Người phụ nữ bất tỉnh sau khi ăn tôm càng, bộ phận này của tôm "vạn lần" nên tránh xa
Nhiều người không thể chống lại sự cám dỗ của món tôm càng, nhưng hãy chú ý đến việc ăn tôm càng không đúng cách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cô Trương 30 tuổi ở Tô Châu (TQ) đã ăn tôm càng để qua đêm, cô đã bị ngộ độc thực phẩm dẫn đến hôn mê. Gia đình phải kịp thời đưa đến bệnh viện để điều trị.

Theo chồng của cô Trương, số tôm càng này do lần trước không ăn hết nên đã dự trữ trong tủ lạnh. Ngày hôm sau, sau khi hâm nóng tôm càng lại rồi ăn, cô Trương bất ngờ bị ngộ độc. May mắn thay, do được đưa vào bệnh viện kịp thời, cô Trương đã thoát khỏi nguy hiểm và cơ thể đang dần hồi phục.
Sự việc này là một cảnh báo cho tất cả mọi người. Trời nóng là thời điểm ngộ độc thực phẩm ngày càng cao, bởi vì nhiệt độ không khí cao, vi khuẩn rất dễ sinh sôi.
Những thức ăn qua đêm đều không tốt, đặc biệt là tôm hùm, bởi nó có hàm lượng protein cao, vi khuẩn sẽ phát triển càng nhanh, chỉ cần vài phút là có thể sản sinh ra một thế hệ vi khuẩn, nhiệt độ tăng cao thì càng khó giết chết các vi khuẩn. Ngoài các vi khuẩn sinh sản ở trong tôm, còn có nguy cơ ở cua, cá, và các thực phẩm thủy sản khác.
Sau khi thực phẩm cất trữ quá lâu, protein sẽ bị biến chất gây bất lợi cho gan và thận. Vì vậy, hải sản tươi tốt nhất là làm bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, đặc biệt trong thời tiết nóng nực của mùa hè, thức ăn để qua đêm phải hết sức cẩn thận.
Còn một điểm trong câu chuyện ngộ độc của cô Trương chính là, cô rất thích ăn đầu tôm càng và xử lý chiếc đầu tôm vô cùng chuyên nghiệp. Bác sĩ cũng cho rằng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất tỉnh của cô Trương.
Ăn đầu tôm càng nguy hiểm như thế nào?

Có một thực tế là: toàn thân của con tôm càng, ngoài phần ruột thì hầu như không có cơ quan nào khác, tất cả đều tập trung vào bộ phận đầu. Ở đây bao gồm cả cơ quan bài tiết và chất bài tiết. Đồng thời, nếu môi trường sinh trưởng của tôm không tốt, đầu tôm sẽ bị nhiễm các vi khuẩn có trong môi trường nước.
Chuyên gia cho rằng, đầu tôm là nơi mà hầu hết các độc tố được hấp thụ và tích lũy, nó cũng là một phần rất dễ tích lũy mầm bệnh và ký sinh trùng.
Ngoài ra, đầu tôm còn có nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng
Theo các chuyên gia, ăn tôm càng có dẫn đến bị nhiễm kim loại nặng hay không, còn phải phụ thuộc vào lượng tiêu chuẩn mỗi người ăn mỗi tuần. Ví dụ, mỗi tuần hoặc mỗi tháng ăn một lần thì không có vấn đề gì, nếu vượt quá số lượng trên thì có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, trong đầu của con tôm càng có những kim loại nặng như asen, cadmium, và crôm. Theo lý thuyết mỗi lần hấp thu một lượng nhỏ các kim loại này sẽ dẫn đến ung thư, vì vậy kiến nghị mọi người không nên ăn đầu tôm, chỉ ăn phần thịt tôm và đuôi tôm sẽ tương đối an toàn.
Các bộ phận khác của tôm càng có nguy hiểm?
Đối với ruột tôm, các chuyên gia cho rằng, ruột tôm gây nguy hiểm là rất thấp, hơn nữa sau khi nấu, vi khuẩn và kí sinh trùng đều bị chết do nhiệt độ cao, nhưng ruột tôm không sạch cũng sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị, không ăn vẫn là tốt nhất. Phần càng tôm không có vấn đề vẫn có thể ăn được.
Những người nào không thích hợp để ăn tôm càng?
1. Người bị dị ứng

Nếu bạn có triệu chứng dị ứng hải sản, vạn lần không nên ăn tôm càng. Thực tế, protein trong thịt tôm có tính nhaỵ cảm, kết cấu protein của nó đặc biệt rất dễ dẫn đến dị ứng. Nghiêm trọng hơn có thể gây sốc, choáng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.
2. Người mắc bệnh đường hô hấp

Đối với bệnh viêm phế quản và bệnh nhân hen suyễn, cũng không thích hợp để ăn tôm càng. Bất luận là phế quản hay hen suyễn đều là một loại bệnh hết sức nhạy cảm, khi cơ thể bị kích thích dẫn đến dị ứng, sẽ gây co thắt phế quản, sưng màng nhầy và tăng chất bài tiết, từ đó dẫn đến khoang phế quản hẹp lại, gây đường thở kém và khó thở, do đó gây ra viêm phế quản và hen suyễn càng nặng hơn.
3. Người mắc bệnh gút

Tôm càng có nhiều purine, và ăn nó sẽ thúc đẩy bệnh gút nặng hơn. Nếu bạn còn kết hợp ăn tôm với uống bia càng gây nguy hiểm cho bệnh, bởi 2 thứ này ăn cùng nhau sẽ làm tăng gánh nặng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến tăng acid uric trong máu nhanh hơn.
Theo Khám phá

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi thường xuyên nấu ăn giảm 40% tỷ lệ tử vong
Sống khỏe - 3 phút trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 39 phút trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 1 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 3 giờ trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 16 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.