Môn Lịch sử cấp phổ thông “nói không” với… tích hợp
GiadinhNet - Cuối cùng, các nhà khoa học và Bộ GD&ĐT “ngồi lại” với nhau, thống nhất để thay đổi chương trình sách giáo khoa, cải tiến nội dung môn Lịch sử nhằm đưa môn học này hấp dẫn hơn. Cũng có ý kiến cho rằng, môn Lịch sử cần đưa vào môn thi bắt buộc tại kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia.

Đổi mới cách dạy, thay vì tích hợp
Sau khi Quốc hội quyết định giữ môn Lịch sử trong các cấp học phổ thông, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ GD&ĐT và Hội khoa học Lịch sử Việt Nam cũng vừa tổ chức Hội nghị về vị trí môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông. Qua thảo luận, Bộ GD&ĐT và Hội khoa học Lịch sử đưa ra một số điểm thống nhất, trong đó có việc không tích hợp môn Lịch sử ở bậc THPT.
Không đồng tình với việc tích hợp, cắt giảm nội dung của môn Lịch sử nhất là ở bậc THPT, GS Sử học Vũ Dương Ninh (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cần xác định rõ yêu cầu học Sử của từng cấp để đưa vào chương trình giảng dạy những vấn đề cơ bản, phù hợp tâm, sinh lý của từng lứa tuổi học sinh. Trên cơ sở đó, việc đổi mới dạy và học môn này là hết sức cần thiết. Môn học Lịch sử hiện nay đối với học sinh phổ thông quá nặng nề, ôm đồm và có phần “tham lam”. Cần chọn lọc một số sự kiện gây được hứng thú với các em, trong đó có việc bảo vệ Tổ quốc và những bài học bổ ích trong quá khứ.
“Cần thay đổi bộ sách giáo khoa Lịch sử dựa trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu môn học, chọn lọc các sự kiện để nâng cao nhận thức của học sinh về kiến thức lịch sử, nâng cao lòng yêu nước. Nội dung kiến thức cần nhẹ nhàng và trình bày gọn gàng hơn, có hình ảnh, sơ đồ, đi thực tế để tăng tính hấp dẫn cho học sinh. Theo tôi, Lịch sử phải là môn thi độc lập và bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia tới”, GS Vũ Dương Ninh chia sẻ thêm.
TS Vũ Thu Hương (Đại học Sư phạm Hà Nội) thì nhìn nhận vấn đề ở góc độ người dạy. “Giáo viên nên bỏ cách giảng dạy “ru ngủ” đối với học sinh như hiện nay. Giáo viên Lịch sử hãy vận dụng sách tham khảo, làm bài tập thực hành thú vị để thu hút học sinh. Ví dụ, thay vì giảng bằng lời về nhà Nguyễn, hãy yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, sách tham khảo và xây dựng sơ đồ gia phả dòng họ, xem có bao nhiêu chúa Nguyễn và vua Nguyễn… Hãy cho học sinh được học môn Lịch sử với tâm lý thoải mái nhất, chính các em say mê và hứng thú học hơn, thậm chí “đòi” được học nhiều hơn”, TS Vũ Thu Hương nói.
Môn Lịch sử sẽ độc lập ở cấp THPT
Bộ GD&ĐT và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có một số điểm thống nhất căn bản: Thứ nhất, ở bậc tiểu học, Lịch sử sẽ tích hợp trong môn học chung cùng với một số ngành khoa học khác, thông qua các câu chuyện để tạo hứng thú và hiểu biết cho học sinh. Ở bậc THCS có thể giữ thành môn độc lập hoặc gộp vào môn Địa lý có những phần tích hợp chung có liên quan. Ở bậc THPT, Lịch sử vẫn là nội dung bắt buộc, không tích hợp vào môn Công dân với Tổ quốc. Học sinh chọn Lịch sử để thi đại học sẽ học lịch sử nâng cao; đây là môn học độc lập. Học sinh không thi đại học sẽ học bắt buộc môn Sử, Địa với kiến thức cơ bản.
Là người giáo viên dạy môn Lịch sử hơn 20 năm nay, cũng như nhiều đêm mất ngủ suốt mấy tháng qua vì Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, thầy Trần Trung Hiếu - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) tỏ ra vui mừng trước việc Quốc hội đã ra quyết định giữ môn Lịch sử ở chương trình phổ thông. Thầy Hiếu tâm sự: “Những đóng góp của các nhà khoa học, các giáo sư Sử học hàng đầu Việt Nam đã cho thấy, đã đến lúc cần phải thay đổi lại về các bài học Lịch sử ở các cấp phổ thông. Bộ GD&ĐT phải làm lại cấu trúc và nội dung chương trình tổng thể, sau đó mới nghĩ đến chuyện biên soạn sách giáo khoa, đào tạo và đào tạo lại giáo viên”.
Việc Bộ GD&ĐT cũng đã “tiếp thu” ý kiến, thống nhất về một số phương án để xây dựng môn Lịch sử trong tương lai đó là những tín hiệu tích cực cho môn học Lịch sử, cũng như rất nhiều giáo viên dạy môn học này có dịp thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục cho rằng, cần bàn thêm về đặt tên riêng môn là Lịch sử, Địa lí là một phương án hoặc có thể gọi là môn Sử - Địa nhưng có nội dung lịch sử, địa lí riêng và phần chung.
Như vậy, sau hơn 3 tháng công bố Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Lịch sử cơ bản cũng đã được hình thành ở các cấp học phổ thông, đặc biệt là ở bậc THPT. Tuy nhiên, môn Lịch sử sẽ ra sao trong chương trình giáo dục phổ thông trong những năm tới sẽ tiếp tục được Bộ GD&ĐT nghiên cứu, xây dựng trong những “Dự thảo” tiếp theo.
Tháng 8 vừa qua, Bộ GD&ĐT ban hành Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gây tranh cãi. Nếu ở tiểu học, Lịch sử được tích hợp trong bộ môn Khoa học xã hội theo dạng bắt buộc thì ở cấp THPT, môn này được phân hóa trở lại trong các môn tự chọn. Cấp THPT, sẽ có môn Công dân với Tổ quốc (tích hợp từ ba phân môn Giáo dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng an ninh). Như vậy, đến nay cơ bản đã xóa bỏ môn tích hợp Khoa học xã hội (cấp tiểu học), cấp THCS và THPT môn Sử hoặc đứng độc lập hoặc ghép với môn Địa lí.
Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Nguyên nhân tiền điện tháng 6 tăng đột biến
Đời sống - 8 phút trướcLý giải nguyên nhân tiền điện tăng cao, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, trong tháng 6/2025, sản lượng điện bình quân theo ngày trên toàn địa bàn Hà Nội đạt hơn 90 triệu kWh, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024.

Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Thông báo tuyển sinh lớp 10 đợt 2 của Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) với mức điểm chuẩn chỉ 2,5 điểm đang gây xôn xao mạng xã hội và khiến nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng đầu vào.

Hút thuốc trong khách sạn, du khách phải đền 4,8 triệu vì làm thủng nệm
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Một nam du khách lưu trú tại khách sạn 3 sao ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng do hút thuốc lá trong phòng và làm thủng nệm.

Danh sách các trường đại học top đầu xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đại học tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng các phương thức không dùng điểm thi.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo tuổi Sửu sẽ dễ mất tiền bạc, cần làm ngay điều này để tránh điều xui
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, theo tử vi tháng 6 âm lịch dự báo tuổi Sửu sẽ đối mặt với những nguy cơ mất tiền bạc. Để tránh những điều xui, con giáp này nên biết nắm bắt những điều dưới đây.

Học phí các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025
Giáo dục - 4 giờ trướcHọc phí dự kiến của các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025 - 2026 từ 16,9 đến 65 triệu đồng/năm học.

Tạm giữ hình sự đối tượng tông xe máy khiến chiến sĩ CSGT tử vong ở Lai Châu
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Ngày 3/7, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định tạm giữ hình sự với Mùa A Hảo (SN 2007, ở phường Đoàn Kết) để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích, khiến 1 chiến sĩ CSGT hy sinh.

Vụ áp thuế gần 4,5 tỷ cho 300m² đất vườn: Vì sao hồ sơ bị xử lý chậm?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Sự việc một hộ dân ở Nghệ An bị tính thuế gần 4,5 tỷ đồng khi chuyển đổi 300m² đất vườn sang đất ở đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh này vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh, lý giải nguyên nhân và những vướng mắc liên quan đến bảng giá đất mới và quá trình xử lý hồ sơ.

8 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ tháng 7/2025, người dân nên cập nhật
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo cơ quan thuế, không phải mọi dòng tiền vào tài khoản cá nhân đều bị tính thuế thu nhập cá nhân. Đó là những trường hợp nào?

Người phụ nữ bị sét đánh tử vong khi đi qua cánh đồng ở Hà Nội
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ trong lúc di chuyển qua cánh đồng thuộc xã Đại Thanh (TP Hà Nội) thì bất ngờ bị sét đánh trúng, tử vong thương tâm.

Xe khách biến dạng phần đầu sau va chạm ô tô tải trên Quốc lộ 1
Thời sựGĐXH - Sau chạm với ô tô tải trên Quốc lộ 1, chiếc xe khách bị biến dạng phần đầu, hư hỏng nặng.