Người đàn ông ở Hà Nội bị suy thận cấp vì uống nước theo cách này dưới trời nắng nóng
GĐXH - Nguyên nhân gây suy thận cấp ở người đàn ông 71 tuổi ở Hà Nội là do làm việc suốt buổi sáng dưới trời nắng nóng nhưng ông chỉ mang theo 500ml nước để uống.
Bị suy thận cấp vì uống không đủ nước
Thông tin từ BVĐK Đức Giang cho biết, tại đây các bác sĩ đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân T.T.A (71 tuổi, ở Hà Nội) nhân bị suy thận cấp do mất nước ở bệnh nhân nam 71 tuổi.
Được biết, bệnh nhân T.T.A nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, nôn khi ăn uống. Theo lời kể của bệnh nhân, 3 ngày trước khi nhập viện, ông có đi làm ruộng từ 7h sáng đến trưa dưới trời nắng nóng. Trong suốt thời gian làm việc, ông chỉ mang theo 500ml nước để uống.
Sang ngày hôm sau, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và nôn khi ăn uống. Gia đình đã đưa ông đến cơ sở y tế gần nhà để theo dõi và điều trị. Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tình trạng tăng ure, creatinin máu và được chẩn đoán suy thận cấp do thiếu nước.

Người đàn ông bị suy thận cấp do bù nước không đúng cách.
Sau một ngày điều trị, bệnh nhân xuất hiện biến chứng suy thận cấp là tăng kali máu (kali máu 6,7 mmol/l). Do tiên lượng nặng và có nguy cơ phải lọc máu, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nội thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang để tiếp tục điều trị.
Lúc nhập viện, chỉ số creatinin của bệnh nhân cao tới gần 800 µmol/l và kali máu 6,7 mmol/l. Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tiến hành đánh giá toàn diện tình trạng bệnh nhân và phối hợp các xét nghiệm cận lâm sàng. Bệnh nhân được bù nước và điện giải tích cực.
Sau 2 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân dần ổn định. Chức năng thận có dấu hiệu phục hồi: Bệnh nhân tiểu trung bình 5 lít/24 giờ, kali máu về trong giới hạn bình thường, creatinine máu giảm xuống khoảng 400 µmol/l và không cần phải lọc máu.
Theo phân tích của TS Nguyễn Văn Tuyên - Trưởng khoa Nội thận - Tiết niệu, trời nắng nóng khiến cơ thể mất nước và điện giải nhiều. Nếu không được bù nước đúng cách, cơ thể sẽ bị giảm thể tích tuần hoàn, dẫn đến giảm lượng máu cung cấp cho các mô và cơ quan, đặc biệt là thận, gây ra tình trạng suy thận cấp.
"Trời nắng nóng, khi lao động trong điều kiện bình thường, mỗi ngày chúng ta cần bù 3-4 lít nước. Với những người phải làm việc trong môi trường nắng nóng khắc nghiệt như bệnh nhân trên, lượng nước cần bù phải nhiều hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ uống 500ml nước trong suốt buổi sáng" - TS Nguyễn Văn Tuyên nhấn mạnh.
Giai đoạn cao điểm nắng nóng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng suy thận cấp do mất nước. Theo thống kê, chỉ trong hai tháng cao điểm nắng nóng của năm 2023, Khoa Nội thận – Tiết niệu đã tiếp nhận 5 bệnh nhân suy thận cấp do mất nước.
Từ thực trạng này, TS Nguyễn Văn Tuyên khuyến cáo người dân cần đảm bảo bổ sung đủ nước và điện giải trong điều kiện nắng nóng hiện nay để tránh các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là suy thận cấp.
5 biến chứng đáng sợ của bệnh suy thận
Người bệnh suy thận được lọc máu có thể giúp giảm bớt áp lực cho thận, giúp thận khỏe hơn, nhưng việc này cũng không thể thay thế hoàn toàn chức năng của thận. Vì thế, người bị bệnh vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Ảnh minh họa
Suy thận gây thiếu máu
Bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu máu, nhưng tình trạng này thường phổ biến ở những người bị bệnh thận mạn tính. Người bệnh có thể bắt đầu bị thiếu máu trong giai đoạn đầu, nhưng trầm trọng hơn ở giai đoạn 3-5. Nguyên nhân của tình trạng này là do thận giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi thận không hoạt động bình thường, cơ thể sẽ thiếu hụt hồng cầu, gây ra thiếu máu.
