MS 802: Xót xa trước khao khát được sống thêm với con của người phụ nữ bị ung thư xương, chân to như “chân voi”
GiadinhNet - "Ôi vào bệnh viện K là ung thư, là chết rồi con ơi”, Hà Thị Mùi kể lại cái đêm mà cả hai vợ chồng bơ vơ giữa Hà Nội, hỏi thăm mãi mới đến được Bệnh viện K và rồi nhận tin như sét đánh ngang tai. Hiện tại chân của chị ngày càng sưng to như "chân voi" nhưng vì hoàn cảnh mà chưa thể đến viện.
Chân to như "chân voi"
Mùi là cô gái Thái quê ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), học hết cấp 2, do nhà nghèo đành phải nghỉ học sớm. Cô làm công nhân ở Quan Sơn và gặp người đàn ông của cuộc đời mình là chàng trai người Mường - Lương Văn Thuyền (SN 1996) và lên duyên vợ chồng năm 2015. Hiện vợ chồng chị đã có hai cô con gái, một bé học lớp 3 và một bé học lớp 1.
Từ một người phụ nữ tháo vát, khỏe mạnh như bao người bình thường khác, biến cố xảy ra năm 2020 đã cướp đi mọi thứ của Mùi. Tháng 8/2020 Mùi bị trượt chân ngã, gãy lìa xương đùi. Gia đình đưa Mùi đi Hà Nội khám và đau đớn nhận kết quả là cô bị ung thư xương. Nằm bệnh viện được hơn 1 tháng, vì điều kiện quá khó khăn nên Mùi đành phải xin xuất viện về tự điều trị ở nhà.
Một năm rưỡi từ ngày ở Bệnh viện K Tân Triều về nhà, chân của Hà Thị Mùi ngày càng to lên từng ngày."Mới hôm trước nó bé tí, 20 ngày gần đây nó to dần ra như một con lợn, da đùi cứ nứt dần ra, rất là rát, em không cử động được", Mùi vừa nói vừa chỉ xuống chân bị gãy đang sưng to của mình. Với chiếc chân to như "chân voi" hiện tại của mình, Mùi không tự nhấc nổi chân, càng không thể tự bước đi... Mọi hoạt động của Mùi đều diễn ra tại chỗ. Mỗi lúc cần lau, rửa, vệ sinh là cần phải có sự hỗ trợ của 7-8 người.
"Lúc đầu, em chỉ mong ra đến Bệnh viện Việt Đức để các bác sĩ khám và chữa chân gãy cho em. Nhưng mà ra đến đó, họ lại bảo là ra Bệnh viện K. Bọn em không biết đường ra viện K, lúc đó cũng tối muộn rồi. Xong em hỏi anh taxi Bệnh viện K ở đâu thì anh ấy mới bảo, Bệnh viện K là bệnh viện ung thư mà. Em cũng lo, bảo là, ơ, vào đó là ung thư, là chết rồi con ơi..." – chị Mùi xót xa nói.
"Em muốn được đi viện, em muốn sống thêm với con"
Khi hỏi Mùi về nỗi lo sợ lớn nhất thì người mẹ trẻ này đã không kiềm được cảm xúc, cô khóc thành tiếng, rồi nước mắt lại lăn dài, kể bằng giọng rất chân chất: "Em sợ nhiều cái lắm, con của em thì còn nhỏ. Nói chung là, nhiều thứ lắm. Có gì thì mong mọi người giúp đỡ cho em với. Em còn muốn được đi viện, em muốn sống thêm với các con".
Mùi chia sẻ rằng, cô nhận thấy cơ thể đang yếu dần nên nỗi sợ lớn hơn cả là sẽ không còn có thể ở cạnh con, thậm chí chỉ là ngồi đó để nhìn ngắm con mỗi ngày như hiện tại cũng khó.
"Em cũng còn muốn được đi bệnh viện, còn muốn khỏe mạnh để sống thêm lâu với các con. Nếu đi đến đó (bệnh viện) họ bảo là không làm được thì em cũng cam lòng. Bây giờ ở nhà không có tiền mà chỉ ngồi một chỗ nhìn các con, em thấy đau lắm... Em không lo được cho các con nữa rồi, chỉ biết nhìn thôi. Nhiều lúc bố đi làm, mẹ nằm đó, con chết đói…." – Mùi nghẹn ngào nói.
Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi rơi vào một khoảng im lặng đến đáng ngại. Mùi khóc, Thuyền cũng rơi nước mắt, những người bên cạnh cũng không kìm lòng nổi. "Vợ em cũng ốm nặng gần 1 năm rưỡi rồi, giờ em chỉ mong vợ em khỏe mạnh lại với bố con em. Nhà thì không có gì, tiền lo cho vợ đi chữa bệnh cũng toàn đi vay. Giờ vợ ốm nặng rồi, em sợ là không có vợ nữa. Mong vợ khỏi ở nhà với các con để em còn yên tâm đi làm thuê, lấy tiền trả nợ, lo cho con học hành. Nhiều lúc em muốn nói với vợ là ‘anh mệt lắm’ nhưng lại không thể nói ra vì thương vợ đang ốm nặng, sợ vợ nghĩ thêm nhiều nên cứ cố gắng", Thuyền bộc bạch.
Hoàn cảnh gia đình hai bên nội ngoại của vợ chồng chị Mùi còn nhiều khó khăn. Bố của Mùi mất sớm, để lại mấy mẹ con; còn gia đình nhà chồng Mùi cũng chỉ đủ ăn. Nguồn thu của gia đình hiện nay chủ yếu dựa vào công việc bốc vác, làm thuê của chồng Mùi. Hầu như Thuyền làm mọi việc, ai thuê gì cũng làm. Ngày nào làm tốt lắm thì được 200 nghìn đồng, nhưng công việc không đều. Gia đình có hơn 1 sào ruộng, mỗi vụ thu được 6 bao thóc; ngoài ra có một chút đất rừng trồng luồng nhưng không ăn thua nên hằng ngày, Thuyền đi làm thuê như bốc vác, chặt luồng, chặt nang.
Cuộc sống khổ sở của chị Mùi với cái chân ngày càng sưng to vì bệnh tật
Căn nhà hiện tại của vợ chồng chị Mùi cũng là nhờ có sự hỗ trợ từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. "Trước gia đình em cũng không có nhà ở đâu. Nhà nước thấy hoàn cảnh khó khăn thì giúp, rồi chúng em tận dụng gỗ từ căn nhà cũ của bố mẹ, nhờ người sửa sang lại để có nhà ở với người ta. Nhưng làm nhà này cũng phải vay nhiều, rồi em đi viện thì cũng phải vay thêm nhiều. Đến giờ nợ khoảng 100 triệu rồi ạ."
Chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình vợ chồng chị Mùi, anh Lương Văn Kiêm – Trưởng bản Xuân Sơn cho biết, cuộc sống của vợ chồng nhà chị Mùi hiện khá chật vật. Người vợ hiện đang bị gẫy chân sưng to nhưng không có tiền nên đang ở nhà, đắp thuốc cỏ, chỗ nứt thì bôi thuốc bột... Trong bản ai cũng thương, bà con cũng hay đến chơi, thăm hỏi hai vợ chồng. Nhân dân trong bản cũng giúp công sức như chặt luồng, chặt nứa để cho vợ chồng, rồi thì cũng góp người vài chục, một trăm... Bà con ở đây còn nghèo lắm nên mong cộng đồng hỗ trợ thêm cho gia đình chị Mùi.
Ông Lương Văn Chiên – Phó chủ tịch UBND xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn cũng đã xác nhận hoàn cảnh của gia đình anh Thuyền, chị Mùi ở bản Xuân Sơn: "Hiện tại, chị Mùi đang bị ung thư xương. Tôi và một số cán bộ địa phương tổ chức vào thăm, chứng kiến tận mắt, thấy chân của chị Mùi sưng to quá, có hiện tượng bị rạn da, nứt da. Về mặt chế độ, chính sách thì địa phương cũng hết sức hỗ trợ cho hoàn cảnh này vì họ vô cùng khó khăn. Trước đó, chúng tôi đã kêu gọi ngân hàng hỗ trợ xây dựng căn nhà trên nếp nhà cũ của bố mẹ anh Thuyền. Mong rằng các mạnh thường quân cố gắng giúp đỡ thêm để chị Mùi có điều kiện chữa bệnh, cho hai cháu nhỏ có thêm điều kiện học hành...".
Mọi sự giúp đỡ gia đình chị Mùi, anh Thuyền - Mã số 802 xin gửi về:
1. Anh Lương Văn Thuyền, chị Hà Thị Mùi ở bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.suckhoedoisong.vn. Đề gửi: Mã số 802
3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Sức khỏe và Đời sống. Địa chỉ 138A Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Đề gửi: Mã số 802
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0868.174.324
4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 113.000.000.282.
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 061.100.191.1287.
Đề gửi Mã Số 802
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 1 ngày trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 2 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 4 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 6 ngày trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.