Nhiều phụ huynh có đánh con túi bụi như tôi?
Tôi tin là khi quay lại vấn đề này, nhiều phụ huynh sẽ đồng quan điểm với tôi: con vào lớp 1 rất vất vả.
Mặc dù đã vào đến giữa học kì 1 nhưng có nhiều ông bố - bà mẹ vẫn cứ loay hoay trong việc rèn con sao cho kịp tiến độ với bạn bè trong lớp, nhất là với những em được thầy cô nhắc nhở là chậm, học kém.
Em hàng xóm cạnh nhà tôi có con đang học lớp 1. Cháu học chậm nhất lớp khiến em rất hoảng hốt và lo lắng. Thế là tối tối, 2 mẹ con đánh vật với nhau để viết chữ đúng li, viết nhanh, viết đẹp. Học toán thì con bé lơ ngơ làm sai liên tục.
Em ấy không giữ nổi bình tĩnh, giờ học với con trở thành cuộc chiến bừng bừng tiếng mẹ chửi mắng la hét, tiếng con khóc mếu. Xung quanh mọi người đều nhỏ to góp ý nhưng em bảo quen rồi không sửa được, con em nó dốt lắm, dạy mãi mà nó chả hiểu gì, ức không chịu được.
Biết tính em hay tự ái, tôi không dám góp ý thẳng mà chỉ hỏi xem con em học thế nào, cô nhận xét ra sao. Em thở dài bảo đánh con xong em cũng thương nó lắm nhưng nó kém quá, cô bảo học thế này thì không biết có theo được chúng bạn không.

Tôi phá lên cười và bảo "em lo xa quá rồi, kể cả con em cực kém cũng không cô nào cho con em đúp đâu. Giờ có xin cho con đúp lại một năm cũng không phải dễ đâu nhé".
Chắc cũng vì quá lo lắng cho việc học của con và cũng vì thương con kém cỏi hơn chúng bạn mà cô hàng xóm không nhận ra em đã rất sai lầm trong phương pháp dạy con.
Tôi tin là con bé rất sợ mỗi lúc mẹ kèm học, cháu sẽ không cảm thấy việc viết đẹp hay làm toán đúng có gì là thú vị khi mà mẹ cháu sẵn sàng dí đầu dí cổ, tát vào mặt con, chửi con ngu si đần độn . Và con thì giãy nảy lên khóc mếu chỉ vì viết sai, viết xấu, làm mất đồ dùng học tập.
Tôi không mong muốn thành một kẻ dòm ngó việc hàng xóm hay là người lắm lời, dạy khôn người khác, vì thực tình mà nói con mình là đứa trẻ có học lực bình thường mà thôi.
Tôi chỉ đặt mình vào tâm trạng của một đứa trẻ, chúng có thấy vui vẻ và nhẹ nhàng, hào hứng với việc mới chập chững làm quen với con chữ, phép tính không hay chỉ co rúm vì sợ hãi khi bị bố mẹ mắng mỏ, đánh đập.
Con tôi là đứa trẻ quậy phá có tiếng, ai cũng lắc đầu chán nản khi con tới chơi vì cháu sẽ ngó nghiêng, sẽ leo trèo và dễ dàng làm đổ vỡ đồ đạc trong nhà.
Tôi cũng từng rơi vào tâm trạng khủng hoảng vì con, cháu thường xuyên mắc lỗi. Đi học thì càng khổ, tôi chỉ biết cười trừ khi chị bạn kể cô giáo lớp con cứ thắc mắc không biết bố mẹ cháu có ngoan không, có phải phụ huynh đặc biệt không mà con lại nghịch thế.
Vào lớp 1, con đi học thường xuyên quên sách bút, làm mất đồ dùng học tập, trong giờ học nói chuyện như súng liên thanh. Cô giáo chủ nhiệm con có bề dày kinh nghiệm đứng lớp 1 mấy chục năm áp dụng nhiều phương pháp để uốn nắn con từ việc đổi chỗ liên tục để dứt con khỏi cảnh nói chuyện riêng với bạn thành quen, cho con ngồi cạnh bạn lớp trưởng để bạn nhắc nhở cũng không ăn thua....
Tôi rất buồn và nản với con, tôi từng bảo với con "mẹ không mong con học giỏi, mẹ chỉ mong là con không phải viết kiểm điểm vì tội nói chuyện nữa".
Tôi không kìm chế nổi bực tức mà xông vào đánh con túi bụi, vừa đánh vừa gào thét vì tức tối và tuyệt vọng. Thằng bé khóc nức nở, hứa với mẹ sẽ ngoan trong lớp, sẽ không nói chuyện nữa. Nhưng ngày mai con lại quên mất, có tháng cô giáo gửi sổ liên lạc về gia đình mấy lần.
Tôi suy nghĩ rất nhiều, không thể cứ dùng đòn roi với con, không thể chửi mắng con mãi.
Tôi bắt tay vào việc dành nhiều thời gian học cùng con, cố gắng kiên nhẫn để giải thích, hướng dẫn cho con phép cộng, phép trừ đơn giản từ những que tính. Chấp nhận việc con thường làm mất đồ dùng học tập và mẹ có những lúc 9-10 giờ đêm phải đi mua bút chì, tẩy, thước kẻ cho con. Chấp nhận việc mất hàng giờ buổi tối chỉ để kèm con đọc bài ghép vần mới, tập đọc, viết vài dòng chữ vì con viết rất chậm.
Thay vì la hét và lúc quá bực sẽ chửi mắng con, tôi kìm chế bằng cách uống một cốc nước, viết tâm trạng "đau thương" của mình ra một tờ giấy nháp nào đó hoặc đơn giản là cố gắng hướng mình vào việc dọn dẹp một vài thứ gì đó xung quanh để lấy lại bình tĩnh.
Kiến thức lớp 1 của các con khá nhiều, ngay việc ngồi luyện viết chữ hoa đã thấy thật khổ sở. Tôi ngồi viết mẫu vài chữ cho con mà còn toát mồ hôi, tôi bảo con cứ viết như mẹ thế này cũng được, cháu cãi ngay là mẹ viết không đúng. Con nhất định phải viết hoặc học đúng như ý cô....
Nếu không đủ kiên nhẫn nghe con nói, chắc hẳn tôi sẽ nổi đóa lên và cho thằng bé ngay một cái bạt tai.
Những ngày kiên trì và nhẫn nại ngồi học cùng con đã có kết quả. Con trai học hành tiến bộ hơn, bớt nói chuyện riêng và được cô giáo khen ngợi. Tôi động viên con cố gắng hơn thì sẽ được bạn mến, cô yêu. Tôi không so sánh con với các bạn và không tiết kiệm lời khen ngợi với con khi cháu đạt được điểm tốt.
***
Kể chuyện gia đình, tôi không hề có ý đồ khoe khoang cái thành tích. Chỉ đơn giản, tôi rất hiểu cảm giác khi cùng học với một đứa trẻ quậy phá, chậm, kém là như thế nào. Chắc chắn sẽ rất vất vả, bực bội và nặng nề khi cùng con bước đi những bước đầu tiên trong chặng đường tới lớp...
Theo Vietnamnet

