Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục cần xét nghiệm

Thứ hai, 20:00 21/09/2015 | Sống khỏe

Việc bạn nên làm những xét nghiệm bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục nào, bao lâu làm 1 lần thì còn tùy thuộc vào tuổi tác, hành vi tình dục của bạn.

Chào bác sĩ, em có một chuyện rất tế nhị muốn được tư vấn như sau. Em có "quan hệ" với 2 bạn trai (điều này đáng xấu hổ nhưng một người em đã chia tay mới đây). Em nghe nói, có nhiều bạn tình sẽ tăng nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục. Em muốn hỏi điều này có đúng không vì em thấy bạn trai em, anh nào cũng khỏe mạnh.

Hiện tại, mặc dù em không thấy có dấu hiệu bất thường nào nhưng em rất lo lắng và muốn đi khám xem mình có bị bệnh nào không. Bác sĩ cho em hỏi, cần xét nghiệm những loại bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục nào và bao lâu kiểm tra một lần? Em xin cảm ơn! (Trúc Ly)

Trả lời:

Bạn Trúc Ly thân mến!

Trước hết, phải nói với bạn rằng, đúng như những gì bạn biết, nếu có quan hệ tình dục với càng nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm những bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs) càng cao. Bạn cần biết rằng, nếu có nhiều bạn tình thì càng cần cần sử dụng biện pháp bảo vệ và kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm đầy đủ. Điều này rất quan trọng bởi mọi người có thể bị nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) mà không hay biết bởi trong nhiều trường hợp, bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể xuất hiện ra ngoài.

bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục

Việc bạn nên làm những xét nghiệm STIs nào, bao lâu làm 1 lần thì còn tùy thuộc vào tuổi tác, hành vi tình dục của bạn. Ảnh minh họa

Việc bạn nên làm những xét nghiệm STIs nào, bao lâu làm 1 lần thì còn tùy thuộc vào tuổi tác, hành vi tình dục của bạn và nhiều yếu tố nguy cơ khác, ví dụ như lối sống của bạn...

Dưới đây là một số hướng dẫn để xét nghiệm STI cho các đặc trưng:

- Chlamydia (bệnh lây qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis) và bệnh lậu: Nên làm kiểm tra hàng năm.

Việc kiểm tra Chlamydia và bệnh lậu được thực hiện hoặc qua xét nghiệm nước tiểu hoặc qua một miếng gạc đặt trong cổ tử cung ở phụ nữ. Sau đó mẫu này được phân tích trong phòng thí nghiệm. Việc kiểm tra rất quan trọng, vì nếu không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, có thể bạn không biết mình bị loại bệnh nào.

- HIV, giang mai và viêm gan: Bạn nên xét nghiệm HIV hàng năm nếu bạn có nguy bị lây nhiễm cao.

Yêu cầu xét nghiệm HIV, giang mai và viêm gan nếu bạn: Có kết quả kiểm tra dương tính với bệnh lậu hoặc Chlamydia, yếu tố đặt bạn vào nguy cơ cao về các bệnh STI khác; Có nhiều hơn một bạn tình kể từ lần xét nghiệm gần nhất; Sử dụng thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch...

- Bệnh mụn giộp ở bộ phận sinh dục: Bác sĩ có thể phải nạo mô hay cấy vi khuẩn của các mụn giộp hoặc vết loét ban đầu, nếu bạn có chúng, để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Bạn cũng nên làm xét nghiệm này 1 lần mỗi năm.

Dù vậy, kết quả có thể không hoàn toàn rõ ràng, phụ thuộc vào độ nhạy của các xét nghiệm và giai đoạn nhiễm trùng. Các kết quả dương tính giả và âm tính giả vẫn có thể xảy ra.

- HPV (virus gây u nhú ở người, có hơn 100 loại): Mẫu cho các xét nghiệm HPV được thu thập từ các ống thuộc cổ tử cung. Xét nghiệm này thường không được áp dụng cho phụ nữ dưới 30 tuổi, vì tình trạng các bệnh HPV cuối cùng sẽ tự tiêu tan là rất phổ biến ở lứa tuổi này.

