Nghệ sĩ Giang “còi”: “Hãy coi hài Tết là món giải trí, đừng “soi” như sản phẩm nghệ thuật”
GiadinhNet - “Phim hài Tết chỉ là “món” giải trí nên khán giả đừng “soi” nó như sản phẩm nghệ thuật. Và người nghệ sĩ kể chuyện vui ngày Tết thì khán giả cũng đừng săm soi kỹ quá. Chúng ta hãy thoải mái thưởng thức nó, coi đó là gia vị thôi” - nghệ sĩ hài Giang “còi” chia sẻ.

Giang “Còi” trong phim Tết (Ảnh nhân vật cung cấp).
Táo quân không đổi mới được thì dừng lại
Được biết năm nay ngoài đóng hài, anh còn thử sức với vai trò đạo diễn phim hài Tết?
- Thực tế tôi đã làm đạo diễn phim từ vài năm nay rồi nhưng tôi không muốn chia sẻ. Tôi cũng khá kín tiếng trong chuyện này bởi tôi nghĩ Giang “còi” nổi tiếng là diễn viên cũng đủ rồi. Có muốn nổi hơn cũng vậy thôi.
Chẳng qua năm nay dàn diễn viên trẻ xài hết smartphone nên thích livestream phim trường thành ra mọi người biết tôi làm đạo diễn.
Thị trường hài Tết đang bị nhận xét là bão hòa vậy lý do gì anh lại lấn sân làm đạo diễn?
- Hài Tết là món ăn tinh thần không thể thiếu với mọi nhà. Có bánh chưng có thịt mỡ nhưng vẫn cần phải có dưa hành. Hài Tết cũng thế!
Tôi từng chia sẻ nhiều lần, phim hài Tết chỉ là “món” giải trí nên khán giả đừng “soi” nó như sản phẩm nghệ thuật. Và người nghệ sĩ kể chuyện vui ngày Tết thì khán giả cũng đừng săm soi kỹ quá. Bỏ hẳn thì không khán giả nào đồng ý nhưng tiếp tục thì cứ chê, cứ trách rồi hàng trăm kiểu “giá như”.
Người nghệ sĩ không phải làm dâu trăm họ mà cả trăm triệu họ. Đâu phải chỉ có hơn 90 triệu dân Việt Nam mà còn bao nhiêu kiều bào nước ngoài cũng theo dõi. Có người thích, có người không, có kẻ chê người ghét? Nhưng cuối cùng mục đích vẫn là phục vụ quần chúng. Quần chúng còn khen - chê là còn quan tâm. Và quần chúng không phải một nhóm người mà là đại đa số. Nên tôi vẫn diễn và vẫn làm hài Tết. Vì khán giả còn nhiều mà.
Lấy ví dụ chương trình Táo quân, sau 15 năm, hỉ nộ ái ố cũng nhận đủ rồi, theo lời chia sẻ của nghệ sĩ Chí Trung đã đến lúc nên dừng lại. Anh nghĩ sao về nhận xét này?
- Chí Trung nói có nhiều phần đúng với tư cách một người nghệ sĩ. Chương trình đã đi một chặng quá dài thì đã đến lúc cần đổi mới, mà không đổi được thì dừng lại.
Vì người nghệ sĩ hay chương trình giải trí thì đều bắt buộc phải sáng tạo. Nếu anh không sáng tạo thì anh trở thành “công nhân nghệ thuật”. Bằng ấy năm mà cứ mài một đường thì công nhân là đúng rồi. Đó là điều bi đát nhất trong nghệ thuật. Tôi thà làm công nhân tốt, đúng nghĩa còn hơn làm một nghệ sĩ tồi.
Nhưng khía cạnh nào đó, khán giả vẫn yêu cầu, vẫn là món ăn không thể thiếu dịp Tết. “Ngày 30 Tết thịt treo trong nhà” chứ không thể nào ngày đấy rồi còn “rau treo trong nhà” được. Vậy, “miếng thịt” đó phải chăng nên chế biến sao cho đa dạng hơn đi?
Thực tế đó có lẽ nhà sản xuất cũng nhận ra nhưng theo anh tại sao đến nay khán giả vẫn chưa nhận được lời hồi đáp xứng đáng?
- Nói chương trình đổi mới cũng khó vì cuộc sống 4.0 rồi, tất cả đều gấp gáp, vội vã. Hơi tắc đường một chút là lập tức trèo lên vỉa hè. Không ai có phút lắng để nghiền ngẫm, tư duy cho ra sản phẩm chỉn chu nhất hài lòng tất cả mọi người. Cho nên chương trình nào cũng sẽ có “sạn” và các đơn vị sản xuất đã cố gắng nhặt càng nhiều sạn càng tốt, hạn chế mức tối đa. Còn khán giả chúng ta hãy nhìn theo hướng tích cực nhất có thể.
Thực tế, suốt 15 năm Táo quân không phải không có đổi mới. Những năm đầu Táo quân chỉ là dạng tổng kết số cuối năm của “Gặp nhau cuối tuần”. Đến khi “Gặp nhau cuối tuần” chính thức dừng lại, không cho khán giả cười quanh năm nên cuối năm VTV cũng cho cười 1 trận đã đời, sảng khoái.
Táo quân giữ được rất tốt khi đưa được tất cả những cái nhí nhố, cực đoan, để đến cuối năm đưa lên phê phán bằng nụ cười châm biếm hài hước, dễ đi vào lòng người. Nhưng để đổi mới hoàn toàn cần một đội ngũ mới từ kịch bản, đạo diễn, diễn viên, thiết kế, mỹ thuật… Đó mới là điều khó!
Phim của tôi “đứng” hay “đổ” không nhờ hot girl

