Người phụ nữ bị biến chứng bàn chân tiểu đường mà không biết, người bị bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
GĐXH - Ngón chân áp út của người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường bị sưng đỏ nhưng không cảm giác đau, uống kháng sinh không lành. Bác sĩ chẩn đoán bà nhiễm trùng bàn chân tiểu đường.
Cảnh giác với nhiễm trùng bàn chân trên người bệnh tiểu đường
Nhiều người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bị xước, lở loét chân nhưng mất cảm giác, không cảm nhận được cơn đau đến khi nhiễm trùng nặng thì đã muộn.
Trường hợp bênh nhân là bà N.T. Huyền (64 tuổi ở Bình Dương) bị tiểu đường hơn 10 năm, thường xuyên tê chân. Cách đây ít hôm, ngón áp út chân trái sưng đỏ nhưng bà không cảm giác đau, uống kháng sinh không lành. Vết thương sưng đỏ lan ra cả bàn chân, ngón chân áp út chuyển qua màu đen, rỉ mủ, bà đến BVĐK Tâm Anh TP HCM kiểm tra.
Bác sĩ chẩn đoán bà nhiễm trùng bàn chân tiểu đường, có thể do trầy xước hay dẫm phải gai, nhưng bàn chân bị mất cảm giác nên không nhận biết sớm dẫn đến hoại tử ngón chân. Bà được cắt lọc mô hoại tử, chăm sóc giữ lại bàn chân nguyên vẹn.
Theo bác sĩ, người bình thường có vết thương tương tự sẽ rất đau đớn, song với bà Huyền, khi được cắt lọc những mô hoại tử sâu vẫn không cảm nhận cơn đau. Nguyên nhân là do bà bị bệnh tiểu đường lâu năm nhưng kiểm soát kém dẫn đến biến chứng thần kinh gây mất cảm giác. Sau hơn hai tuần điều trị, bàn chân dần ổn định, bà được xuất viện.
Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là gì?
Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là bàn chân của người bệnh đái tháo đường bị các tổn thương do nhiễm khuẩn, loét, và/hoặc sự phá hủy các mô sâu liên quan tới các bất thường về thần kinh, một số giai đoạn của bệnh mạch máu ngoại vi và/hoặc các biến chứng chuyển hóa của bệnh xảy ra ở chân. Đây là một tổn thương phổ biến và nghiêm trọng
Dấu hiệu nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
Các triệu chứng của nhiễm trùng bàn chân tiểu đường tương tự như bất kỳ bệnh nhiễm trùng khác. Khu vực xung quanh vết thương đỏ lên, lan rộng ra khỏi vị trí ban đầu. Người bị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường sẽ bị đau, nhạy cảm tại vị trí vết thương và vết thương ban đầu chảy mủ.
Khi nhiễm trùng phát triển sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi, hụt hơi, nghẹt mũi, cổ cứng, xuất hiện vết loét mới.
Người bị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường có thể nhận thấy mô đen gọi là vảy bao quanh vết loét. Tình trạng này hình thành trong trường hợp thiếu máu đến nuôi. Hoại tử một phần hoặc toàn bộ xuất hiện xung quanh vết loét, tạo ra dịch tiết, đau và tê.
Điều quan trọng là hầu hết người bệnh không nhận ra nguy hiểm cho đến khi vết thương bị nhiễm trùng. Nếu người bệnh đang có dấu hiệu nhiễm trùng ở bàn chân hay bộ phận khác, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường
- Người bệnh tiểu đường cần thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng, tập thể dục và thuốc. Giữ mức đường trong máu của bạn trong phạm vi theo chỉ định của bác sĩ.
- Rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày với xà phòng nhẹ. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay của bạn vì tổn thương thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn tay. Không ngâm chân. Lau khô chân, đặc biệt các kẽ ngón chân.
- Kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày để xem vết loét, mụn nước, đỏ, vết chai hoặc bất kỳ vấn đề nào khác. Nếu bạn có lưu lượng máu kém cần phải kiểm tra bàn chân hàng ngày.
- Nếu da trên bàn chân bị khô, hãy giữ ẩm bằng cách thoa kem dưỡng da sau khi bạn rửa và lau khô chân. Không thoa kem dưỡng da giữa các ngón chân.
- Kiểm tra móng chân một lần một tuần. Luôn mang giày kín và đi dép trong nhà. Không đi dép quai hậu hoặc chân trần trong và ngoài nhà.
- Khi ngồi trên ghế, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên di chuyển ngón chân và mắt cá chân nhiều lần trong ngày và không ngồi bắt chéo chân trong một thời gian dài, đảm bảo máu chảy đến chân.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.
Thanh niên 21 tuổi nguy kịch sau 5 ngày ho sốt, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Thanh niên bị viêm cơ tim cấp đe dọa tính mạng cho biết trước khi nhập viện, anh bị ho, sốt 5 ngày liên tiếp nhưng không đi khám, anh chỉ tự mua thuốc hạ sốt và giảm đau về uống.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...
Người phụ nữ 49 tuổi Đắk Lắk bất ngờ tử vong sau 2 tháng bị chó nhà nuôi cắn
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ tử vong với chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn/ THA. Được biết, cách đây 2 tháng người bệnh từng bị chó nuôi trong nhà cắn vào cánh tay và không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.
Loại củ giàu tinh bột giúp thanh lọc cực tốt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng bột sắn dây vì lượng đường có trong thực phẩm này không cao, nhưng chỉ nên tiêu thụ loại bột này một cách có chừng mực.
Thanh niên 21 tuổi suýt mất mạng vì suy thận và cao huyết áp, thừa nhận những sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Thanh niên bị suy thận và cao huyết áp cho biết thường xuyên có thói quen gây hại thận, đó là: Thích ăn khuya, uống nhiều rượu bia, ngày nào cũng uống nhiều cà phê và ăn nhiều muối.
Loại rau nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Rau mùi có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng chống viêm và kiểm soát lipid máu...
Thanh niên 27 tuổi ở Quảng Ninh bị hoại tử tầng sinh môn thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần tự mua thuốc đắp do bị bệnh trĩ, người bệnh xuất hiện 2 ổ loét rộng khoảng 5cm, vết loét có nhiều tổ chức hoại tử, chảy dịch vàng.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặpGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.