Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà văn Trang Thế Hy: Mài chữ cả khi trí nhớ rụng dần

Thứ sáu, 09:34 14/11/2014 | Giải trí

GiadinhNet - Vừa qua, NXB Trẻ đã in 4 tập sách gồm 3 tập truyện ngắn “Mưa ấm”, “Nợ nước mắt”, “Tiếng khóc và tiếng hát” và một tập thơ song ngữ Việt – Anh “Đắng và ngọt” của nhà văn Trang Thế Hy. Đây là loạt sách đầu tiên được NXB này in theo hợp đồng tác quyền trọn đời với số tiền ban đầu trả cho nhà văn là 100 triệu đồng. Điều gì làm nên sức hấp dẫn của một cây bút đã 90 tuổi với đời viết kéo dài suốt 70 năm?

 

Nhà văn Trang Thế Hy, “báu vật sống” của văn học Nam Bộ. 	Ảnh: TL
Nhà văn Trang Thế Hy, “báu vật sống” của văn học Nam Bộ. Ảnh: TL

 

“Giang hồ, ta chỉ giang hồ vặt”

Ai về huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre), đi qua cầu Rạch Miễu, men theo quốc lộ 60, cuốc bộ dọc bờ kênh nhỏ sẽ gặp mái nhà lá ẩn dưới bóng dừa. Ấy là “cõi tạm” của nhà văn Trang Thế Hy nơi trần thế, một cụ già 90 tuổi, héo queo như đọt lục bình dãi dầu nắng gió phương Nam. Cách đây mấy năm, câu nói đặc sệt chất Nam Bộ và ánh mắt buồn của ông ám ảnh tôi ngay lần đầu gặp gỡ: “Giờ tôi hom hem rồi, trí nhớ cũng rụng dần, nhiều khi mơ ước được như mấy con chim nhỏ ngoài kia mà cũng không được nữa”.

Năm 1992, vào một ngày đẹp trời, người ta thấy ông lão ngấp nghé tuổi “thất thập” là Trang Thế Hy khăn gói quả mướp rời khỏi trung tâm TPHCM không mảy may tiếc nuối. Ai hỏi đi đâu, ông đáp như trẻ nhỏ: “Đi chỗ khác chơi”. Tính đến nay, ông đã “chơi” ở xứ hẻo lánh này hai mươi năm có lẻ. Nơi ấy, láng giềng không biết Trang Thế Hy là ai, chỉ quen gọi ông “Tư Sâm”. Ông “Tư Sâm” có tài nấu ăn, bắn nạng thun và câu cua cá rất cừ.

Hỏi ông về chuyện bỏ phố đi ở ẩn, ông cười khóe mắt nhăn nheo: “Cọp còn không tìm được chỗ ẩn trong rừng sâu, cá còn không tìm được chỗ ẩn ngoài biển khơi, thì tôi làm sao tìm được chỗ ở ẩn? Có điều, một nghệ sĩ già từng khuyên tôi, khi nào viết hết được rồi thì nên biết đi chỗ khác chơi, đừng có bẹo hình bẹo dạng trong chốn trường văn trận bút, nhất là đừng để cho những người yêu mến mình phải đọc những câu lếu láo”.

Trang Thế Hy thừa nhận mình thuộc tạng người như câu thơ của Phạm Hữu Quang: “Giang hồ, ta chỉ giang hồ vặt/Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”. Căn nhà lá như cụm cỏ khô dưới chân cầu Rạch Miễu ấy là nơi bạn bè tứ phương và những người viết trẻ thường ghé thăm “báu vật sống” miền Nam Bộ. Trong số đó có các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Hồ, Nguyễn Duy, Lê Minh Khuê…

Tuy không sở hữu gia tài tác phẩm đồ sộ so với các nhà văn Nam Bộ khác như Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng… nhưng tác phẩm của Trang Thế Hy được đánh giá là “vàng mười” của văn học Nam Bộ. Văn của ông có chất liệu riêng biệt, tạo nên dư luận trong làng văn với những day dứt về số phận con người, đặc biệt là những mảnh đời đã rơi vào quên lãng. Ngoài truyện ngắn, thơ, ông còn viết tiểu thuyết và là một trong số ít người dịch thành công những tác phẩm của Tagore.