Giang “Còi” với vai trò đạo diễn (Ảnh nhân vật cung cấp).
Quay trở lại với phim hài Tết, vấn đề xã hội hàng năm nhiều vô kể và một mình Táo quân không thể “tải” hết. Nhưng tại sao hàng năm hài Tết của nhiều công ty và trong đó có anh đều chọn loại hình hài dân gian để truyền tải tiếng cười?
- Phim Tết hay hài Tết đơn giản là mang tính giải trí, không phải tổng kết hay mang nặng ý nghĩa xã hội như chương trình của VTV nên chúng tôi không “tham” các câu chuyện đó.
Còn cá nhân tôi thì không diễn được hiện đại vì gương mặt còm còm, khổ khổ thì hợp với dân gian. Béo tốt thì đã làm quan tham hết rồi, chỉ còi và đói ăn là làm dân thôi.
Thị trường hài Tết thời điểm “xuân thì” này không chỉ có anh chọn hài dân gian mà công ty lớn như Nghe nhìn Thăng Long cũng lựa chọn. Anh làm thế nào để cạnh tranh lại?
- Với tư cách diễn viên thì không có lựa chọn. Người diễn viên chỉ mong được mời vào vai, thậm chí có diễn viên chỉ mong có mặt xuất hiện trên hình càng lâu càng tốt, không chỉ bọn trẻ mà cả “bọn già”. Hi vọng xuất hiện tần suất cao để mong đi làm quảng cáo, kiếm thêm thu nhập.
Còn với vai trò đạo diễn tôi nghĩ thị trường rộng lớn, ai hay thì được chọn chứ chẳng cần phải cạnh tranh. Tôi không hay thì người đến rồi đi. Còn phim hay chẳng lẽ khán giả lại quay mặt?
Thời đại 4.0, càng nhiều lựa chọn khán giả càng hào hứng. Nhưng xin nhấn mạnh, đó không phải sản phẩm nghệ thuật chính thống để định giá chân - thiện - mỹ, mà chỉ là “đồ chơi” thời vụ thôi. Không cần cạnh tranh!
Là đạo diễn cũng là diễn viên của dạng phim thời vụ này, anh nghĩ sao khi nhiều phim Tết hiện nay đang lạm dụng hình ảnh hotgirl, người đẹp câu khách, câu view?
- Cái đẹp cần chứ. Những người đẹp không sai vì đẹp là một lợi thế. Họ làm được nhiều thứ và dễ dàng có được nhiều thứ. Thậm chí có nghiên cứu cho rằng người đẹp ốm còn mau khỏi hơn người thường. Tại sao? Vì họ được nhiều quan tâm, tặng hoa, tặng quà, bác sĩ ưu ái chăm sóc kỹ hơn. Đó là liều thuốc tinh thần. Đẹp bao giờ cũng nhanh khỏi hơn bệnh nhân xấu nằm một xó. (Cười).
Từ năm 1982, khi chưa bước chân vào nghề tôi đã luôn luôn tâm niệm diễn viên phải đẹp. Đạo diễn, biên kịch, hậu trường… xấu xí cũng được, nhưng đã là diễn viên là phải đẹp.
Phim Ấn Độ, diễn viên nữ đẹp khủng khiếp, vòng nào ra vòng đấy, múa hay nhảy giỏi, tài năng chứ không phải chỉ ưỡn ẹo. Đó là do họ dày công luyện tập trở thành ngôi sao. Chứ không phải cầm mic là thành ca sĩ, lên sân khấu tham gia biểu diễn là thành nghệ sĩ. Không có chuyện đấy đâu.
Tôi không phê phán việc sử dụng hình ảnh hot girl trong phim nhưng đó là khi họ đẹp đi liền với tài. Nếu có chân dài, ngực nở, mông to mà diễn xuất đạt nữa thì tốt quá. Chứ phim của tôi “đứng” hay “đổ” không nhờ cô hot girl, người đẹp nào cả.
Phim năm nay anh làm đạo diễn lựa chọn diễn viên theo tiêu chí nào?
- Tôi mở buổi casting phim để tìm kiếm gương mặt mới; thậm chí tự bỏ kinh phí đi Hải Phòng để tuyển diễn viên.
Tiêu chí của tôi là chọn sự mộc mạc, chân phương và “dân gian” nhất có thể. Cũng chính vì thế mà buổi casting cũng nhiều chuyện hài lắm. Phim dân gian mà diễn viên đến toàn những cô xăm môi đỏ chót, xăm mày, đục má lúm đồng tiền, nhuộm tóc vàng tóc đỏ… tất cả những người đó tôi loại hết. Phim của tôi dàn diễn viên gần như mới toanh, không có diễn viên nào nổi tiếng. Nổi tiếng nhất chắc có lẽ là tôi (cười).
Cảm ơn chia sẻ của anh!
Ngọc Mai (thực hiện)

