Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người PaKô và những hủ tục hôn nhân lạ kỳ

Thứ ba, 07:00 15/09/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Thách cưới bằng nhiều “con bốn chân”, nhiều “con hai chân”, bạc nén và các loại đồ cổ.. rồi tục “nối dây” khi chồng chết vợ phải lấy anh em chồng, bắt con cô phải lấy con của cậu… là những tục hôn nhân đã có rất từ lâu đời của người Vân Kiều và PaKô tại các huyện miền núi phía Tây, tỉnh Quảng Trị.

 

Bà Kăn Ne (trái) và Kăn Nan (ở bản Tăng Kô, xã A Túc) vốn là hai chị em dâu. Khi chồng bà Kăn Ne chết, chồng của bà Kăn Nan phải lấy em dâu làm vợ lẽ. 	Ảnh Lê Chung
Bà Kăn Ne (trái) và Kăn Nan (ở bản Tăng Kô, xã A Túc) vốn là hai chị em dâu. Khi chồng bà Kăn Ne chết, chồng của bà Kăn Nan phải lấy em dâu làm vợ lẽ. Ảnh Lê Chung

 

Để lấy vợ phải “gửi của”

Đã vào mùa thu song con đường dẫn đến bản A Máy, xã A Xing của huyện Hướng Hóa, Quảng Trị vẫn còn ngầu bụi đỏ của nắng và gió. Giáp biên giới Việt - Lào nên phần nào thời tiết ở đây cũng bị ảnh hưởng bởi cái khô hanh của nước bạn. Đây là địa bàn cư ngụ của bà con dân tộc Vân Kiều và Pa Kô. Ông Ăm Ở - một người PaKô chính hiệu - sống trong ngôi nhà nhỏ nằm cách biên giới chỉ vài chục bước chân, đón chúng tôi bằng những câu chuyện của người dân miệt rừng, nhẹ nhàng nhưng cứ hoang hoải đến lạ kỳ.

Ông Ăm Ở nguyên là Chủ tịch UBMTTQ xã A Xing. Là một “cán bộ nguồn” được đào tạo bài bản và từng có thời gian làm Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã A Xing nên ông đủ nhận thức để hiểu hết được những vấn đề rắc rối liên quan đến hủ tục cưới hỏi và hôn nhân của dân tộc mình.

Theo như ông Ăm Ở cho biết thì trước đây khi cưới hỏi việc “gửi tiền bỏ của” (thách cưới) cũng là một trong những chuyện rất được người PaKô xem trọng. Nhà trai gửi tiền “bỏ của” càng nhiều thì càng dễ được nhà gái gả con cho. Nhất định không được thiếu 12 nén bạc trắng, 1 con trâu, 2 con heo, 10 con gà, phèng la, chiêng trống cho nhà gái. Phải làm lễ xin với thần làng, phải mở tiệc mời làng trong 3 ngày, 3 đêm.

Ông Ăm Ở kể lại: “Năm 1977 anh trai mình là Hồ Văn Ở lên đường nhập ngũ sau ngày dạm hỏi với bà Hồ Thị Rương ở cùng bản A Máy. Để lấy vợ cho anh, theo yêu cầu thách cưới của nhà gái, gia đình nhà trai phải gửi của với rất nhiều con bốn chân (trâu, bò, dê, heo,.), con hai chân (gà, ngan, ngỗng,.), bạc nén và rất nhiều loại đồ cổ khác nhau (chum, chóe, hộp đồng, bình vôi, phèng la,..). Mọi chuyện cũng bắt đầu từ chuyện thách cưới này mà ra.

Năm 1980, anh trai Hồ Văn Ở hy sinh tại chiến trường Tây Nam cũng là lúc mình vừa hoàn thành khóa bổ túc tại Khe Sanh trở về. Vì tiếc của, nếu trả chị dâu về thì nhà cũng mất đi một người lao động. Khi đó, mình cũng không có tiền để đi lấy vợ nên bố mẹ chuyển luôn chị dâu qua làm vợ mình, rồi mình cũng đi làm giấy hôn thú đàng hoàng”.

Vì là cán bộ nên khoảng thời gian ấy đã có rất nhiều đơn thư gửi về huyện Hướng Hóa tố cáo việc Ăm Ở lấy vợ của anh trai. “Cấp trên cho người về kiểm tra thì thấy đúng là mình lấy vợ của anh trai thật. Họ cũng hiểu cho mình là bị ép phải lấy vợ theo phong tục của bản làng. Nhưng ý thức được mình là người được học hành đầy đủ, có hiểu biết, cho nên mình quyết định ly dị vợ, không ở chung với chị dâu nữa”, ông Ăm Ở chia sẻ.

Sau hơn 20 năm chung sống với nhau và có chung bốn mặt con, năm 2007 ông Ăm Ở viết đơn ly dị vợ và được tòa chấp nhận. Dù không còn chung sống với nhau nhưng hai người làm thêm một một căn nhà cách nhau không xa để con cái tiện bề qua lại và dễ bề quan tâm thăm hỏi.

