Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nên ăn mỡ lợn hay dầu ăn, ăn như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe?

Thứ bảy, 10:12 18/01/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Nên cân đối lượng dầu và mỡ, nếu bắt buộc phải chiên rán thì bạn nên giảm lượng dầu để chiên rán, thay thế bằng mỡ.

Loại rau mùa đông sặc sỡ giúp ổn định đường huyết và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọLoại rau mùa đông sặc sỡ giúp ổn định đường huyết và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Các hoạt chất có trong rau cải cầu vồng giúp người bệnh tiểu đường cân bằng lượng đường trong máu, ổn điện đường huyết. Điều đó giúp giảm tình trạng biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường.

Mỡ lợn và dầu ăn là những nguyên liệu quen thuộc, giúp món ăn thêm hấp dẫn, thơm ngon. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoài Vũ, Khoa Tim mạch – BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết mỡ lợn và dầu ăn đều cung cấp chất béo và tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể.

Mỡ lợn chứa nhiều chất béo bão hòa, vitamin A, vitamin D; có thể tái tạo cholesterol. Mỡ lợn cũng chứa thành phần cấu tạo nên tế bào thần kinh mà dầu thực vật không có. Song mỡ lợn khó hấp thụ hơn dầu.

Nên ăn mỡ lợn hay dầu ăn, ăn như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Dầu thực vật bao gồm các thành phần chất béo chưa bão hòa, vitamin E, vitamin K… Do chứa tỷ lệ acid béo omega-3, omega-6 không cân đối nên sử dụng nhiều dầu ăn làm tăng nguy cơ gây phản ứng viêm trong cơ thể. Dầu ăn dễ bị oxy hóa nên nhanh hấp thụ trong đường ruột, đồng thời dễ bị thay đổi bản chất và có thể tạo thành các chất không có lợi cho sức khỏe.

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, hiện nay mọi người chủ yếu ăn dầu, song sản phẩm này dễ bị oxy hóa. Mặt khác, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, dầu có thể bị khét, làm thay đổi bản chất. Do đó, bạn nên giảm lượng dầu để chiên rán, thay thế bằng mỡ.

Cân đối lượng dầu mỡ, nếu bắt buộc phải chiên rán thì nên chiên bằng mỡ. Tuy nhiên, mỡ lợn cũng có hàm lượng axit béo bão hòa cao, nếu dùng nhiều sẽ bị thừa chất, đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, đột quỵ.

Sử dụng quá mức dầu ăn và mỡ lợn dẫn đến dư thừa chất béo, gây tăng cân, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ… Vì vậy nên sử dụng lượng hợp lý, xen kẽ cả mỡ lợn và dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày.

Ăn mỡ lợn và dầu ăn thế nào tốt nhất cho sức khỏe?

 Bác sĩ Vũ khuyến cáo lượng chất béo sử dụng hàng ngày và cách sử dụng mỡ và dầu để ổn định sức khỏe tim mạch như sau:

Nên ăn mỡ lợn hay dầu ăn, ăn như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe?- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

- Chế độ ăn không nên vượt quá 30% lượng calo từ chất béo.

- Người trưởng thành bình thường và trẻ nhỏ trên 1 tuổi, lượng dầu thực vật và mỡ động vật dùng theo tỷ lệ 50 - 50.

- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tỷ lệ dùng mỡ - dầu là 70 - 30.

- Người thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh lý về tim mạch chỉ nên dùng dầu thực vật. Các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu đậu nành…

- Sử dụng nhiệt hợp lý cho các món chiên, xào để tránh biến đổi chất từ dầu mỡ: nhiệt độ xào khoảng 120 độ C, nhiệt độ chiên từ 160 – 180 độ C, nhiệt độ nướng 180 độ C.

- Không tái sử dụng dầu mỡ quá 2 lần vì lượng chất độc hại tăng cao, có thể giải phóng chất gây ung thư.

- Người có bệnh lý tim mạch cần lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu có triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, hụt hơi… hoặc nghi ngờ tái phát bệnh cần đến các chuyên khoa Tim mạch thăm khám và điều trị.

Nắng nóng, người bệnh cao huyết áp nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tim mạch, đột quỵNắng nóng, người bệnh cao huyết áp nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tim mạch, đột quỵ

GĐXH - Người bị cao huyết áp, trong những ngày nắng nóng huyết áp thường không ổn định. Người đang dùng thuốc điều trị huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời để phòng giãn mạch quá mức gây nên tình trạng tụt huyết áp.

Chuyên gia Mỹ phát hiện loại hạt giúp ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và bệnh tim mạch đang được trồng phố biến trên thế giớiChuyên gia Mỹ phát hiện loại hạt giúp ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và bệnh tim mạch đang được trồng phố biến trên thế giới

GĐXH - Ăn đậu lăng giúp giảm cholesterol và đường huyết hiệu quả, từ đó phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

7 cách ăn uống giúp kiểm soát bệnh tim mạch7 cách ăn uống giúp kiểm soát bệnh tim mạch

Bệnh tim có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài việc uống thuốc, can thiệp... thì ăn uống để kiểm soát bệnh cũng là việc cần thiết.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm

Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 32 phút trước

Chuyên gia cảnh báo trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi tai để chữa bệnh lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy hiểm.

Liên tiếp 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ở Phú Thọ được cứu sống nhờ làm nhanh 1 việc này

Liên tiếp 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ở Phú Thọ được cứu sống nhờ làm nhanh 1 việc này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ khẳng định việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời, can thiệp chuẩn xác, đó là yếu tố quyết định cứu sống người bệnh bị nhồi máu cơ tim.

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Pickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Gừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Top