Người đàn ông đi cấp cứu khi tập thể dục, bác sĩ cảnh báo 3 không vào buổi sáng
Người đàn ông trung niên thức dậy sớm để đi tập thể dục ngoài trời lạnh giá. Một lúc sau, ông rơi vào tình trạng nguy kịch.
Như thường lệ, Lão Ngô (Trung Quốc) rời khỏi giường lúc 6h, trái tim ông dường như không thích ứng được với sự thay đổi này, đột nhiên đập rất nhanh. Một lúc sau, cảm thấy cơ thể trở lại bình thường, ông ra ngoài tập thể dục buổi sáng.
Nhiệt độ buổi sáng mùa đông khá thấp, không khí tràn ngập sương mù trắng xóa. Sau khi chạy được 2 vòng, Lão Ngô đột nhiên cảm thấy chóng mặt và buồn nôn, cánh tay trái bắt đầu mất kiểm soát. Dù được người qua đường đưa vào bệnh viện, Lão Ngô vẫn rơi vào tình trạng nguy kịch với triệu chứng nhồi máu não cấp , vô phương cứu chữa.

Những thói quen không phù hợp có thể khiến người dân đối mặt nguy cơ cấp cứu vào mùa đông. Ảnh minh họa: Phạm Hải
Theo Aboluowang , sau khi biết về thói quen sinh hoạt của Lão Ngô, các bác sĩ đã đưa ra một số cảnh báo.
Không nên dậy quá sớm
Bác sĩ Hàn Lệ Bội (Đại học Y Trung Quốc Bắc Kinh) cho rằng dậy quá sớm thực sự không tốt cho tim, đặc biệt với những người lớn tuổi thường xuyên tỉnh lúc 4-5h.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng từ 3h tới 5h sáng là thời điểm điều hòa khí huyết. Nếu bạn không duy trì trạng thái ngủ ngon vào thời điểm này có thể dẫn tới lưu thông máu kém ở tim và các cơ quan khác nhau, thậm chí gây nhồi máu cơ tim và tử vong đột ngột.
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 60% số trường hợp tử vong trên toàn cầu xảy ra vào sáng sớm, trong đó có nhiều ca bệnh tim mạch. Các nhà khoa học từ Bệnh viện Đa khoa Leeds (Anh) ghi nhận nguy cơ đau tim trong thời kỳ lạnh giá từ tháng 11 đến tháng 4 cao hơn 50% so với giai đoạn ấm áp khác.
Không tiếp xúc chân trần với mặt đất khi ngủ dậy
Các chuyên gia thường xuyên nhắc mọi người không để cơ thể lập tức tiếp xúc với cái lạnh khi mới ngủ dậy. Năm 2023, tạp chí Nghiên cứu Giấc ngủ công bố nghiên cứu so sánh tình trạng sức khỏe của những người có thói quen ngủ dậy khác nhau. Họ nhận thấy rằng việc thường xuyên nằm trên giường khoảng 30 phút sau khi thức đem lại cảm giác dễ chịu, ít mệt mỏi, duy trì trạng thái tích cực hơn so với vội vã thức dậy.
Ngoài ra, một hành động cần tránh vào sáng sớm là để chân trần tiếp xúc với sàn lạnh, dễ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, đặc biệt là nhóm trung niên và cao tuổi có sức đề kháng suy giảm.
Không tập luyện quá sớm vào buổi sáng
Mọi người không nên vận động mạnh quá sớm, đặc biệt vào mùa đông. Khi nhiệt độ xuống thấp, tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và một số bệnh khác.
Tốt nhất, bạn nên đợi nhiệt độ tăng lên hoặc tập thể dục sau khi trời bắt đầu có nắng 1 tiếng để tránh những nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, khoảng thời gian trước khi mặt trời lặn (khoảng 17h) cũng thích hợp để vận động cơ thể.

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng như đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, sợ mỡ, mệt mỏi... cần được thăm khám, đặc biệt là kiểm tra các bệnh lý về gan mật.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcNhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gia tăng vào mùa hè do mất nước, nhịn tiểu lâu, vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục không an toàn, cần phòng ngừa kịp thời.

Bé trai 13 tuổi nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn vì việc làm này của người thân
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Trước đó 2 tháng, cháu bé bị chó cắn, gia đình cho uống thuốc nam. Tuy nhiên, cháu không được người thân cho tiêm phòng, không được theo dõi con chó đã cắn mình.

Bé 17 tháng tuổi ở Quảng Ninh suýt mất mạng do bất cẩn trong lúc ăn kẹo lạc
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn kẹo lạc, trẻ bị hóc sặc, các mảnh vỡ bao gồm các hạt lạc và kẹo lọt sâu vào cả 2 bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.

Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống "gây hại" của giới trẻ
Sống khỏe - 7 giờ trướcMới 27 tuổi, không bệnh nền, không tiền sử huyết áp… một cô gái trẻ suýt mất mạng chỉ sau một giấc ngủ chập chờn.

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Việc gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Biểu hiện cảnh báo khởi phát bệnh gút
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcBệnh gút (gout) thường xảy ra ở tuổi trung niên nhưng hiện nay xu hướng mắc bệnh đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa, nguyên nhân có thể do lối sống.

Người già cần cảnh giác với các dịch bệnh mùa hè
Y tế - 12 giờ trướcThời tiết miền Bắc bắt đầu chuyển sang nắng nóng, là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh lây lan… Với người cao tuổi, sức khỏe suy giảm, việc nhiễm bệnh dễ gây biến chứng nặng, nguy hiểm.

Uống nước cốt chanh nguyên chất liều cao 3- 6 quả mỗi ngày để 'thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh', bác sĩ cảnh báo rủi ro nghiêm trọng cận kề
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, xuất hiện nhiều hội nhóm và video cổ súy việc uống 200–500ml nước cốt chanh nguyên chất mỗi ngày (tương đương 3–6 quả chanh) để "thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh.

Bé 15 tuổi nhập viện vì rối loạn tiền đình từ một sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau một thời gian thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, Ipad), bệnh nhi đã nhập viện vì bệnh tiền đình với dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, nôn ói, đau đầu...