Với việc tuân theo hủ tục cứ sau khi chồng chết, em chồng lấy chị dâu hoặc anh chồng lấy em dâu nên chuyện đa thê một chồng hai vợ như những trường hợp hai chị em dâu cùng làm vợ cả và lẽ của anh hoặc em là điều không phải hiếm gặp. Đặc biệt, còn có trường hợp cháu lấy chú, con trai lấy mẹ kế sau khi bố chết,..

Trường hợp của hai chị em Kăn Nan và Kăn Ne nằm sâu trong bản Tăng Kô, xã A Túc là một ví dụ. Ngày trước, chồng của bà Kăn Ne chết, chồng của bà Kăn Nan là Vỗ Thẳm lấy luôn em dâu về làm vợ lẽ. Đến nay khi người chồng chung là Vỗ Thẳm qua đời, hai người vợ vẫn nương tựa với nhau chung sống cho đến bây giờ.

Gian nan loại bỏ hủ tục

Ông Hồ Xuân Long, Bí thư Đảng uỷ xã A Túc cho biết ngoài tục “nối dây”, trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Lào còn có tục bắt con gái của cô lấy con trai của cậu. Người dân ở đây quan niệm rằng, việc làm này sẽ giúp xây dựng họ tộc của mình trong bản càng thêm vững mạnh hơn, “đông con thì đông của” càng nhiều người thì càng có thêm sức lao động. Tuy nhiên, nhờ sự vận động và tuyên truyền tích cực, cộng với việc các lớp trẻ được cho đi học, mở mang hiểu biết, dần biết được việc làm này là không đúng nên phần lớn đều không tuân theo tục lệ khi bị bắt ép. Hiện tại chỉ còn sót lại một vài trường hợp đã lấy nhau từ trước đó rất lâu.

Đồn trưởng Đồn biên phòng Thuận, Trung tá Tạ Quang Hậu cũng chia sẻ với chúng tôi: “Tuy mới chuyển lên đây công tác được hơn ba năm nhưng tôi cũng đã thấy rõ được sự chuyển biến thay đổi tích cực trong hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới nơi đây. Phải mất rất nhiều thời gian tuyên truyền vận động giúp bà con hiểu được cái đúng, cái sai thì họ mới chịu từ bỏ dần những hủ tục của dân tộc mình.

Đến nhà dân nào chúng tôi cũng phải giải thích cặn kẽ việc không nên thách cưới nhiều, rằng con trai cũng như con gái, thách cưới nhiều thì sau này về nhà chồng bắt con mình lao động nhiều để làm ra, trả lại của cải thì cực khổ cho con mình. Sau này, còn có thể có những hệ lụy xấu khác”.

Đến nay, nhờ việc vận động, tuyên truyền và can thiệp quyết liệt nên đến những hủ tục hôn nhân không đúng với pháp luật đều được đồng bào Vân Kiều PaKô từ bỏ. “Ngày nay thanh niên người dân tộc PaKô cũng dựng rạp, thuê người nấu ăn, gửi thiệp mời đám cưới và vui chơi ca hát giống như người Kinh vậy. Thách cưới thì vẫn còn nhưng chỉ làm lấy lệ cho có phong tục. Chủ yếu là quy ra tiền khoảng từ 5 đến 20 triệu đồng coi như là hỗ trợ cho gia đình nhà gái tổ chức đám cưới. Nếu nhà trai không có thì nhà gái cũng có thể hỗ trợ ngược lại”, ông Côn Giới, người PaKô, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã A Túc cho biết thêm.

 

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015) và nghị định số 126/2014/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/2/2015) đã chính thức quy định rõ danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng, trong đó có nội dung cấm: Chế độ hôn nhân đa thê; Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché... để dẫn cưới); Phong tục “nối dây” (Khi người chồng chết, người vợ goá bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng goá bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố);..

Như vậy, hiện nay luật pháp đã có quy định rõ cấm những hủ tục hôn nhân. Rất cần các kênh truyền thông hữu hiệu để người dân nắm rõ các quy định này. Mặc dù, việc tuyên truyền vận động người dân đang được thực hiện rất tốt nhưng vẫn cần hơn nữa các hoạt động nâng cao dân trí và tầm hiểu biết cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số như vùng biên giới Việt – Lào, Quảng Trị để những hủ tục hôn nhân này sẽ biến mất vĩnh viễn.

L.Chung – Đ.Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 2 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 2 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Không hợp tác khi được lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc, Khượp còn dùng dao đâm trọng thương một phó trưởng công an xã.

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Thấy chồng gục xuống, máu tuôn xối xả, Nhung hoảng loạn tri hô, gọi các con dậy đưa cha đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong ngay tại chỗ.

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Nhà thầu thi công cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh lo ngại, dự án có nguy cơ vỡ tiến độ do việc giải phóng mặt bằng bị chậm, không đủ thời gian hoàn thành đào đắp nền đường trước mùa mưa vào tháng 9.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 3/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top