HPV cũng liên quan đến ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn. Các vắc-xin có thể bảo vệ cả nam giới và nữ giới khỏi một số loại HPV, nhưng chúng có hiệu quả nhất khi được sử dụng trước lúc bắt đầu có sinh hoạt tình dục.

Bạn nên đi khám để được tư vấn thêm tình trạng sức khỏe của mình cũng như những xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý áp dụng các biện pháp bảo vệ khi có quan hệ tình dục để tránh lây bệnh.

Chúc bạn vui khỏe!

Theo BS Hoa Hồng/Tri thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 64 tuổi có khối u nặng hơn 2kg chiếm gần hết lồng ngực

Người phụ nữ 64 tuổi có khối u nặng hơn 2kg chiếm gần hết lồng ngực

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH – Tại bệnh viện, kết quả chụp cắt lớp cho thấy, lồng ngực phải của bệnh nhân có khối đặc kích thước 20x15 cm, đè xẹp phổi, thâm nhiễm trung thất, thành ngực.

Bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm tắm gội nào cho bé?

Bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm tắm gội nào cho bé?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Làn da của bé vô cùng nhạy cảm, dễ bị kích ứng trước các yếu tố bên ngoài như thời tiết, hóa chất hoặc vi khuẩn. Chính vì thế, việc lựa chọn sản phẩm tắm gội không chỉ cần đảm bảo làm sạch mà còn phải chăm sóc và nuôi dưỡng da bé một cách nhẹ nhàng, an toàn.

Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua cần biết điều này để kiểm soát đường huyết tốt nhất

Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua cần biết điều này để kiểm soát đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung loại sữa chua thích hơp vào chế độ ăn uống lành mạnh để ổn định đường huyết, tăng đề kháng, tiêu hóa tốt... và kháng viêm.

Người đàn ông 48 tuổi bị suy gan cấp thừa nhận mắc sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 48 tuổi bị suy gan cấp thừa nhận mắc sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị suy gan cấp, hoại tử gan cấp do tích tụ thuốc và dị ứng,

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng đứt rời 3/4 búp ngón II tay trái sau khi bị kẹp tay vào cửa kính thủy lực ở siêu thị.

Đau đầu, mắt nhìn mờ, người đàn ông 65 tuổi mắc đột quỵ hiếm gặp

Đau đầu, mắt nhìn mờ, người đàn ông 65 tuổi mắc đột quỵ hiếm gặp

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Trước khi vào viện, người bệnh xuất hiện đau đầu, không buồn nôn, không nôn, mắt phải sụp mi và mất thị lực nên được đưa đi cấp cứu.

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Ung thư ruột non là mặt bệnh hiếm gặp do tế bào trong các mô của ruột non đột biến, phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành các khối u. Triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Biểu hiện của bướu cổ lành tính và ác tính

Biểu hiện của bướu cổ lành tính và ác tính

Sống khỏe - 16 giờ trước

Bướu cổ hay còn gọi là bướu tuyến giáp, là một trong những bệnh lý rối loạn nội tiết tuyến giáp rất phổ biến hiện nay. Khi mắc phải bướu cổ, người bệnh thường lo lắng không biết bướu cổ lành tính hay ác tính, có cần mổ không, khi nào nên mổ?

Loại lá ăn sống, uống nước đều tốt, giúp hạ đường huyết, mát gan và hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả

Loại lá ăn sống, uống nước đều tốt, giúp hạ đường huyết, mát gan và hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Lá sung ngoài giúp giảm lượng đường trong máu còn giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa được tình trạng viêm loét, kiểm soát được các chỉ số về mỡ máu và huyết áp.

Dr. Care: Nha khoa tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong trồng răng Implant

Dr. Care: Nha khoa tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong trồng răng Implant

Sống khỏe - 19 giờ trước

Dr. Care – Implant - Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant dành riêng cho người trung niên, ngoài đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, còn là một trong những đơn vị tiên phong đầu tư các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số công nghệ mới theo tiêu chuẩn cao cấp từ Đức, Mỹ.

Top