Nhận biết bạn gầy nhưng vẫn thừa mỡ
Cân nặng không phản ánh chính xác trạng thái của cơ thể; người gầy có mỡ bụng sẽ dễ chết hơn người thừa cân hoặc béo phì.
Bạn nghĩ mình thật may mắn khi sở hữu cân nặng ổn định dù không phải cố gắng nhiều. Thế nhưng chỉ số BMI và cân nặng không nói lên toàn bộ tình hình. Theo Health, 1/4 người có trọng lượng bình thường bị ảnh hưởng bởi hội chứng "gầy nhưng béo phì". "Trông họ tương đối khỏe mạnh nhưng khi kiểm tra lại có nồng độ chất béo và viêm nhiễm cao", bác sĩ Ishwarlal Jialal từ Hệ thống Y tế UC Davis (Mỹ) cho biết. "Những người này có nguy cơ cao bị tiểu đường và bệnh tim mạch, nhưng bạn không thể nhận ra nếu chỉ nhìn dựa vào bề ngoài".

Kiểm tra huyết áp, cholesterol và đường huyết là cách tốt nhất để biết tình trạng sức khỏe bên trong. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số triệu chứng dưới đây.
Béo bụng
Trong mọi trường hợp, mỡ thừa cảnh báo nguy hiểm. Nghiên cứu trên tờ Annals of Internal Medicine cho thấy người gầy bị béo bụng dễ chết sớm hơn những ai vốn thừa cân hoặc béo phì.
Mỡ bụng có hại nhất vì là nơi khởi đầu hiện tượng kháng insulin cùng các protein gây viêm nhiễm. Loại mỡ này không xuất hiện cùng một lúc khiến bạn rất dễ bỏ qua. Bởi vậy, hãy lưu ý nếu cảm thấy quần càng ngày càng chật.
Lười vận động
Người gầy vẫn có thể có mỡ thừa, đặc biệt là khi thiếu hoạt động thể chất. "Nếu không thừa cân, người ta thường không có thói quen tập thể dục để giữ gìn vóc dáng", bác sĩ Jialal giải thích. "Nhưng thiếu đi các hoạt động đều đặn, họ sẽ dần dần yếu đi".
Tập luyện thường xuyên các môn như đi bộ nhanh, đạp xe, chạy là rất quan trọng để giữ tim và phổi khỏe mạnh, đồng thời tăng cường cơ bắp, hỗ trợ trao đổi chất và đốt chất béo có hại.
Tiền sử gia đình
Nếu bố mẹ hoặc anh chị em ruột của bạn bị tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp hoặc cholesterol cao, bạn rất dễ mắc các vấn đề tương tự. Duy trì cân nặng ổn định sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh, nhưng chỉ khi bạn tập luyện và thực hiện chế độ ăn lành mạnh.
Ăn uống vô độ
Đừng vội mừng nếu bạn không bị tăng cân dù ăn rất nhiều đồ ăn nhanh, dầu mỡ, nước ngọt mà không đụng đến hoa quả, rau củ. Điều này khiến bạn hấp thụ quá nhiều đường, muối, chất béo và thiếu hụt vitamin, chất xơ, protein "nạc". Kết quả là nội tạng bị tổn thương và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư tăng cao.
Những thói quen như ăn không đúng giờ, bỏ bữa, nhịn ăn cũng sẽ tàn phá sức khỏe của bạn.
Thuộc nhóm nguy cơ
BMI không phải thước đo hoàn hảo cho mọi nhóm người, đặc biệt là với một số dân tộc. Nghiên cứu năm 2011 chỉ ra cư dân Nam Á thường bị mỡ bụng nhiều hơn người da trắng dù có cùng một chỉ số BMI. Gen chắc chắn ảnh hưởng đến quá trình tích mỡ, bên cạnh đó còn có nền văn hóa cùng chế độ ăn truyền thống.
Ngoài ra, người lớn tuổi không nên quá để ý đến chỉ số BMI. Theo thời gian, cơ thể chúng ta sẽ giảm cơ bắp và tăng chất béo nên điều quan trọng là chăm vận động để sống lâu và khỏe mạnh.
Theo VnExpress

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 30 phút trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 7 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 7 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.