Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa hè ăn gừng theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, 6 sai lầm nghiêm trọng khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe, bạn cần biết để tránh

Thứ ba, 11:44 16/05/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Nhiều người sợ ăn vào mùa hè vì cho rằng gừng nóng, ăn vào cơ thể sẽ tăng cảm giác nóng bức. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.

Ăn ngô luộc tốt nhất nên chọn thời điểm này, 5 nhóm người cần cẩn trọng khi ăn ngô để phòng tác dụng phụĂn ngô luộc tốt nhất nên chọn thời điểm này, 5 nhóm người cần cẩn trọng khi ăn ngô để phòng tác dụng phụ

GĐXH - Ngô luộc thực chất không phải là một loại rau mà là ngũ cốc, nên việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe.

Gừng tươi từ đâu được người dân sử dụng vừa là món ăn, vừa là bài thuốc. Gừng có thể được sử dụng tươi, khô, bột, hoặc nước ép...

Trong những ngày nóng nắng như hiện nay, nhiều người hạn chế ăn gừng vì cho rằng gừng nóng, ăn vào cơ thể sẽ tăng cảm giác nóng bức. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm vì vào mùa hè, năng lượng dương của cơ thể thoát ra bên ngoài nhiều do nóng nực, bên trong lại thiếu hụt. Để giải quyết tình trạng cơ thể bị thiếu dương khí, chế độ ăn vào mùa hè nên bổ sung một số thực phẩm có tính ấm như gừng rất tốt để cân bằng âm dương trong các cơ quan nội tạng.

Mùa hè ăn gừng theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, 6 sai lầm nghiêm trọng khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe, bạn cần biết để tránh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, ăn gừng vào mùa hè còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Ăn gừng giúp ăn ngon miệng hơn

Mùa hè, nóng bức khiến chúng ta chán ăn. Trong khi đó, chất cay có trong gừng có thể kích thích thần kinh vị giác của lưỡi và cơ quan cảm nhận trên niêm mạc dạ dày, thông qua các phản ứng thần kinh làm tăng cường nhu động dạ dày và đường ruột, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa. Gừng tươi còn có thể kích thích ruột non, tăng cường chức năng hấp thu của niêm mạc ruột, từ đó đạt hiệu quả khai vị kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa và cảm giác thèm ăn.

Ăn gừng giúp giải độc, diệt khuẩn

Mùa nóng, nhiều người thích ăn đồ lạnh, một số thực phẩm loại này bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài khi ăn vào sẽ gây khó chịu, có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… Và tinh dầu có trong gừng tươi chính là được dùng để phát huy tác dụng giải độc, diệt khuẩn.

Ăn gừng giúp trừ gió giải hàn

Trời nóng dễ xuất hiện các triệu chứng tỳ vị hư hàn. Gừng tươi có tính ấm, giải hàn, giảm đau, có thể giải quyết tình trạng bị nhiễm lạnh.

Ăn gừng giúp phòng cảm mạo

Đối với người cảm mạo thông thường với các biểu hiện như chóng mặt, khó thở, chảy nước mũi… Nếu uống canh gừng thích hợp sẽ có tác dụng giải cảm, giúp tinh thần tỉnh táo.

Ăn gừng giúp giảm xơ cứng động mạch

Có nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng gừng tươi có nhiều hợp chất có khả năng giảm thiểu nguy cơ phát sinh chứng xơ cứng động mạch.

Mùa hè ăn gừng theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, 6 sai lầm nghiêm trọng khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe, bạn cần biết để tránh - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

6 sai lầm nghiêm trọng khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe

Gừng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên, sử dụng gừng không đúng cách, lạm dụng gừng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo không dùng gừng trong các trường hợp sau:

Không dùng khi bị trúng nắng

Nước gừng tươi chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa. Bạn cũng không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.

Không ăn quá nhiều gừng

Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu ăn với liều lượng lớn có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.

Không ăn gừng bị dập nát

Khi gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo nên độc tố vô cùng mạnh - chất safrole. Khi ăn vào dễ gây tổn hại đến chức năng gan, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản. Vì vậy, khi lựa chọn gừng tươi, nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất.

Không ăn nhiều gừng mọc mầm

Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.

Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có thể làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Nên ăn gừng vào buổi sáng để phát huy công dụng

Nhiều ý kiến cho rằng nếu ăn gừng vào buổi sáng thì sẽ tốt hơn cả uống nhân sâm, còn sử dụng vào buổi tối thì "độc ngang thạch tín". Trước những chia sẻ trên, Đại tá - lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y quận Ba Đình - Hà Nội) cho biết, câu nói ăn gừng vào buổi tối độc ngang thạch tín chỉ là lời truyền miệng, không có cơ sở khoa học.

Mùa hè ăn gừng theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, 6 sai lầm nghiêm trọng khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe, bạn cần biết để tránh - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Theo Lương y Minh, trong sách cổ có câu nói này, tuy nhiên đây chỉ là kinh nghiệm chứ nhiều nghiên cứu đều không chứng minh được điều này. Thực tế cho thấy, việc sử dụng gừng vào buổi tối bằng cách này hay cách khác như nấu canh cho thêm chút gừng, gà rang gừng… vẫn được người dân sử dụng thường xuyên vào bữa cơm tối và không ai bị sao cả.

Còn về phương diện Đông y, gừng vẫn được sử dụng trong một số bài thuốc dùng vào buổi tối để trị bệnh, điển hình như việc dùng gừng + muối + mật ong, cô thành viên để ôn ấm thận, an thần giúp ngủ ngon…

Đồng quan điểm trên, lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cho biết, gừng có thể chữa được cảm lạnh và là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong đông y. Theo đó, có khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng, qua đó có thể thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong hỗ trợ chữa bệnh.

Còn theo phân tích của y học hiện đại, gừng có chứa tinh dầu 2%–3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng được cho là có nhiều công dụng tốt với sức khỏe.

Thực tế, kiêng ăn gừng vào buổi tối là do trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái. Nếu uống hoặc ăn gừng nhiều vào bữa tối, hoặc sau bữa tối sẽ khiến tinh thần sảng khoái và gây mất ngủ…

Đau lưng, người phụ nữ bị gãy xương sườn sau khi đi bấm huyệt Đau lưng, người phụ nữ bị gãy xương sườn sau khi đi bấm huyệt

GĐXH - Trong lúc thực hiện, bệnh nhân đau nhói ở vùng thắt lưng phải nhưng nhân viên spa nói "không sao" và tiếp tục "bẻ khớp".

*

Các triệu chứng của COVID-19 liên quan đến hệ tiêu hóa

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 6 giờ trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 1 ngày trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Top