Người đàn ông 33 tuổi phát hiện bệnh tiểu đường sau dấu hiệu giảm cân, bác sĩ chỉ rõ người Việt nên từ bỏ thói quen gây bệnh này
GĐXH - Có dấu hiệu sút cân, người đàn ông ở Phú Thọ đi khám phát hiện mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) gút, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid. Đáng chú ý bệnh nhân mới chỉ 33 tuổi.
Theo Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, vừa qua các bác sĩ nơi đây đã tiếp nhận có tiền sử bệnh gút và tăng huyết áp. Một tuần trước khi nhập viện bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, cân nặng giảm sút.
Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ cho biết chỉ số của bệnh nhân tăng bất thường: Glucose máu 35.04 Mmol/L, HbA1c 10.4%, đường niệu 28 mmol/L, Triglycerid: 9.24 mmol/L, Acid uric: 834 micromol/L, men gan tăng. Dù còn trẻ nhưng các khớp nhỏ đã tập trung hạt tophi - một biến chứng do gút gây nên.
Bệnh nhân được chẩn đoán: Bệnh tiểu đường (đái tháo đường), gút, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, đáng chú ý bệnh nhân mới chỉ 33 tuổi.
BSCKI. Hà Huy Mến - Trưởng khoa Cấp cứu lý giải nguyên nhân: hội chứng này có sự liên quan rất lớn đến lối sống và khẩu phần ăn, đây là các yếu tố góp phần tăng hội chứng chuyển hóa ở Việt Nam.
Hội chứng chuyển hóa là gì?
Hội chứng chuyển hóa chỉ một nhóm những yếu tố nguy cơ tim mạch mà nguyên nhân sâu xa liên quan đến sự đề kháng insulin. Hội chứng này bao gồm béo phì, tăng huyết áp, tăng đường huyết và nồng độ triglycerides máu tăng.
Béo phì, đặc biệt là béo trung tâm (kích thước vòng bụng lớn hơn 94cm ở nam và 80cm ở nữ)
Tăng đường huyết (đường huyết đói từ 100 đến 125 mg/dl hoặc HbA1C 5.7 đến 6.4%)
Tăng huyết áp (>130/85 mmHg) hoặc nếu bạn đang uống thuốc huyết áp.
Tăng nồng độ triglyceride máu (cao hơn 150mg/dL hoặc 1.7mmol/L) hoặc giảm HDL (thấp hơn 40mg/dL hoặc 1mmol/L ở nam hoặc 50mg/dL hoặc 1.3 mmol/L ở nữ), hoặc bạn đang uống thuốc điều trị rối loạn lipid máu.
Cần làm gì để ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa?
Để giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng chuyển hóa, cần chú ý điều chỉnh các thói quen có hại cho sức khỏe, cụ thể như sau:
- Giảm cân nặng để đạt được cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 - 22,9kg/m2).
- Hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải như đi bộ, duy trì tất cả các ngày trong tuần.
- Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol.
- Giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau hoa quả, cá và các loại hạt.
- Ngừng hút thuốc lám vì thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.
Người bị rối loạn chuyển hóa khi nào cần gặp bác sĩ?
Rối loạn chuyển hóa có liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì hoặc ít vận động cơ thể. Theo các bác sĩ dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI), những người đạt chỉ số BMI lớn hơn 23, béo bụng thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Kháng Insulin- hormone có chức năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu cũng là một yếu tố quan trọng có thể dẫn tới tình trạng này.
Ngoài ra, một yếu tố khác cần chú ý là độ tuổi: một số nghiên cứu cho thấy người càng cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Vì vậy, khi thấy mình có ít nhất một yếu tố cấu thành nên hội chứng chuyển hóa như: Tăng huyết áp, cholesterol máu cao, thân hình có dáng quả táo… là thời điểm cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị dự phòng những hệ lụy nguy hiểm của bệnh.
Người đàn ông ở Phú Thọ tiểu ra máu, đi khám bất ngờ phát hiện mắc ung thư hiếm gặp
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Đây là một bệnh lý ác tính hiếm gặp, muốn chẩn đoán cần có những bác sĩ chuyên khoa ở những bệnh viện chuyên biệt.
Người đàn ông 51 tuổi đột quỵ trong đêm làm một việc sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Trước khi viện cấp cứu vì lên cơn đột quỵ, người đàn ông này đã tắm nước nóng để thư giãn cơ thể vào khoảng 10 giờ tối.
Sẩn ngứa khắp người, người phụ nữ 51 tuổi ở Phú Thọ đi khám bất ngờ dương tính với giun đũa chó mèo
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghi ngờ người bệnh nhiễm ký sinh trùng dẫn đến sẩn ngứa khắp người, bác sĩ chỉ định xét nghiệm và cho kết quả dương tính giun đũa chó mèo IgG (1,037 OD).
Loại thịt giàu dinh dưỡng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng đề kháng, kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường tiêu thụ thịt bò một cách cân đối và điều độ sẽ không làm tăng đường huyết bởi chỉ số đường huyết của thịt bò bằng 0.
5 nhóm thực phẩm phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh cần bổ sung ngay để ngừa bệnh tật lúc về già
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, tuổi mãn kinh trung bình là 51,4 tuổi, tiền mãn kinh xảy ra chừng độ trước 2 - 5 năm.
Loại quả 'siêu dinh dưỡng' rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trứng vịt, nhưng nên ăn kèm với các thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, quả) và các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh (cá biển, dầu ô-liu,..).
Khuyên chân thành: 5 loại đĩa nên vứt bỏ sớm, ăn đồ đựng trong đó không khác gì 'thuốc độc'
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcNgay cả khi bản thân món ăn hoàn toàn không có vấn đề nhưng đựng trong những kiểu đĩa dưới đây thì có thể biến thành “thuốc độc”.
Bác sĩ khuyên bạn thật lòng: Còn giữ những thói quen này thì thay đổi ngay!
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcÁp lực trong công việc khiến nhiều gen Z phải làm việc quá sức, kèm theo đó là thói quen sinh hoạt thiếu khoa học ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bé 13 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị toan ceton do biến chứng bệnh tiểu đường trước khi nhập viện có biểu hiện mệt mỏi, ăn nhiều, uống nhiều và buồn ngủ, nhưng trong 1 tháng bé sút mất 10kg.
Người phụ nữ 54 tuổi ở Phú Thọ được lấy ra hàng trăm viên sỏi mật sau cơn đau hạ sườn phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử sỏi túi mật nhiều năm, điều trị viêm túi mật nhiều lần và có chỉ định cắt túi mật nhưng chưa thực hiện.
Loại củ 'trường thọ' đang bán đầy chợ Việt, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai môn bởi chỉ số đường huyết của khoai môn tương đối thấp. Tinh bột có trong khoai môn là dạng tinh bột kháng tự nhiên, thích hợp cho người bệnh tiểu đường.