Gây bệnh về xương khớp
Mỗi người cần canxi, vitamin D, phốt pho để có một bộ xương chắc khỏe. Khi thận khỏe sẽ giữ cho hàm lượng các chất này ổn định và bảo vệ sức khỏe của xương. Nếu bị suy giảm chức năng, thận có thể không thực hiện được vai trò cân bằng này. Đặc biệt, khi thận yếu, phốt pho không được đào thải ra ngoài mà tích tụ trong máu gọi là tăng phốt phát trong máu dẫn đến nguy hiểm.
Gây bệnh tim
Bệnh tim mạch và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đồng thời, bệnh tim chính là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở người đang lọc máu.
Điều này được giải thích là bệnh tim sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Máu bị ùn ứ ở tim gây ra áp lực tích tụ trong tĩnh mạch chính nối với thận, có thể dẫn đến tắc nghẽn và giảm cung cấp máu chứa oxy cho thận. Điều này có thể gây ra bệnh thận.
Và như một vòng tuần hoàn, khi thận hoạt động không tốt, hệ thống hormone điều hòa huyết áp của người bệnh phải làm việc nhiều hơn để tăng lượng máu cung cấp cho thận. Khi đó, tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến bệnh tim.
Tăng kali máu
Kali chủ yếu tồn tại trong thực phẩm và có vai trò giúp các cơ hoạt động, bao gồm cả các cơ kiểm soát nhịp tim và hơi thở. Nếu thận khỏe mạnh sẽ đào thải lượng kali dư thừa ra ngoài để cân bằng nồng độ của chất này trong máu.
Với người bị suy thận, thận không thể hoặc không đào thải hết kali dư thừa khiến cho thành phần này tồn tại quá nhiều trong máu gọi là tăng kali máu. Tình trạng này có thể gây đau tim hoặc dẫn đến tử vong. Triệu chứng phổ biến nhất của tăng kali máu là: cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, đau bụng, buồn nôn, đau cơ hoặc chuột rút, khó thở, nhịp tim bất thường, đau ngực…
Gây tích nước trong cơ thể
Thận khỏe mạnh sẽ loại bỏ chất lỏng dư thừa trong máu, tránh nguy cơ tích tụ gây ra các vấn đề ở tim và phổi, huyết áp cao… Biểu hiện của tình trạng này là tim đập nhanh hơn, bàn chân bị sưng tấy. Khi bị tích tụ nước trong cơ thể, người bệnh thường được khuyên hạn chế uống nước, thực hiện chế độ ăn ít muối…
5 cách phòng ngừa bệnh suy thận hiệu quả nhất
Suy thận là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể giảm nguy cơ bị suy thận theo những lời khuyên dưới đây:

Ảnh minh họa
Thận trọng khi dùng thuốc không kê đơn
Bởi dùng liều quá cao (ngay cả những loại thuốc thông thường như aspirin, ibuprofen và naproxen) cũng có thể tạo ra lượng độc tố cao trong một khoảng thời gian ngắn, khiến cho thận bị quá tải.
Duy trì cân nặng hợp lý
Tình trạng béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có liên quan đến bệnh thận, chẳng hạn như tiểu đường và huyết áp cao.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Không ăn quá mặn, không ăn nhiều đường và thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Uống đủ nước, hạn chế bia rượu, nói không với thuốc lá...
Tập thể dục thường xuyên
Các môn thể thao có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp cao, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý. Người bệnh nên chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như bơi lội, đi bộ và chạy…
Quản lý các bệnh khác một cách hiệu quả
Bệnh tiểu đường và cao huyết áp làm tăng nguy cơ bệnh. Vì thế, nên theo dõi bệnh chặt chẽ, tuân thủ phác đồ điều trị…

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 15 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 17 giờ trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.