Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Chủ nhật, 08:17 20/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhấtThời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo các chuyên gia y tế, những người có đường huyết cao về lâu dài sẽ thúc đẩy bệnh lý đái tháo đường. Bên cạnh đó, đường huyết cao ở bệnh nhân đái tháo đường cho thấy khả năng điều trị bệnh kém hiệu quả.

Theo các tài liệu được công bố, đường huyết lúc đói (với người không ăn gì ít nhất 8 tiếng) sẽ được coi là nguy hiểm khi cao hơn 130 mg/dL ở người bệnh tiểu đường và vượt quá mức 100 mg/dL ở người không mắc bệnh.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường. Việc đường huyết cao có thể là lời cảnh báo cho thấy bạn đang có một rối loạn chuyển hóa, đặc biệt đối với người không mắc bệnh tiểu đường, đây là nguy cơ tiến triển bệnh. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đường huyết cao nếu không được kiểm soát sẽ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường trong vòng 5 năm.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh đường huyết, đường huyết cao cho thấy bạn chưa kiểm soát được đường huyết. Đặc biệt nếu đường huyết của bạn trên 250 mg/dL, bạn có thể rơi vào trạng thái hôn mê và là tình trạng đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

2 nhóm người cần kiểm tra đường huyết thường xuyên

Chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu bạn rơi vào một một trong những nhóm đối tượng sau, bạn cần lưu ý mức đường huyết của mình hơn bao giờ hết:

Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1: Nếu bạn là thành viên trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 1, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi.

Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Những người có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 gồm có thừa cân, béo phì, có người thân trực hệ mắc đái tháo đường type 2, trên 45 tuổi, mắc bệnh tăng huyết áp hay huyết áp trên 140/90 mmHg, bị rối loạn mỡ máu.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết?

Để không phải rơi vào tình thế lo lắng chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm thì cần quản lý chỉ số này ổn định bằng cách:

- Người bị bệnh tiểu đường cần tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ và theo dõi định kỳ chỉ số tiểu đường để đảm bảo kiểm soát hiệu quả.

- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường, tăng cường chất xơ từ rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, ưu tiên các loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin. Kiểm soát khẩu phần ăn và duy trì cân nặng ổn định.

- Tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát chỉ số đường huyết.

- Hạn chế thuốc lá và bia rượu. Đảm bảo đủ giấc ngủ và duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đườngThời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường

GĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và "sống chung" với bệnhNgười bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giácDấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ung thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Top