Nhiều người nhập viện cấp cứu vì nắng nóng, có người nguy kịch
GĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân vào cấp cứu đều là lao động ngoài trời trong thời gian dài, sau đó xuất hiện các triệu chứng mệt lả, co rút cơ toàn thân, tay chân co quắp...
Ngày 2/6, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết, chỉ trong ngày 1/6, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo của Trung tâm đã tiếp nhận 7 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì say nắng, say nóng, trong đó có 1 bệnh nhân nguy kịch phải đặt ống nội khí quản.
Đặc điểm chung của các bệnh nhân là lao động ngoài trời trong thời gian dài, sau đó xuất hiện các triệu chứng mệt lả, co rút cơ toàn thân, tay chân co quắp... Sau khi nhập viện cấp cứu, bù nước, điện giải và làm mát cơ thể, đa số bệnh nhân đều ổn định, tiếp tục được theo dõi và điều trị.

Nhiều người nhập viện vì nắng nóng gay gắt. Ảnh minh họa.
Bệnh nhân bị nặng nhất là N.T.H (65 tuổi, trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ). Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân ra đồng làm việc từ 9 giờ sáng, đến khoảng 11 giờ, mọi người xung quanh phát hiện bệnh nhân nằm bất tỉnh ngoài đồng nên nhanh chóng đưa đến viện cấp cứu.
Lúc nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, phản xạ đồng tử yếu, thở khò khè, sốt nóng 39,5 độ C, da nóng đỏ, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt 80/50mmHg. Ngay lập tức bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy, làm mát cơ thể, bù nước, điện giải và hồi sức tích cực.
Sau 5 giờ hồi sức liên tục, tình trạng rối loạn thân nhiệt đã được kiểm soát, chức năng các cơ quan được cải thiện, chỉ số sinh tồn ổn định, gia đình xin chuyển tuyến trên điều trị tiếp.
ThS.BSCKI. Nguyễn Thanh Thủy - Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực – Thận nhân tạo cho biết: Khi làm việc trong môi trường nắng nóng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng tiết mồ hôi để làm mát cơ thể, khiến cơ thể mất nước, mất điện giải. Nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...
Do đó, để dự phòng say nắng, say nóng, các bác sĩ khuyến cáo, người dân không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng.
Bên cạnh đó, uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính; làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò... Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng chống say nắng, say nóng cho người lao động trong bối cảnh nắng nóng gay gắt hiện nay.

Cụ ông biến chứng nặng khi mắc cúm mùa, cảnh báo nhóm người cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, cúm mùa ở người khỏe mạnh thường nhẹ và tự khỏi, nhưng ở những người có bệnh lý nền, cúm có thể gây ra viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Người đàn ông 47 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu bất ngờ này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp có biểu hiện đau vùng thượng vị kèm đau tức ngực thoáng qua. Tuy nhiên anh cho rằng mình bị trào ngược dạ dày, nên tự ý mua thuốc uống mà không đi khám.

Người đàn ông 64 tuổi bị hoại tử túi mật vì nhầm lẫn với dấu hiệu này
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Khoảng hai tháng nay, ông đau bụng từng cơn, thỉnh thoảng nôn ói... Ông chỉ nghĩ mình do viêm dạ dày mà không nghĩ đến do sỏi túi mật.

Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - "Những tiếng khóc có khi vang lên đồng loạt trong đêm, chúng tôi thường bất giác nghĩ về mẹ mình", chị Kim Tuyền - Điều dưỡng nhi sơ sinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội chia sẻ niềm hạnh phúc với nghề đặc biệt của mình.

Người đàn ông 44 tuổi ở Hạ Long bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh – một trong những thể bệnh dễ bị bỏ sót nhưng tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Nạn nhân trong vụ xe bán tải tông liên hoàn trên phố Khâm Thiên hiện ra sao?
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nạn nhân đã được phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm, hiện đang được tiếp tục điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.

Sốt cao liên tục, nam thanh niên 17 tuổi bị di chứng thần kinh nghiêm trọng do căn bệnh quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau chuỗi ngày sốt cao liên tục 39-40 độ C, bệnh nhân lơ mơ, giảm ý thức, suy hô hấp. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn gặp nhiều di chứng nặng nề.

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị lồi xương ức có lồng ngực lồi rõ, nhô cao như "ức gà" khiến em thường xuyên mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp...

Loại rau rẻ tiền, dễ kiếm, người Việt nên ăn để ngừa đau nhức xương khớp
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Dùng lá lốt để giảm đau xương khớp là những bài thuốc dân gian đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, thực hư về công dụng này không phải ai cũng biết.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.