Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu ăn cà tím, bạn nhất định phải biết điều này

Thứ ba, 08:00 28/03/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Cà tím là món ăn ngon nhưng có chứa khá nhiều chất độc hại cho cơ thể nếu không biết chế biến đúng cách.

So với các loại củ, quả khác thì cà tím không dồi dào năng lượng, nhưng cà tím là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và giàu vitamin B. Bên cạnh đó, với sắc tố màu tím sẫm, cà tím còn được biết đến là nguồn thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào, làm đẹp và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Cũng như các thực phẩm khác, cà tím cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, với đặc điểm của cà tím, khi ăn cần lưu ý những điều sau:

Không ăn khi bị hen suyễn, dị ứng

Người bị hen suyễn thường có cơ địa rất dễ bị dị ứng. Theo ghi nhận từ các nhà khoa học Ấn Độ, cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Vì vậy người bị hen suyễn, địa dị ứng khi ăn vào rất dễ bị ngứa ở miệng, hoặc mẩn ngứa ngoài da, đặc biệt khi ăn phải cà tím chưa chín kỹ.

Không ăn nhiều đề phòng ngộ độc

Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g. Tốt nhất nên chế biến thành món ăn để ăn cùng cơm.

Không đun ở nhiệt độ quá cao

Cà tím sẽ thơm ngon hơn khi được nấu kỹ cùng các thực phẩm và gia vị khác. Tuy nhiên cần lưu ý không đun cà tím không để nhiệt độ cao vì sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến ở nhiệt độ cao có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.

Ngoài ra, không nên bỏ vỏ khi ăn vì vỏ cà tím chứa nhiều vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe.

Những lưu ý cần thiết khi ăn cà tím

- Cà tím sau khi thái miếng cần ngâm cà qua nước pha muối, sau đó rửa lại để để loại bỏ nhựa, vị đắng cũng như các độc tố giúp món ăn ngon và an toàn hơn.

- Nên cho một chút giấm khi chế biến cà tím có tác dụng hạn chế được chất solanine gây ngộ độc cho cơ thể.

- Cà tím có tính hàn cao nên khi chế biến có thể cho thêm một vài lát gừng để an toàn cho người có hệ tiêu hóa kém.

MH (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai

Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ngoáy tai, nữ bệnh nhân bị người khác vô tình va trúng, dẫn đến chảy máu tai trái. Hình ảnh CT cho thấy bệnh nhân bị vỡ xương thái dương, vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch vào tiền đình.

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Vết bầm tím trên da nếu do tác động vật lý nhẹ thì sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi kèm các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Ung thư trực tràng nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ chữa khỏi khá cao.

Người đàn ông 66 tuổi ở Ninh Bình mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 66 tuổi ở Ninh Bình mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân mắc cùng lúc ung thư đại tràng và ung thư trực tràng có biểu hiện: Rối loạn đại tiện, mót rặn liên tục, đại tiện ra máu, phân nhầy, sụt cân nhanh...

Đỏ cộm mắt, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám phát hiện giun dài 4 cm chết trong mắt

Đỏ cộm mắt, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám phát hiện giun dài 4 cm chết trong mắt

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một con giun dài khoảng 4 cm, đã chết, nằm dưới lớp kết mạc nhãn cầu tại vị trí viêm thượng củng mạc.

Người đàn ông 53 tuổi suýt hoại tử chân vì chủ quan khi bị rắn cắn

Người đàn ông 53 tuổi suýt hoại tử chân vì chủ quan khi bị rắn cắn

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ đã phải cắt lọc tổ chức hoại tử và điều trị kháng sinh tích cực để kiểm soát nhiễm trùng cho người bệnh bị rắn cắn.

Người phụ nữ bị nhiễm trùng não vì mắc sai lầm trong lúc ăn dưa hấu

Người phụ nữ bị nhiễm trùng não vì mắc sai lầm trong lúc ăn dưa hấu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi ăn dưa hấu để lâu trong tủ lạnh, bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể, sau đó sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và lú lẫn....

Thông tin cần biết về biến chứng mắt ở người tiểu đường

Thông tin cần biết về biến chứng mắt ở người tiểu đường

Sống khỏe - 19 giờ trước

70% bệnh nhân tiểu đường lâu năm có thể mắc các biến chứng mắt nếu không kiểm soát được chỉ số đường huyết hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về biến chứng này, đọc ngay bài viết sau.

Người đàn ông 58 tuổi ở Bắc Ninh nửa đêm nhập viện vì tắc động mạch thừa nhận có tiền sử mắc 2 bệnh nguy hiểm

Người đàn ông 58 tuổi ở Bắc Ninh nửa đêm nhập viện vì tắc động mạch thừa nhận có tiền sử mắc 2 bệnh nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhập viện vì tắc động mạch có tiền sử viêm tắc mạch chi dưới cách đây khoảng 1 tháng, kèm theo tăng huyết áp và đái tháo đường type 2.

Chỉ mất 3 phút buổi sáng làm bài test này, bệnh tim mạch “không còn chỗ trốn”, sau 30 tuổi càng cần phải biết

Chỉ mất 3 phút buổi sáng làm bài test này, bệnh tim mạch “không còn chỗ trốn”, sau 30 tuổi càng cần phải biết

Sống khỏe - 22 giờ trước

Bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa và xảy ra bất chợt, vì vậy hãy thực hiện bài test này sớm để phát hiện dấu hiệu.

Top