Người sưu tầm những mảnh gốm cổ có một không hai
Giadinh.net - Sưu tầm là công việc đòi hỏi ở người chơi những đam mê, tìm tòi, tỉ mỉ và nhẫn nại. Ngoài những bộ sưu tầm đồ sộ và quý giá về tiền cổ, đồ đồng, tem thư... đã đựơc nhiều người biết đến, chúng tôi xin đựơc giới thiệu với bạn đọc một thú sưu tầm cổ vật độc đáo, có một không hai...
Sưu tầm di sản trong lòng đất
Ngay từ những năm 60, dòng sông Hồng đi qua địa phận Kim Lan đã bào mòn một bên bờ khiến những viên đá cổ, những mảnh gốm vỡ (mà người dân trong làng thường nhặt về để kê lót, che chắn trong sinh hoạt hàng ngày) hiện ra. Có khi đào giếng xuống tầng đất sâu cũng gặp những ấm chén, lọ, bát gốm cổ. Lúc này, người dân cũng chưa hề biết đấy là những di vật khảo cổ quý giá. Chỉ đến khi họ phát hiện ra trên những viên gạch có chữ Hán thì họ sợ phạm phải đồ thờ cúng, đồ đậy tiểu nên vứt đi không dùng nữa.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống trồng rau, nuôi tằm, quay tơ, sau khi kinh qua nhiều nghề khác nhau, ông Hồng mới chuyển sang làm gốm. Ông đi làm thuê ở Xí nghiệp công tư hợp doanh Bát Tràng (nay là Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng). Từ những ngày đầu lọc đất, pha men, dán hoa, in vẽ, phụ trách lò... rồi ông được xí nghiệp điều lên làm quản đốc phân xưởng. ông có điều kiện tiếp xúc với những tinh hoa gốm cổ Bát Tràng. Ông vẫn còn nhớ, dòng sông Hồng theo năm tháng, bãi sông lở ra mất đến 200 m chiều ngang, chỉ còn 5 m nữa là vào đến phía sau nhà ông.
Là cán bộ nghèo nên ông Hồng không có đủ tiền chạy lở, chỉ mua được có hai thước. Nhà hàng xóm ngay cạnh nhà ông chỉ kịp dỡ ngói và gỗ thì toàn bộ tường, móng đã bị sụt sâu xuống 4m. Ông cứ liều lĩnh bám đất, thế rồi trời cũng thương cho được sinh tồn. Là một người am hiểu về gốm sứ, lại có được một vốn chữ Hán tương đối do tự học, mỗi lần tắm sông, nhặt được những mảnh gốm, ông đều lưu giữ và qua kiểu dáng, nước men, xác định được niên đại của nó. Khách đến chơi, nếu có yêu cầu sẽ được ông Hồng đưa vào tham quan bộ sưu tầm quý giá của ông.
Hiện nay, bộ sưu tầm của ông đã lên tới mấy nghìn mảnh gốm sứ lớn nhỏ. Hiếm khi ông nhặt được một cổ vật còn lành lặn. Nhưng theo ông, chủ tâm sưu tầm đồ cổ để trưng bày mới cần lành, còn ông sưu tầm để phục vụ nghề thì có khi nhặt được mảnh vỡ lại tốt hơn. Vào mùa nước cạn, lội đến cổ thì có thể nhặt được rất nhiều gạch nhà Hán (thế kỷ 2, 3). Đặc biệt, ở đây ông Hồng đã nhặt được loại gạch Giang Tây Quân, loại gạch tìm thấy ở Hoàng Thành Thăng Long và cố đô Hoa Lư - Ninh Bình. Loại gốm ông nhặt được sớm nhất là từ thế kỷ thứ 7, muộn nhất là thế kỷ thứ 17, thời Lê Mạc.
Không phải dễ dàng để có thể nhặt được cùng một lúc những mảnh vỡ của một đồ gốm cổ. Có những mảnh gốm ông đã phải kiên trì nhặt nhạnh, phân loại, lắp ráp trong cả một thời gian dài để đưa chúng về đúng vị trí trên sản phẩm ban đầu. Ông Hồng tâm sự: “Có lẽ ngoài sự kiên trì, tỉ mỉ ra, tôi nghĩ trong công việc này cũng một phần phụ thuộc vào sự may mắn. Ví dụ như chiếc bát cổ đời Trần, tôi nhặt được mảnh gốm vỡ thứ hai cách lần nhặt mảnh gốm thứ nhất cả mấy năm trời. Rồi lại một thời gian dài sau đó, con trai tôi ra sông tắm vô tình lại nhặt được một mảnh nữa của chiếc bát này. Không ít mảnh gốm trên cùng một đồ vật mà tôi nhặt được có quá trình tương tự như thế”.