Người đọc nhiều thế hệ đã đóng đinh trong trí nhớ những đứa con tinh thần của Trang Thế Hy: Từ sự hi sinh thầm lặng của chị Ba Hường trong “Nợ nước mắt” đến tình yêu đặc biệt của Hải và Nghiêm trong “Con cá không biệt tăm”; hay câu chuyện “Vết thương thứ mười ba”, kể về một quân nhân về hưu tên Hữu, người tự hào với mười hai vết thương thời chiến của mình, đến mức thành bệnh nói nhiều, gây khó chịu cho người đời và âm thầm cứa vào nỗi đau của vợ - vết thương thứ mười ba.

Tuổi già ngồi đếm lá rơi

 

Đại diện NXB Trẻ ký tác quyền trọn đời với nhà văn Trang Thế Hy. 	Ảnh: TL
Đại diện NXB Trẻ ký tác quyền trọn đời với nhà văn Trang Thế Hy. Ảnh: TL

 

Chia sẻ về cuộc sống quẩn quanh mãi với xứ miệt vườn lấy đâu tư liệu mới để viết, nhà văn Trang Thế Hy tiết lộ: “Tôi viết được nhờ vào trẻ nhỏ”. Thì ra sự hồn nhiên đầy bản năng từ trẻ thơ đã lay động đến ngôn ngữ, cảm xúc của một cây đại thụ làng văn. Ở đây, ông lại được “chơi với những chùm bông khế rụng”, “những trái dừa non chuột khoét”, “những trái mận dập còn dấu móng của con dơi ăn trộm quả ngoài vườn…”.

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, người từng biên tập tập truyện “Vết thương thứ mười ba” của nhà văn Trang Thế Hy cho biết: “Tôi đã có dịp chứng kiến sức làm việc không biết mệt mỏi của ông. Ông đã ngồi lại chỉnh sửa từng trang bản thảo, bỏ chữ này thêm chữ kia vào từng trang sách, vào từng truyện ngắn với mong mỏi là bạn đọc được tiếp nhận một văn bản có trách nhiệm của nhà văn - một công việc mà tôi thấy những nhà văn lớn tuổi thế hệ trước hay làm như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam và nay là Trang Thế Hy”.

Có dạo, dân tình xôn xao vì con đường lớn mở qua khu đất nhà ông. Người ta so đo chuyện ông có được đền bù hay không vì đất sử dụng tuy bị thu hẹp nhưng phút chốc cũng đã hóa thành “vàng”. Ông thở dài: “Nào quan trọng gì đâu, với thân già này, đất là đất thôi”. Bây giờ, con đường đã trải nhựa phẳng lì, ông “Tư Sâm” vẫn một mình trong căn nhà lá, chỉ khác là không gian trước đây nay bị co cụm, mặt đường cao hơn nên cứ đến mùa mưa nước xâm xấp nền nhà. Ông thản nhiên như “người trên trời”: “Có hề chi!”.

Vợ ông mất đã hơn 10 năm, cũng chừng ấy ngày tháng ông chỉ kẽo kẹt nằm võng vì theo lời ông thì “cứ nằm xuống đất là nhớ bả”. Ở tuổi gần đất xa trời, đối diện với những cơn thắt ngực ho khan, ông vẫn nhâm nhi rượu, hút thuốc, vẫn đọc và vẫn điềm nhiên quan sát sự đời từ ánh mắt tinh anh, đôi tai không nghe thiếu chuyện gì. Dáng ngồi còm cõi của ông trong căn nhà ngổn ngang sách báo làm nên một cốt cách lặng lẽ, khoan dung hiếm có nơi trần tục. Đang ngồi trò chuyện với khách trong nhà, ngoài sân bỗng có âm thanh “độp”, tiếng reo của chủ nhà bất chợt lóe lên: “Có tiền”. Thì ra, một tàu dừa khô vừa rụng. Ông gom lại đợi người đến mua bằng mấy đồng tiền lẻ đủ hút thuốc qua ngày.

Chốn “trường văn trận bút”, người ta vẫn thắc mắc tại sao một gốc cổ thụ cỗi cằn như Trang Thế Hy vẫn nảy ra lộc biếc. Rượu vào lời ra, ông già Nam bộ chậm rãi ngâm nga: “Gió nhờ cây mà có hình/Cây nhờ gió mà có tiếng”.

