Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên dùng món ăn nhiều người Việt ưa thích

Thứ ba, 15:36 30/07/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Cô gái mắc bệnh tiểu đường (nhiễm toan đái tháo đường điển hình) thừa nhận thích ăn và uống các loại nước có đường. Chính điều này khiến tình trạng của cô ngày càng trầm trọng hơn.

Loại hạt ví như vị thuốc quý được bán đầy chợ quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọLoại hạt ví như vị thuốc quý được bán đầy chợ quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Với người bệnh tiểu đường, ăn vừng đen liệu lượng vừa phải sẽ góp phần giúp điều hòa lượng insulin và glucose trong cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Cô gái mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà không hay biết

Cô Mai (28 tuổi, ở Chiết Giang, Trung Quốc) bất ngờ phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2 sau một lần đi khám vì thường xuyên cảm thấy chóng mặt sau khi ngủ dậy. Sau khi xét nghiệm máu, các bác sĩ cho biết đường huyết tĩnh mạch của cô lên tới 56mmol/L, cao gấp hàng chục lần so với mức bình thường là 3,9-6,1mmol/L.

Ngoài ra, chỉ số glycated hemoglobin cũng đạt 13,3%, chứng tỏ lượng đường trong máu của cô đã ở mức cực cao trong ít nhất ba tháng qua. Sau khi kiểm tra, bệnh viện xác định cô gái mắc bệnh nhiễm toan đái tháo đường điển hình và có thể nguy hiểm tính mạng.


Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên dùng món ăn nhiều người Việt ưa thích- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Gia đình đã đưa cô đến Bệnh viện Ruijin Thượng Hải (Trung Quốc) để điều trị. Bệnh viện chẩn đoán cô đã sốc nhiễm trùng và suy đa tạng, việc cấp cứu trở nên vô cùng khó khăn.

Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến cô gái dù ở tuổi còn trẻ nhưng đã mắc tiểu đường nghiêm trọng là do cô rất thích ăn và uống các loại nước có đường, mỗi ngày ít nhất từ 1 - 2 cốc đồ uống có đường. Cùng với đó, cô gái cũng ít vận động khiến cơ thể không thể tiêu thụ lượng đường và dần gây ra bệnh tiểu đường.

Bác sĩ giải thích, bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 mà không hề hay biết. Trong khi bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa do khiếm khuyết trong việc tiết và hoạt động của insulin. Triệu chứng điển hình nhất là khát nước, ăn nhiều. Vì vậy, khi khát, cô luôn muốn uống đồ có vị ngọt. Chính điều này khiến tình trạng của cô ngày càng trầm trọng hơn.

Sau khi cấp cứu và điều trị, các dấu hiệu sinh tồn của cô dần ổn định. Tình trạng nhiễm trùng đường ruột về cơ bản đã cải thiện và trở lại làm việc bình thường. Bác sĩ nói rằng cô đã thoái chết ngay trong gang tấc.

Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày sẽ được chuyển hóa thành đường (glucose) trong máu. Sau đó, tuyến tụy tiết ra insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng để đi nuôi các tế bào. Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy của cơ thể sản xuất ít insulin hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả khiến glucose không được “giải phóng” mà ngày càng tồn đọng trong máu gây ra bệnh tiểu đường. Tiểu đường được chia thành 3 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường tuýp 2 là một dạng của bệnh đái tháo đường chủ yếu do tình trạng đề kháng insulin, bệnh thường xảy ra trên cơ địa thừa cân, béo phì, lười tập thể dục, ăn nhiều tinh bột, ít rau xanh, ít chất xơ… Bệnh ngày càng trẻ hóa khi ngày càng nhiều người trẻ dưới 30 tuổi đã bị tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm thế nào?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu người bệnh không được điều trị, lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến các bộ phận của cơ thể như: mắt, tim, thận, bàn chân, mạch máu, thần kinh, đôi khi đường huyết tăng cao quá mức có thể làm bệnh nhân hôn mê dẫn đến tử vong… 

Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ sống tốt, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên dùng món ăn nhiều người Việt ưa thích- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2

Thay đổi lối sống lành mạnh rất quan trọng để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách:

Giảm cân 

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) việc giảm cân vừa phải giúp giảm rối loạn chuyển hóa glucose, giảm quá trình chuyển từ tiền đái tháo đường sang bệnh đái tháo đường. Đối với người đã được chẩn đoán đái tháo đường type 2, việc giảm khoảng 5% cân nặng giúp kiểm soát đường huyết và giảm nhu cầu sử dụng thuốc đái tháo đường, hạn chế tình trạng đề kháng insulin.

Ăn thực phẩm lành mạnh

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, vitamin E… các khoáng chất từ trái cây như: cam, bưởi, quýt, dâu…; Các loại rau củ như: rau lá xanh, bông cải xanh, cà chua…; Các loại đậu: đậu gà, đậu lăng; Ngũ cốc nguyên hạt: mì ống, bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, gạo nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt.

