Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thứ bảy, 14:00 19/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đườngThời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường

GĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Thời điểm ăn tối tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Chuyên gia y tế khuyến cáo, thời điểm lý tưởng của bữa tối là nên trước giờ ngủ ít nhất từ 2–3 tiếng. Ăn tối vào thời điểm này giúp cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa và ổn định đường huyết trước khi ngủ.

Nếu ăn quá sát giờ đi ngủ, lượng đường glucose trong máu sẽ tăng vào ban đêm, làm giảm độ nhạy insulin. Nghiên cứu cũng cho thấy ăn tối sớm, trong khoảng từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn và cải thiện độ nhạy insulin.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Phần lớn lượng calo nạp vào cơ thể trong ngày nên tập trung vào buổi sáng và buổi trưa thay vì bữa tối. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể độ nhạy insulin. Một nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều vào buổi sáng có độ nhạy insulin cao hơn những người ăn nhiều vào buổi tối.

Thời điểm lý tưởng ăn tối là trước 7 giờ tối và hạn chế ăn tối sau 8 giờ tối. Người bị bệnh tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin. Đồng thời, họ cũng cần hạn chế ăn vặt ban đêm, nhất là các món ngọt hoặc giàu tinh bột vì chúng dễ làm tăng đường huyết đột ngột.

4 nhóm chất người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Nhóm chất đạm

Chất đạm (protein) không làm tăng lượng đường trong máu hoặc mức insulin. Protein cũng làm chậm khả năng chuyển hóa carb của cơ thể, nhờ đó lượng đường trong máu ít tăng lên. Đây là lựa chọn lành mạnh cho người tiểu đường trong bữa tối. Các món giàu protein như trứng luộc chín, đậu phụ, sữa chua ít béo hoặc vài lát thịt ít béo như ức gà.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh thường có phô mai ít béo, các loại hạt, quả bơ, dầu ô liu. Tuy nhiên, ăn ở mức độ vừa phải để tránh tiêu thụ quá nhiều calo và tăng cân. Khẩu phần các loại hạt và phô mai phù hợp khoảng 28 g hoặc 1-2 thìa canh. Hạn chế chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa không lành mạnh từ bơ, thịt, bỏng ngô, thực phẩm chế biến, món chiên vì có nguy cơ dẫn đến cholesterol cao, bệnh tim.

Ngũ cốc nguyên hạt

Tiêu thụ lượng carbohydrate (carb) thích hợp như bữa ăn nhẹ buổi tối có lợi, nhất là với người đang kiểm soát đường huyết. Giống như chất béo và protein, chất xơ trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt... làm chậm khả năng chuyển hóa thức ăn thành glucose trong cơ thể, duy trì đường huyết ổn định.

Nhóm rau, củ không chứa tinh bột

Người tiểu đường nên ăn rau không chứa hoặc ít tinh bột, giàu chất xơ. Chúng bao gồm cà rốt, dưa chuột, cà chua, đậu Hà Lan để làm chậm quá trình giải phóng glucose, no lâu hơn.

Ưu tiên món nhẹ lành mạnh thay vì chứa lượng calo rỗng, carb. Tập trung vào việc thưởng thức món ăn, tránh ăn trong khi xem tivi, điện thoại. Theo dõi sự tăng giảm của lượng đường trong máu để đưa ra khẩu phần ăn hợp lý.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giácDấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và "sống chung" với bệnhNgười bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ung thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Top