Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người nhầm quai bị với bệnh nguy hiểm

Thứ ba, 09:35 28/11/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Cả nhà mắc quai bị nên khi có dấu hiệu đau đầu, sốt, sưng mang tai, chị Hồng Hà (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tự mua kháng sinh về uống nhưng không đỡ, mà còn có triệu chứng nôn ói. Gia đình đưa chị Hà vào Bệnh viện Bạch Mai mới phát hiện chị bị bệnh khác nghiêm trọng hơn quai bị, đó là viêm màng não.


Cần phân biệt rõ các triệu chứng bệnh quai bị với viêm tuyến nước bọt.

Cần phân biệt rõ các triệu chứng bệnh quai bị với viêm tuyến nước bọt.

Biến chứng nguy hiểm vì dễ nhầm quai bị với bệnh khác

Gia đình chị Hồng Hà (35 tuổi) có chồng và con trai 5 tuổi đều mắc quai bị và đã khỏi. Một tuần trước chị Hồng Hà thấy triệu chứng đau đầu, sốt, sưng mang tai, chị nghĩ là do lây quai bị từ chồng, con nên đã tự đi mua thuốc kháng sinh về uống. Sau 5 ngày, bệnh không đỡ mà còn khiến chị đau đầu dữ dội, nôn ói… lúc này gia đình mới đưa vào viện khám. Tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai), chị được chỉ định làm xét nghiệm dịch màng não tủy và bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm màng não do virus, không liên quan đến quai bị.

Chị Lê Thị Nghĩa (ở Hà Tĩnh) đưa con trai chuyển tuyến ra Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao liên tục, quấy khóc, ăn kém, sưng to tuyến mang tai và vùng đầu. Nguyên nhân do mẹ bé nhầm tưởng con bị bệnh quai bị, sau 4 ngày tự chữa không khỏi mới đưa vào bệnh viện tỉnh và được chuyển ra tuyến Trung ương. Tại đây, cháu bé được xác định nhiễm khuẩn huyết Whitmore, phải phẫu thuật tuyến mang tai, điều trị tích cực 4 ngày mới dứt sốt và gần 1 tháng sau, sức khỏe dần ổn định để điều trị ngoại trú.

Theo ThS.BS Trần Văn Thuấn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), đã có nhiều người-nhất là trẻ em 1-15 tuổi do người, nhà đoán nhầm bệnh quai bị, khi biến chứng mới đưa vào viện chữa trị thì đã muộn, dẫn đến để lại di chứng. Bệnh dễ nhầm với bệnh quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, dù triệu chứng gần giống nhau, nhưng độ nguy hiểm, cách điều trị, khả năng lây lan… khác nhau. Do đó người dân cần biết cách phân biệt để chữa trị kịp thời.

Phân biệt quai bị với các bệnh có cùng triệu chứng

Bệnh quai bị

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện vào mùa Đông -Xuân và dễ bùng phát thành dịch. Virus thuộc nhóm Paramyxo tấn công chủ yếu các tuyến ngoại tiết, thường là tuyến nước bọt mang tai. Bệnh dễ dàng lây truyền trực tiếp từ bệnh nhân sang người lành (3 ngày trước khi sưng tuyến nước bọt, cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh), theo đường hô hấp, bụi nước của hơi thở, các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi…

Dấu hiệu của bệnh quai bị là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ, bệnh nhân sốt từ 38-39oC, đau đầu, đau nhức các khớp xương, khó nuốt, khó nói, chán ăn. Đặc biệt, vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to (thường sưng cả hai bên), lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, có thể lan xuống dưới hàm. Nhưng vùng da bị bệnh không đổi màu.

Nam giới tuổi dậy thì sợ nhất biến chứng bệnh quai bị là viêm tinh hoàn. Ngay khi virus quai bị tấn công thì tinh hoàn thường sưng to gấp 2-3 lần bình thường, rất đau, phải qua 7 ngày mới dần bình thường trở lại. Nếu được bác sĩ điều trị bằng các thuốc chống viêm, giảm đau sẽ giảm sưng đau nhanh, nhưng cần theo dõi sát đề phòng biến chứng teo tinh hoàn.

Nữ giới sau tuổi dậy thì có thể gây viêm buồng trứng, nặng hơn có thể gây viêm não - màng não... viêm buồng trứng dẫn đến vô sinh.

Các biến chứng khác là viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp, viêm tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú…

Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh quai bị đặc hiệu (kể cả kháng sinh), mà chỉ điều trị theo triệu chứng bằng cách chườm nóng, dùng thuốc an thần, giảm đau, uống vitamin, súc miệng nước muối sau khi ăn… để chống viêm. Kết hợp dùng các bài thuốc dân gian như: Dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chỗ sưng; dùng hạt đậu xanh tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp lên chỗ sưng…

Dù bệnh quai bị điều trị Đông y, hay Tây y thì bệnh nhân vẫn cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và cách ly để tránh lây lan (tối thiểu 2 tuần).

Bệnh viêm tuyến nước bọt

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần thường lành tính, không lây lan. Bệnh thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng. Một số trường hợp do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt gây nên.

Triệu chứng bệnh gần giống bệnh quai bị, cũng gây sốt từ 38-39oC, vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan rộng ra xung quanh. Có khác là da vùng tuyến sưng tấy đỏ, nói và nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Bác sĩ ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.

Các bác sĩ thường dùng kháng sinh chống viêm, giảm phù nề, giảm đau điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần. Nếu không điều trị đúng, sau 7-10 ngày có thể chuyển sang viêm mạn tính tái phát và cứ vài tháng lại bị viêm lại, gây biến dạng khuôn mặt. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng cũng có thể gây biến chứng phì đại tuyến.

Bệnh Whitmore

Trong y học còn ghi nhận bệnh Whitmore (còn gọi là Melioidosis) - một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cũng có triệu chứng ban đầu giống bệnh quai bị. Bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt lứa tuổi lao động. Vi khuẩn gây bệnh sống hoại sinh trong đất, đường lây nhiễm chủ yếu do bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp (ở vùng da tổn thương), do hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này, nhưng có thể lây lan từ người sang người.

Bệnh Whitmore ở người lớn xuất phát từ nhiễm trùng tại phổi với diễn biến từ nhẹ đến viêm phổi nặng. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, đau ngực và đau nhức cơ bắp, có thể có các ổ nhiễm khuẩn trên da. Bệnh biểu hiện đa dạng, phức tạp, có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán, điều trị kháng sinh đúng.

Nhưng bệnh này ở một số bệnh viện tuyến cơ sở chưa đáp ứng được công tác xét nghiệm vi sinh, chẩn đoán lâm sàng cũng như điều trị.

Bác sĩ Duy Anh (Bệnh viện E) khuyên, khi thấy dấu hiệu đau mang tai, sưng đỏ mang tai, đau vùng dưới hàm… tốt nhất hãy đến bệnh viện khám bệnh để được điều trị đúng cách, tránh gây biến chứng và nhầm lẫn, nhất là trẻ em.

“Khi thấy dấu hiệu đau mang tai, sưng đỏ mang tai, đau vùng dưới hàm… tốt nhất người bệnh hãy đến bệnh viện khám bệnh để được điều trị đúng cách, tránh gây biến chứng và nhầm lẫn, nhất là trẻ em”.

BS Duy Anh (Bệnh viện E)

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 16 phút trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 2 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 3 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 16 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Top