Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy hiểm khi tự ý dùng đèn hồng ngoại 'đau đâu, chiếu đó' khỏi cần bác sĩ

Thứ ba, 11:31 19/03/2019 | Sống khỏe

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, việc lạm dụng đèn hồng ngoại trong điều trị xương khớp có thể gây tác dụng ngược đối với sức khỏe, còn vai trò làm đèn sưởi của nó cũng mơ hồ.

Đèn hồng ngoại thường được sử dụng trong y học để điều trị bệnh về xương, khớp vật lý trị liệu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nó được quảng cáo để chữa... bách bệnh.

Chỉ cần lắp bóng vào là… chiếu!

Dọc đường Cống Quỳnh, Q1, TPHCM được coi là một trong những địa điểm chuyên bán buôn dụng cụ thiết bị y tế, đèn hồng ngoại bày bán đủ loại, đủ giá. Bà Nguyễn Thị Ngọc, chủ cửa hàng dụng cụ y khoa H.N đưa chúng tôi xem sản phẩm như chiếc đèn bàn, cho biết: “Đèn hồng ngoại này bóng quan trọng hơn chân đèn. Chân đèn Việt Nam, bóng của Đức giá 450.000đ/đèn, bóng Trung Quốc thì rẻ hơn. Chỉ cần lắp bóng vào là… chiếu! Sưng, đau, bầm tím, nhức mỏi đều dùng được, chủ động tự chữa bệnh tại nhà, tới phòng khám chiếu đèn cũng mất 40.000 - 50.000đ/lần, cứ 10 lần là đủ tiền mua 1 đèn”.


Đèn hồng ngoại bán tràn lan ngoài thị trường

Đèn hồng ngoại bán tràn lan ngoài thị trường

Bà Ngọc nhắc khéo: “Cẩn thận kẻo mua phải bóng giả dùng nhanh bay màu, không có tác dụng chữa bệnh. Hàng cô có tới 3 loại giả, do người ta ký gửi bán hộ, chỉ có duy nhất một loại hàng thật, nếu con mua thì cô bán hàng thật mà dùng”.

Ghé cửa hàng thiết bị y tế T.H, nhân viên bán hàng mang đèn ra lắp bóng hồng ngoại cho khách xem: “Cứ đau đâu chiếu đó, tự chiếu đèn ở nhà 15 phút/lần, chiếu bao nhiêu lần trong ngày tùy ý, thấy giảm đau thì thôi, khỏi phải đi tới bác sĩ. Đi đông y nhất định phải chiếu đèn này. Kéo cổ, khớp, xương… cũng soi đèn là hết bệnh. Đèn xịn giá 400.000đ/cái”.

Nhiều trang mạng giới thiệu đèn này tác dụng sưởi ấm, chữa bệnh, với các công dụng nghe là mê. Trang dienmaygiadinh.net quảng cáo: “Đèn sưởi nhà tắm hồng ngoại tập trung những tia sáng điện từ hồng ngoại rọi vào cơ thể gây ra các phản ứng lý, hóa điều trị các bệnh lý: Đau, sưng, phù nề, bầm, tím, khớp, gout… Tác dụng tích cực làm đẹp da, kích thích sinh trưởng tế bào da mới, mất đi tế bào da chết…”


Đèn hồng ngoại được các trang mạng quảng cáo là chữa đau, sưng, khớp, gout và làm đẹp da.

Đèn hồng ngoại được các trang mạng quảng cáo là chữa đau, sưng, khớp, gout và làm đẹp da.

Chúng tôi đã liên lạc với chủ hàng tên Quyết, tìm hiểu công dụng thực của loại đèn được cho là đèn hồng ngoại sưởi ấp mùa đông thì được biết: “Là đèn sưởi có tia hồng ngoại, nhưng do nó pha trộn nhiều ánh sáng khác nên tác dụng lớn chỉ là làm ấm không gian phòng nhờ nhiệt”.

Tác dụng ngược

Theo Đại tá, TS Đỗ Kiên Cường, nguyên phân viện phó Phân viện Vật lý Y Sinh học, Trung tâm Khoa học Kỹ thuật & Công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng), đèn hồng ngoại thuộc nhóm nhiệt trị liệu, cùng với nhiệt lạnh tạo thành nhóm các tác nhân nhiệt bề mặt, vẫn được dùng trong vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Bằng kinh nghiệm, nhiều nhà thực hành cho rằng các phương pháp nhiệt bề mặt ít có tác dụng trực tiếp, mà thường gián tiếp qua tác dụng thư giãn. Nó bao gồm giảm đau, giảm trương lực cơ, tạo trấn dịu (giảm co cứng cơ, căng thẳng, co thắt) và giảm căng cơ trong các tổ chức liên quan.

Do đó, nhiệt trị liệu thường được dùng trong các bệnh cơ xương khớp, chủ yếu điều trị triệu chứng. So với các phương pháp nhiệt trị khác (tắm xoáy nóng, túi đắp nóng, parafin hay kỹ thuật dòng chất lưu), hiện đèn hồng ngoại ít được dùng do hai lý do độ xuyên sâu trong da rất thấp, nguy cơ bị bỏng.

Lương y Nguyễn Công Đức, Phòng khám Đông y Công Đức (TPHCM), cũng cho rằng đèn hồng ngoại thường dùng điều trị những trường hợp viêm mãn tính, co cơ, đau cơ kéo dài, chiếu đèn làm mạch máu dãn nở, cảm thấy dễ chịu hơn.

Những trường hợp bị bệnh đã tập vật lý trị liệu, được bác sỹ cho điều trị chiếu đèn, có thể dùng tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về số lần, thời gian và khoảng cách chiếu đèn. Chống chỉ định trường hợp xương khớp đang viêm, mới bị chấn thương, té ngã máu tụ, máu bầm tuyệt đối không được dùng đèn chiếu, vì sẽ làm tăng quá trình viêm, cơ giãn ra gây tụ máu bầm nhiều hơn, hại sức khỏe. Tự ý mua đèn hồng ngoại về dùng kiểu “đau đâu chiếu đấy” lợi bất cập hại và rất nguy hiểm.

Dùng đèn hồng ngoại trong quá trình điều trị bệnh xương khớp chỉ là giải pháp hỗ trợ, người bệnh vẫn phải kết hợp thuốc uống cũng như tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, không nên lạm dụng dùng đèn này để tân trang sắc đẹp, sử dụng không đúng gây khô da vùng chiếu đèn và gây bỏng. Hiện loại đèn này được giới thiệu là thiết bị sưởi ấm với nhiều công dụng như tẩy tế bào chết… chỉ là quảng cáo quá sự thật về sản phẩm.

Đại tá, TS Đỗ Kiên Cường

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 8 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 15 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 20 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top