Chúng tôi rất ngạc nhiên khi ông Hồng cho chúng tôi xem những mảnh gốm mà ông Hồng nhặt, đã được xác định niên đại có cách đây đến mấy trăm năm, có những hoa văn nổi, chìm đẹp và tinh xảo. Ông Hồng cho biết, cũng đã thử làm theo những mẫu hoa văn đó nhưng không thể nào bắt chước được, ngay cả nước men, màu men cũng không thể nào giống nổi. Thế mới biết, có những bí kíp làng nghề cách đây hàng thế kỷ đã thất truyền. Con cháu đời nay sẽ còn phải mất rất nhiều thời gian mới mong tìm tòi, khai mở lại được những kỹ thuật tinh diệu đó.
Năm 1996, nước sông lên lớn, chỉ thua mức năm 1969, nước bào mòn mặt đất để lộ ra miệng các hũ tiền. Trẻ con trong làng thấy liền cậy lên đem đổi kem và bán cho đồng nát. Nghe tin, ông Hồng sai con dâu ra vét được hơn 1kg tiền đồng các loại. Tách ra xem, ông nhận thấy có rất nhiều các đồng tiền cổ quý giá, cả của Việt Nam và Trung Quốc. Những đồng bằng đồng thau và đồng thau pha kẽm đều nát hết, chỉ những đồng bằng đồng đỏ là còn nguyên. Đồng ra đời sớm nhất là từ năm 118 trước công nguyên, đồng muộn nhất từ thời Tống, năm 1008. Trong số đó, có đồng Thái Bình Hưng Bảo năm 970, thời vua Đinh Tiên Hoàng, là loại tiền đầu tiên của Việt Nam. Tiếp đến là đồng Thiên Phúc Trấn Bảo năm 984, thời vua Lê Đại Hành. Đến năm 1997, trẻ con trong làng lại đào được một hũ tiền nặng 18 kg mang về chùa Kim Lan.
Ông Hồng đến xem và phát hiện ra một đồng Tứ Thù Bán Lạng, đồng tiền cổ nhất, ra đời từ năm 175 trước công nguyên. ông Hồng đã có dự định giúp nhà chùa phân loại và làm thành một bộ sưu tập để trưng bày nhưng sau các sư trong chùa, một phần thì phân phát cho các vãi làm đồng xin âm dương, một phần thì để thất lạc nên đến nay hầu hết đã không còn nữa.
Khát vọng bảo tồn lịch sử làng nghề
Năm 2000, nghe tin về bộ sưu tầm độc đáo ở Kim Lan, ông Vũ Quốc Hiền - Phó Viện trưởng Viện khảo cổ, TS Nguyễn Đình Chiến, TS Ngô Thế Phong và một số nhà nghiên cứu về khảo cổ đã về thăm “bảo tàng” đồ cổ của ông Hồng. Những vị khách này đã thực sự ngỡ ngàng và choáng ngợp trước những cổ vật mà ông Hồng lưu giữ được. Không những thế, họ còn rất bất ngờ trước vốn kiến thức và kinh nghiệm uyên bác về gốm cổ của ông.
Cũng từ đây, ngôi nhà mái ngói dựng theo lối cổ của gia đình ông trở thành nơi đi lại, trao đổi kiến thức về cổ vật giữa những nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ. Viện Khảo cổ cũng đã có những hoạt động phối hợp với chính quyền Kim Lan để bảo tồn và khai thác những khu vực có chứa cổ vật. Nhưng sức người khó địch lại thiên nhiên, nhiều bãi cổ vật lớn đã bị chôn vùi vĩnh viễn dưới lòng sông. Hôm chúng tôi đến nhà thăm ông, ông than thở: “Vừa mới sáng nay, tôi ra bãi cổ vật thứ hai cách nhà tôi 500 m thì khu vực đấy đã hoàn toàn bị lở hết, không còn một chút dấu tích nào. Cái giếng cổ trước nằm sâu trong đất liền giờ chìm dưới đáy nước cách bờ đến hơn chục mét. Từ khi có cầu Thanh Trì, dòng sông không lở nữa mà bồi đất lên do dòng chảy thay đổi. Biết bao nhiêu bí mật bị chôn vùi. Thật đáng tiếc!”.
Khi chúng tôi hỏi xem đã có ai đặt vấn đề mua những cổ vật trong bộ sưu tầm của ông chưa, ông Hồng lắc đầu, cười: “Tôi chưa bao giờ quy những di vật này ra giá trị vật chất. Đối với tôi, chúng chỉ có giá trị tinh thần. Đó là những tinh tuý về nghề mà ông cha chúng tôi để lại cho con cháu muôn đời sau. Chúng tôi phải có trách nhiệm gìn giữ nó. Nếu tôi bán những cổ vật này đi thì tôi sẽ có tội rất lớn với tổ tiên và con cháu, vì tôi đã bán đi những gì có thể giúp cho thế hệ trẻ Kim Lan hôm nay nhận ra nguồn gốc của mình”.
Nguyễn Thắng

