Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Thứ tư, 09:16 02/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết thường xuyên có tốt không?

Chỉ số đường huyết (GI: glycemic index) chính là kết quả của nồng độ glucose trong máu, được tính theo đơn vị mmol/ l hay mg/ dl.

Lượng đường huyết trong cơ thể có thể thay đổi liên tục, nó chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt. Nhưng nếu chỉ số đường huyết thay đổi thường xuyên và ở mức độ cao thì có thể nó đang cảnh báo, cơ thể đang có nguy cơ mắc phải một số bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,..

Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó đánh giá chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình tác động như thế nào đến chỉ số đường huyết. Giúp người bệnh tránh được nguy hiểm.

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết trong máu sẽ liên tục thay đổi, đường huyết lúc đói, lúc ăn no,... sẽ có sự chênh lệch. Chính vì vậy, chúng ta cần nắm được như thế nào là chỉ số đường huyết bình thường, chỉ số bất thường. Dưới đây là các chỉ số đường huyết ổn định, an toàn của cơ thể.

- Đường huyết khi đói: Khi cơ thể đang đói, chỉ số đường huyết sẽ rơi vào khoảng 70 mg/ dL đến 92 mg/ dL. Đây là chỉ số được đánh giá là bình thường và ổn định, các trường hợp có chỉ số đường huyết này sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

- Đường huyết sau ăn: Chúng ta sẽ đo lượng đường huyết sau ăn khoảng từ 1 đến 2 tiếng. Với cơ thể bình thường thì chỉ số glucose máu ổn định sẽ thấp hơn 140mg/ dL.

- Đường huyết trước khi đi ngủ: Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết trước đi ngủ sẽ nằm trong khoảng từ 110 - 150 mg/ dL.

Người bệnh tiểu đường nên đo đường huyết bao lâu một lần trong ngày?

Theo các chuyên gia y tế, tần suất kiểm tra đường huyết phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn mắc phải và việc sử dụng thuốc điều trị của bạn. Cụ thể:

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Người bệnh tiểu đường tuyp 1

Trường hợp bị đái tháo đường tuyp 1 được khuyến cáo kiểm tra lượng đường trong máu khá thường xuyên trong ngày, có thể từ 4 đến 10 lần một ngày vào những thời điểm sau:

Trước bữa ăn chính hoặc bữa nhẹ trong ngày; trước và sau khi tập thể dục; trước khi ngủ và đôi khi có thể trong đêm.

Người bệnh tiểu đường tuyp 2

Nếu bạn dùng insulin thường cũng sẽ kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày, số lần cũng tùy thuộc vào loại và liều lượng insulin sử dụng. Đối với những loại insulin tác dụng kéo dài, bạn có thể chỉ cần thực hiện đo vào trước bữa sáng và đôi khi trước bữa tối hoặc trước khi ngủ. 

Nếu bạn tiêm nhiều lần trong ngày, việc kiểm tra thường được khuyến nghị vào thời điểm trước bữa ăn và trước khi đi ngủ, tổng số lần kiểm tra trong ngày cũng sẽ tùy vào sự tư vấn thêm từ bác sĩ điều trị.

Nếu bạn không dùng insulin hoặc chỉ đang điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc qua việc điều chỉnh chế độ ăn kiêng và tập thể dục, bạn có thể không cần kiểm tra lượng đường trong máu hàng ngày. Đồng thời, trường hợp này không nên quá lạm dụng việc đo đường huyết vì việc kiểm tra quá nhiều đôi khi có thể gây ra các vấn đề tâm lý cho người bệnh.

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giácDấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác

GĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường gặp nguy hiểm, đường huyết thấp bất thường vì lý do không ngờ tớiNgười đàn ông mắc bệnh tiểu đường gặp nguy hiểm, đường huyết thấp bất thường vì lý do không ngờ tới

GĐXH - Nghi ngờ máy thử đường huyết mao mạch cá nhân có vấn đề, bác sĩ yêu cầu kiểm tra thì phát hiện toàn bộ que thử glucose huyết đã hết hạn từ rất lâu.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Top