Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người thân lần lượt mất đi, để nuôi em nhỏ, anh trai phải đi bán máu

Thứ sáu, 15:05 16/08/2019 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Cha mẹ mất sớm, hoàn cảnh khó khăn, Thông phải đứng ra cáng đáng việc nhà, làm đủ nghề để kiếm sống. Để có tiền nuôi em nhỏ, Thông đã có lần phải bán máu.

Hoàn cảnh đáng thương mà chúng tôi nhắc tới là 3 anh em mồ côi Nguyễn Như Thông, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Trần Huy Phát ở ấp 3, xã An Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tuổi thơ của 3 anh em này là chuỗi dài với bao nỗi cô đơn và bất hạnh.

Gia đình Thông trước ở trọ bên Bình Dương. Mẹ đi bán báo dạo, cha sửa xe đạp, Thông thì vừa học bổ túc vừa làm. Được 1 năm bà nội mất, chủ nhà không cho ở nữa nên gia đình em chuyển về xã An Viễn sinh sống. Ngỡ như cuộc sống của gia đình không còn biến cố gì nữa thì nỗi đau lại ập đến.

Người thân lần lượt mất đi, để nuôi em nhỏ anh trai phải đi bán máu - Ảnh 2.

3 anh em Thông giờ đã mất hết đi người thân để nương tựa. Ảnh: Văn Tâm

Cha của Thông vì căn bệnh tim đã ra đi sau đúng một năm bà nội mất. Nỗi đau mất cha chưa nguôi, gần một tháng sau, 3 anh em Thông lại chịu tang mất mẹ khi bà qua đời do căn bệnh tim quái ác để lại 3 đứa con bơ vơ, nhất là Sơn và Phát với nỗi hoảng loạn tột cùng.

Từ ngày những người thân lần lượt mất đi, mọi gánh nặng chồng lên vai người anh cả là Thông. Thông phải ngừng việc học bổ tục và đi làm thợ sửa máy tính với mức lương 1,8 triệu/tháng. Ngoài ra, em tranh thủ chạy xe ôm, chở hàng lúc rỗi việc.

Thương hoàn cảnh 3 anh em sớm côi cút nên thi thoảng bà con hàng xóm sang cho thùng mì, cân gạo, bịch bánh... Ba anh em Thông không chỉ thiếu ăn mà bố mẹ mất đi còn để lại một khoản nợ tiền chữa bệnh.

"Có người cảm thông, thương chúng em thì họ xí xóa nếu chỉ có vài trăm ngàn. Có người thì cho trả nợ dần. Em biết mình vay thì phải trả nhưng quả thật gia cảnh quá khó khăn, em không thể xoay đâu ra" – Thông kể.

Người thân lần lượt mất đi, để nuôi em nhỏ anh trai phải đi bán máu - Ảnh 3.

Mọi gánh nặng đổ lên vai người anh cả là Thông. Ảnh Văn Tâm

Thông vài lần liều mình lên TP.HCM để bán máu. Thông chia sẻ: "Cứ 1 tháng mới bán được 1 lần và xem như em kiếm thêm được phần thu nhập. Nhiều lần có người xúi đi bán thận đi sẽ có được nhiều tiền hơn. Túng quá, có lần em đã nghĩ tới việc đó. Nhưng qua tìm hiểu, em được biết khi mất đi một quả thận sức khỏe sẽ yếu đi nhiều, lỡ như sau này có vấn đề gì thì sẽ tốn kém hơn để điều trị. Rồi nếu lỡ chẳng may em có chuyện gì thì 2 em em sẽ ra sao? Em giờ là chỗ dựa duy nhất còn lại của hai em nên em bỏ qua ý định đó".

Dường như hiểu được sự khổ cực của anh mà 2 em Sơn và Phát cũng rất ngoan, biết tự chăm sóc cho bản thân, trông coi nhà cửa, rửa chén bát và cùng chơi với nhau. Hai em cũng kiếm thêm thu nhập hỗ trợ anh bằng những tờ vé số. Được mọi người thương mua giúp, ngày nào các em bán đắt cũng được 50 tờ, hôm nào ế cũng được 20 đến 30 tờ. Sơn và Phát cũng tự bảo nhau học hành chăm chỉ và học kỳ vừa rồi các em đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Đó cũng là niềm vui, nguồn động viên lớn nhất của Thông bây giờ.

Thông cho biết, nhớ ngày đầu mẹ mất, em bị hụt hẫng, tinh thần hoảng loạn tột cùng ngỡ như phải ngã quỵ trước những nghiệt ngã đớn đau, tưởng chừng không vực dậy nổi. Nhưng nhớ tới 2 em và nhất là sự động viên của mọi người, em phải cố gắng vượt qua, phải đứng vững để còn lo cho các em, để không phụ lòng của cha mẹ.

Người thân lần lượt mất đi, để nuôi em nhỏ anh trai phải đi bán máu - Ảnh 4.

Những bữa mì tôm là thường xuyên với 3 anh em Thông. Ảnh: VT

Không vì cuộc sống khó khăn, thiếu thốn mà Thông nghĩ quẩn. Em mưu sinh, vật lộn với cuộc sống bằng mọi nghề miễn sao đồng tiền em kiếm được là lương thiện. Em cũng tự nhủ lòng sẽ cố gắng thay cha mẹ lo cho các em thành người.

Thông cũng luôn lo sợ mình hoặc các em bị mắc phải căn bệnh giống bố mẹ vì biết căn bệnh tim có yếu tố di truyền. Thế nhưng giờ đến cái ăn 3 anh em Thông còn thiếu thì việc được đi khám bệnh là điều xa vời với các em.

Hiểu được hoàn cảnh 3 anh em Thông, chính quyền địa phương đã cử cán bộ thường xuyên quan tâm, chia sẻ. Tuy nhiên những khó khăn trong cuộc sống của 3 đứa trẻ này còn lắm chông gai, mong rằng sự sẻ chia của cộng đồng sẽ giúp các em vơi đi nỗi khốn khó khi không còn người thân nào để nương tựa.

Mọi sự giúp đỡ 3 anh em Nguyễn Như Thông - xin gửi về Mã số 485:

1. Em Nguyễn Như Thông ở Ấp 3 xã An Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay Nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 485

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 485

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0354.617.864.

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã số MS 485

Văn Tâm

Văn Tâm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường

MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Vòng tay nhân ái - 3 ngày trước

GĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

Vòng tay nhân ái - 5 ngày trước

GĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Kết chuyển - 2 tuần trước

GĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.

Top