung thêm.
Cụ thể, với nhóm 5-11 tuổi, dự kiến số lượng vaccine cần thêm là 500.000 liều. Bộ Y tế sẽ cố gắng cung ứng thêm số lượng vaccine này để đảm bảo công tác tiêm chủng từ nay đến cuối năm.
Cũng theo ông Đặng Đức Anh, số lượng tiêm chủng thời điểm này đã tốt hơn so với những tháng trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm với các mũi nhắc lại vẫn cần cải thiện, nhất là ở nhóm trẻ em. Dự kiến, việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ sẽ được hoàn thành trong tháng 8, trước khi trẻ đến trường.

Cao Bằng: 2 người bị trâu, bò húc gây đa chấn thương
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân trong quá trình chăn trâu, bò thì bị húc và kéo lê gây đa chấn thương.

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chăm sóc sức khỏe trẻ em giữa Pfizer Việt Nam cùng Hội Nhi khoa Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcNgày 26/5/2023, Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Nhi khoa Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của nhân viên y tế trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thuộc lĩnh vực nhi khoa như: hô hấp, sơ sinh, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, ngoại khoa… trong giai đoạn 2023 - 2026.

Không thể dùng thuốc giải độc chuyển về từ Thụy Sĩ, sức khỏe 2 bệnh nhân ra sao?
Y tế - 2 ngày trướcTại Bệnh viện Chợ Rẫy, hai anh em ruột ngộ độc botulinum chưa có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào. Hai trường hợp ở Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục phải thở máy.

Mục sở thị Trung tâm đào tạo Chẩn đoán hình ảnh chất lượng quốc tế tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcTrung tâm Đào tạo nâng cao về Chẩn đoán hình ảnh (AIEC) thuộc Viện Khoa học sức khỏe – Trường Đại học VinUni vừa chính thức đi vào hoạt động. Đây là nơi mang lại những khóa học thực tiễn với giá trị khác biệt, giúp nâng cao năng lực cán bộ y tế và đóng góp cho sự thay đổi chất lượng chẩn đoán hình ảnh tại Việt Nam.

Bất thường cơ quan sinh dục khiến bé trai phải phẫu thuật
Y tế - 3 ngày trướcNhận thấy bộ phận sinh dục của mình có bất thường, bé trai ở Hà Nội đã chia sẻ với gia đình để được đưa đi khám.

Pfizer Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam
Y tế - 3 ngày trướcNgày 24/5/2023, Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai trong giai đoạn 2023 – 2025.

Em bé chào đời phải nhập viện khâu 21 mũi vì sai lầm của người nhà
Y tế - 3 ngày trướcThấy em bé vừa chào đời có khối bùng nhùng, người thân dùng dao cắt bỏ màng dính khiến trẻ chảy nhiều máu phải đưa đến viện cấp cứu.

Suýt chết vì ăn nhộng ve sầu lại tưởng đông trùng hạ thảo
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Nhầm tưởng nhộng ve sầu là đông trùng hạ thảo, nam bệnh nhân bị ngộ độc suýt tử vong.

Huyết áp tăng cao liên tục, bé trai 14 tuổi phát hiện mắc bệnh hiếm gặp
Y tế - 3 ngày trướcBé trai 14 tuổi bị huyết áp cao liên tục, khám nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm, cho đến một lần bị tai nạn giao thông mới phát hiện mắc u tuyến thượng thận.

Giám đốc bệnh viện vừa hiến máu vừa cấp cứu sản phụ gặp tai biến sản khoa nguy kịch
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Sản phụ nhóm máu B, trong khi gia đình đưa đi cấp cứu chỉ có 1 đơn vị máu không đủ để truyền cấp cứu, nếu không có đủ máu, sản phụ sẽ nguy kịch và khó qua khỏi.

Cô dâu Hưng Yên cấp cứu ngay đêm tân hôn vì 'vật lạ' đâm xuyên váy cưới
Y tếVừa qua, các bác sĩ khoa Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công lấy một dị vật sắc nhọn bằng kim loại ra khỏi mông trái một cô gái 23 tuổi, ở Hưng Yên. Điều đáng nói, cô gái gặp tai nạn hy hữu khi mặc áo cưới ngồi xe hoa về nhà chồng…