Nữ sinh quê Ninh Bình gây chú ý tại Miss Grand Vietnam 2025
Giải trí - 22 phút trướcGĐXH - Top 5 Người đẹp Hoa Lư - Tống Thị Lan Anh là một trong những thí sinh đầu tiên lộ diện tại Miss Grand Vietnam 2025.

'Tình cũ' Quách Ngọc Ngoan diện bikini khoe sắc vóc nuột như gái đôi mươi
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - Phượng Chanel mới đây lại khoe sắc vóc "hack tuổi" khi diện bikini đi nghỉ mát. Nhiều khán giả khen cô quá trẻ đẹp so với tuổi.

'Đứng hình' với những màn ứng xử của thí sinh thi hoa hậu
Giải trí - 1 giờ trướcMàn ví von con bạch tuộc như phụ nữ Việt Nam hiện đại, hay giá trị của vương miện là kiếm nhiều tiền hoặc ước mơ khi trở thành hoa hậu là... dạy trẻ em nhặt rác của các thí sinh thi hoa hậu khiến khán giả và giám khảo 'đứng hình'

Gia tộc 4 Nghệ sĩ nhân dân, có người 90 tuổi vẫn cất cao tiếng hát
Câu chuyện văn hóa - 3 giờ trước4 Nghệ sĩ nhân dân trong dòng họ Nguyễn Đình không chỉ khẳng định tài năng cá nhân mà còn góp phần giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương, kịch nói.

Nữ diễn viên 'đả nữ' màn ảnh nổi danh thập niên 1990, tuổi U50 sống an yên làm mẹ đơn thân sau biến cố ly hôn
Giải trí - 4 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Lý Hương được biết đến là em gái tài tử điện ảnh Lý Hùng, cô được mệnh danh "đả nữ" màn ảnh trong các phim như: Hồng hải tặc, Kế hoạch 99, Truy nã tội phạm quốc tế...

Lương Thu Trang và Duy Hưng rời đoàn làm phim, hé lộ kết thúc của phim 'Dịu dàng màu nắng'?
Giải trí - 4 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Lương Thu Trang, Duy Hưng và một số diễn viên khác đã nói lời chia tay đoàn làm phim ''Dịu dàng màu nắng'' khi phim chính thức đóng máy.

Hoa hậu Việt Nam 'bí ẩn' nhất showbiz, từng đăng quang năm 17 tuổi giờ ra sao?
Câu chuyện văn hóa - 4 giờ trước23 năm sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2002, Mai Phương vẫn là cái tên được nhiều người nhắc đến dù không còn hoạt động nghệ thuật.

'Không thể để hoa hậu tràn lan mỗi tuần một cuộc thi, cần tinh gọn'
Câu chuyện văn hóa - 7 giờ trướcPGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định cần tinh gọn là để giữ cho vương miện sáng hơn, cho danh xưng hoa hậu Việt Nam thực sự trở thành một niềm tự hào chứ không phải một trò đếm số.

Gia tộc hiếm có ở Việt Nam với 3 NSND, 3 NSƯT, cả mẹ và con gái đều nổi tiếng
Giải trí - 18 giờ trướcGia đình NSƯT Lê Mai là một trong những trường hợp đặc biệt, với ba thế hệ kế tiếp nhau sống và cống hiến cho nghệ thuật.

Tranh cãi nhan sắc khác lạ của Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng khi đến Mỹ
Giải trí - 19 giờ trướcGĐXH - Fan sắc đẹp đồng loạt kêu "giải cứu" khi xem ảnh mới nhất của Hoa hậu Việt Nam 2022 - Thanh Thuỷ tại nước ngoài.

18 năm sau ngày đăng quang hoa hậu ở nước ngoài, mỹ nhân Việt này đang làm công việc gì?
Giải tríGĐXH - Trương Hồ Phương Nga đăng quang Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007, sau 18 năm giành vương miện, mỹ nhân này có cuộc sống như thế nào?