Mẹ ruột hoa hậu quê Nam Định sở hữu 2 vương miện: Tuổi U60 vẫn trẻ đẹp và ngập tràn năng lượng tích cực
Giải trí - 11 giờ trướcGĐXH - Mẹ ruột Hoa hậu Kỳ Duyên - bà Lê Thị Thêm chính là người hậu thuẫn giúp cho con gái có được như ngày hôm nay. Ở đời thực, bà là người kinh doanh có tiếng ở Nam Định.

Điều không thể ngờ về thiếu gia 'lăng nhăng' trong phim 'Cha tôi, người ở lại'
Giải trí - 11 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Trần Kiên đã có một vai diễn thành công trong phim "Cha tôi, người ở lại", nhưng ít ai biết được anh chàng hotboy này lại từng trải qua nhiều thử thách để trụ vững với nghề diễn.

Anh Đào - Trọng Lân trong 'Cầu vồng ở phía chân trời' với mô-tip quen thuộc có thu hút khán giả?
Giải trí - 12 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Anh Đào - Trọng Lân tiếp tục vào vai ghét nhau trong phim mới 'Cầu vồng ở phía chân trời' của VTV.

Nữ sinh quê Quảng Trị được ví 'bản sao' Đỗ Thị Hà gây chú ý trong vòng chung kết Hoa hậu Việt Nam
Giải trí - 13 giờ trướcGĐXH - Đoàn Thị Diệu Huyền đến từ Quảng Trị - 1 trong 25 thí sinh vào chung kết Hoa hậu Việt Nam - được các fan sắc đẹp nhận xét có gương mặt giống hoa hậu Đỗ Thị Hà.

'Cha tôi, người ở lại' tiếp tục có 'sạn', khán giả ngán ngẩm: 'May quá, phim chỉ còn 1 tập'
Xem - nghe - đọc - 14 giờ trướcGĐXH - Phim “Cha tôi, người ở lại” đã đi đến chặng cuối nhưng vẫn xảy ra tình huống gây tranh cãi.

Đã có 2 cháu ngoại, nữ NSƯT gốc Hà thành vẫn khỏe đẹp, chỉ 1 đoạn múa kiếm cũng viral cõi mạng
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - NSƯT Chiều Xuân dù đã ở tuổi hưu và lên chức bà ngoại nhưng vẫn trẻ đẹp khiến nhiều người ngưỡng mộ. Mới đây, chị gây sốt mạng xã hội với màn múa kiếm đẹp mắt.

Tập cuối 'Cha tôi, người ở lại': Nhân vật gây ức chế bất ngờ ra đi, ông bố mẫu mực báo tin vui tình cảm
Xem - nghe - đọc - 16 giờ trướcGĐXH - Tập 45 "Cha tôi, người ở lại", bà Liên chọn cách ra đi để con được tự do, trong khi đó ông Bình thông báo tin vui chuyện tình cảm với bà Quyên.

Nữ ca sĩ hải ngoại mang bầu lần 3 ở tuổi 44
Giải trí - 17 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Hồng Nhung cho biết, cô đang mang bầu ở tháng thứ 8, sức khỏe ổn định và háo hức mong chờ con chào đời.

Tài tử nổi tiếng Hàn Quốc đột ngột qua đời
Thế giới showbiz - 20 giờ trướcDiễn viên Choi Jung Woo qua đời ở tuổi 68. Công ty đại diện của nam diễn viên không công bố nguyên nhân dẫn đến sự ra đi đột ngột của ông. Nam diễn viên gây dấu ấn qua vai diễn trong phim "Thợ săn thành phố", "Mặt trời của chủ quân", "Huyền thoại biển xanh"...

Chiều cao ở tuổi 12 gây ngạc nhiên của con trai Lê Phương - Quách Ngọc Ngoan
Giải trí - 20 giờ trướcGĐXH - Cà Pháo - con trai diễn viên Lê Phương ở tuổi 12, đang học lớp 7 nhưng đã có chiều cao 1m8. Điều này khiến nhiều khán giả bất ngờ và tò mò bí quyết nuôi con của nữ diễn viên.

Mẹ ruột Á hậu Huyền My có tài sắc vẹn toàn, dốc lòng làm quản lý cho con gái
Giải tríGĐXH - Chị Lan Phương - mẹ ruột Á hậu Huyền My ở tuổi 50 có vẻ đẹp 'hack' tuổi cùng gương mặt phúc hậu hiền hòa. Đời thực, bà gác lại công việc riêng, hết lòng làm quản lý cho con gái.