 

Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh năm 1924 tại Hữu Định, Châu Thành (Bến Tre). Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trải qua nhiều gian khổ, tù đày trong kháng chiến, sau năm 1975, ông hoạt động văn nghệ tại TPHCM cho đến khi về hưu. Ông đoạt nhiều giải thưởng văn học như: Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu (1960 – 1965); Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1994); Giải A của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (2002)… 

 Lữ Mai

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhan sắc hot girl sinh năm 2002 đóng 'Lật mặt 7', visual bất bại trước cam thường

Nhan sắc hot girl sinh năm 2002 đóng 'Lật mặt 7', visual bất bại trước cam thường

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Trong buổi ra mắt phim tại Hà Nội vừa qua, Ceri Thu Hà – hot girl sinh năm 2002 đóng 'Lật mặt 7' hút ống kính máy quay bởi phong cách ngày càng trưởng thành, quyến rũ.

Mất liên lạc với nghệ sĩ Thương Tín

Mất liên lạc với nghệ sĩ Thương Tín

Giải trí - 11 giờ trước

Sau khi dự đám cưới tại Thủ Đức ngày 20/4, diễn viên Thương Tín về lại quê nhà ở Ninh Thuận và mất liên lạc.

Mai Thu Huyền gay gắt với tin đồn liên quan đến Trấn Thành

Mai Thu Huyền gay gắt với tin đồn liên quan đến Trấn Thành

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - "Tôi chưa bao giờ tôi nhắc đến Trấn Thành trong các phát ngôn của mình. Đối với tôi, Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng, tôi luôn ngưỡng mộ bạn ấy", Mai Thu Huyền chia sẻ.

Minh Cúc: Tôi không đưa con gái có bệnh về não lên mạng xã hội để 'câu view'

Minh Cúc: Tôi không đưa con gái có bệnh về não lên mạng xã hội để 'câu view'

Thế giới showbiz - 15 giờ trước

"Mỗi buổi livestream, tôi để con nằm trên giường phía sau, tôi ngồi dưới đất, tôi làm thế để vừa trông con, vừa làm việc" - Diễn viên Minh Cúc nói.

8 năm hôn nhân của Trấn Thành - Hari Won: Chưa con cái nhưng vẫn ngọt ngào như lúc mới yêu

8 năm hôn nhân của Trấn Thành - Hari Won: Chưa con cái nhưng vẫn ngọt ngào như lúc mới yêu

Câu chuyện văn hóa - 16 giờ trước

GĐXH - Trấn Thành - Hari Won được xem là cặp đôi nghệ sĩ Việt đẹp trong lòng công chúng. Hiện tại, sau 8 năm hôn nhân, dù chưa có con nhưng cuộc sống tình cảm của họ vẫn thăng hoa.

"Bao Thanh Thiên" Lục Nghị: Sở hữu chục triệu USD, hạnh phúc bên tình đầu

"Bao Thanh Thiên" Lục Nghị: Sở hữu chục triệu USD, hạnh phúc bên tình đầu

Giải trí - 19 giờ trước

Với người hâm mộ, nam diễn viên Trung Quốc Lục Nghị là một ngôi sao kiểu mẫu khi có trong tay một sự nghiệp rực rỡ, khối tài sản đáng nể và gia đình ngập tràn hạnh phúc.

"Búp bê màn ảnh Trung Quốc" được khen xinh đẹp nhưng không nên... hát

"Búp bê màn ảnh Trung Quốc" được khen xinh đẹp nhưng không nên... hát

Giải trí - 23 giờ trước

Sở hữu lợi thế là ngoại hình xinh đẹp, trong trẻo, nhưng nữ diễn viên Trung Quốc Trương Dư Hi lại đối mặt với làn sóng phản đối khi góp mặt tại chương trình "Đạp gió 2024" vì khả năng ca hát hạn chế.

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Giải trí - 1 ngày trước

Cuộc sống Midu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Cô có sự nghiệp thành công, cuộc sống sang chảnh và chồng sắp cưới được đồn đoán là doanh nhân thành đạt.

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - "Thù lao có thể không cao so với người khác nhưng đây chính là catse cao nhất với tôi tính đến hiện tại”, diễn viên Thanh Hiền chia sẻ.

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Xem - nghe - đọc - 1 ngày trước

GĐXH - Giáng My mới đây đã xuất hiện tại cuộc họp báo "Hoa hậu Du lịch Việt Nam" 2024. Nhan sắc tuổi 53 của chị gây chú ý.

Top