Người bệnh tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm như: bánh mì trắng, bánh ngọt, mì ống từ bột mì trắng, nước ép trái cây có đường, thực phẩm chế biến có nhiều đường.

Ăn chất béo lành mạnh

Để giúp giảm, kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống của người tiểu đường có thể bao gồm nhiều loại thực phẩm có chất béo không bão hòa để giữ mức cholesterol trong máu khỏe mạnh, tốt cho tim mạch. Các nguồn chất béo lành mạnh bao gồm: dầu ô liu, dầu hướng dương, cây rum, hạt bông, dầu hạt cải, hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá tuyết.

Chế độ luyện tập phù hợp

Hoạt động thể chất thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, 150 phút một tuần… sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe như phòng ngừa và cải thiện bệnh. Một số bài tập thể dục cho người tiểu đường như: bài tập aerobic, đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp, chạy bộ…

Ngoài ra, có thể tập thêm các bài tập luyện sức đề kháng (cử tạ, yoga, tập dưỡng sinh), ít nhất 2 – 3 lần một tuần để giúp tăng sức mạnh, tăng cường sức đề kháng, khả năng giữ thăng bằng, duy trì cuộc sống năng động hơn.

Khám sức khỏe định kỳ

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần thường xuyên đến bác sĩ ở bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường giàu kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại để đo lượng đường trong máu chính xác, điều trị hiệu quả và hướng dẫn chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với thể trạng, tình hình sức khỏe nhằm tránh những biến chứng tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm.

Thêm một loại củ giàu dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch, kéo dài tuổi thọThêm một loại củ giàu dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch, kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên đưa củ dền vào thực đơn, bởi đây là loại củ chứa nhiều chất chống oxy hóa, chỉ số đường huyết vừa phải, hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọLoại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Quả roi là có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa carbohydrate...

Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn mít nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyếtNgười bệnh tiểu đường nếu thích ăn mít nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn mít, nhưng cần ăn điều độ và theo dõi để tránh làm tăng đường huyết.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Bạn ăn xong một bữa cơm thịnh soạn, bụng căng tức, khó chịu. Bạn tự nhủ “Chắc do ăn no quá” hoặc “Chắc là rối loạn tiêu hóa thôi”. Nhưng nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn cứ lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tuần – đừng vội bỏ qua.

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH -Trường hợp này là một minh chứng điển hình cho hậu quả ít được chú ý của bệnh tiểu đường lâu năm.

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Không chỉ là phần phụ của cơ thể, móng tay và móng chân thực ra là “cửa sổ nhỏ” giúp chúng ta nhìn thấy sức khỏe toàn thân.

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi sử dụng thuốc giảm cân (mua trên mạng), bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém... do chỉ số men gan tăng rất cao, rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.

Cảnh giác với dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ

Cảnh giác với dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sốt cao 2 ngày không rõ nguyên nhân, bé trai 11 tháng tuổi được các bác sĩ phát hiện dương tính với virus sởi.

Bác sĩ không kê đơn, bệnh nhân vẫn khăng khăng đòi uống thuốc

Bác sĩ không kê đơn, bệnh nhân vẫn khăng khăng đòi uống thuốc

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhiều người bệnh dù chỉ mới chớm rối loạn mỡ máu hay tiền đái tháo đường vẫn nằng nặc xin bác sĩ kê thuốc thay vì thay đổi lối sống.

Người phụ nữ 39 tuổi phát hiện khối u hiếm gặp trong tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 39 tuổi phát hiện khối u hiếm gặp trong tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 39 tuổi đi khám với dấu hiệu máu kinh nhiều bất thường. Sau thăm khám, bác sĩ phát hiện người bệnh mắc u đệm bào hiếm gặp, loại u này dễ nhầm lẫn với u xơ tử cung.

Người phụ nữ 27 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ mắc bệnh tim mạch vì 1 lý do chị em không ngờ tới

Người phụ nữ 27 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ mắc bệnh tim mạch vì 1 lý do chị em không ngờ tới

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ xác định nguyên nhân đau tim ở người phụ nữ trên là do người bệnh uống thuốc tránh thai suốt 7 năm để hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang.

Lưu ý 6 nhóm thực phẩm gây hại gan, không nên ăn để phòng bệnh viêm gan A

Lưu ý 6 nhóm thực phẩm gây hại gan, không nên ăn để phòng bệnh viêm gan A

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Khai thác bệnh sử để tìm nguyên nhân hàng loạt người bị viêm gan A, các bác sĩ nhận thấy hầu hết những người này từng sử dụng 1 loại thực phẩm mua từ siêu thị, hiện giới chức chưa công bố tên cụ thể.

Người đàn ông 63 tuổi ở Phú Thọ phát hiện sớm nguy cơ ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 63 tuổi ở Phú Thọ phát hiện sớm nguy cơ ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 63 tuổi đi khám và phát hiện polyp đại tràng, tổn thương tiền ung thư nếu để kéo dài từ dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng lâm râm, ăn uống kém...

Top