Chuẩn bị thu phí nút giao liên thông thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn
Xã hội - 8 giờ trướcNút giao liên thông tại thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn đưa vào khai thác sẽ tăng cường tính kết nối các khu, cụm công nghiệp của huyện Lạng Giang với tuyến cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn.

Đăng tin sai sự thật, người đàn ông ở Thái Nguyên bị phạt 7.5 triệu đồng
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, ngày 7/4/2025, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật.

Bắt giữ đối tượng truy nã nguy hiểm như 'phim hình sự' của Công an Thái Nguyên
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Ngày 8/4, Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, sau một thời gian xác minh, truy xét, các đơn vị nghiệp vụ công an tỉnh đã bắt giữ thành công đối tượng truy nã nguy hiểm. Đáng chú ý, đối tượng này luôn tìm mọi cách chống trả lực lượng chức năng.

Từ 1/7 tới, 12 trường hợp này không được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Theo Luật Bảo hiểm y tế, từ 1/7/2025, nhiều trường hợp không được hưởng BHYT. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Hà Nam: Bắt hàng chục thanh, thiếu niên mang theo hung khí gây rối trật tự công cộng
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hà Nam vừa ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 21 thanh, thiếu niên có hành vi "Gây rối trật tự công cộng".

Những trái tim lạnh trong vụ án Hằng Du Mục
Xã hội - 11 giờ trướcHọ là những người trẻ có tài năng, từng mang trong mình trái tim nồng nhiệt, giờ bị vùi dập bởi chính lòng tham và trái tim lạnh

Án mạng trong Nghĩa trang Bình Hưng Hòa
Pháp luật - 11 giờ trướcHai thanh niên hẹn nhau ở Nghĩa trang Bình Hưng Hòa để giải quyết mâu thuẫn, một người tử vong sau đó.

Khu tập thể cũ dự kiến được Hà Nội thay thế bằng 2 tòa nhà 45 và 25 tầng
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Khu tập thể Trung Tự (quận Đống Đa, TP Hà Nội) với 30 tòa chung cư cũ cao 5 tầng sẽ được xây dựng lại, thay thế bằng 1 tòa nhà 45 tầng và 1 tòa nhà 25 tầng...

Tai nạn liên hoàn trên đèo Bảo Lộc, hoá chất tràn khắp mặt đường
Thời sự - 12 giờ trướcVa chạm liên hoàn giữa xe bồn, xe cứu thương và 2 ô tô tải khi đi trên đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) khiến giao thông ùn tắc, hóa chất tràn khắp mặt đường.

Hé lộ nguyên nhân nam thanh niên dùng 2 khẩu súng khống chế đôi nam nữ ở Bình Dương
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân ban đầu vụ nam thanh niên dùng 2 khẩu súng khống chế đôi nam nữ ở Bình Dương là do mâu thuẫn tình cảm.

Không cần hộ chiếu (passport), năm 2025 công dân có thể dùng loại giấy tờ này để xuất nhập cảnh?
Đời sốngGĐXH - Theo quy định công dân bắt buộc phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. Năm 2025, công dân có thể dùng thẻ căn cước thay thế hộ chiếu hoặc giấy thông hành?