Những cách phòng tránh, thoát nạn cháy nổ hiệu quả
GiadinhNet - Cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Làm gì để giảm nguy cơ cháy nổ hiện nay?” diễn ra ngày 10/11, tại Hà Nội giữa Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Bộ Công an, các chuyên gia của Cục và đông đảo bạn đọc báo chí đã mang lại nhiều thông tin giúp người dân hiểu rõ những mối nguy cơ dẫn tới cháy nổ, kỹ năng cần thiết để thoát nạn an toàn khi gặp cháy nổ, chữa cháy hiệu quả, trách nhiệm của các đơn vị chức năng.

Người dân chủ động đòi quyền lợi
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cho biết: Thời gian qua, tình hình cháy, nổ trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Đã xảy ra một số vụ cháy tại khu công nghiệp, nhà cao tầng, cơ sở vui chơi giải trí, tập trung đông người... gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt ở Hà Nội vừa xảy ra một số vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản như: Vụ cháy chung cư CT4, Khu đô thị Xa La; vụ cháy quán karaoke 68, đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy làm 13 người thiệt mạng…
Trước tình hình đó, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã chỉ đạo lực lượng trên toàn quốc triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm kiềm chế tình hình cháy, nổ.
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh cho rằng, người dân đã bước đầu có hành động để có kiến thức căn bản về PCCC, tự bảo vệ tài sản, tính mạng của mình và gia đình khi xảy ra sự cố.
Trước đây, lực lượng PCCC phải đến tận các chung cư để yêu cầu nhà đầu tư, ban quản lý phải tiến hành các biện pháp cần thiết nhất đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ cho nhân dân. Nhưng hiện tại người dân chính là lực lượng chủ động, họ đã yêu cầu nhà đầu tư phải phải đảm bảo an toàn cháy nổ cho họ.
Cũng nhờ có phong trào quần chúng nỗ lực phòng cháy chữa cháy nên nhiều sơ hở, thiếu sót có nguy cơ gây cháy ở các cơ sở sản xuất và khu dân cư đã được phát hiện và khắc phục kịp thời. Hàng năm, lực lượng này đã phát hiện và tổ chức dập tắt trên 50% tổng số vụ cháy xảy ra, góp phần kiềm chế được số vụ và thiệt hại. Lực lượng Cảnh sát PCCC dù cố gắng, nỗ lực nhưng nếu không được sự giúp đỡ, ủng hộ của quần chúng nhân dân thì cũng khó hoàn thành nhiệm vụ. Do đó việc phát triển và nhân rộng các mô hình tiêu biểu về phong trào phòng cháy chữa cháy trong cộng đồng dân cư luôn được coi trọng. Qua thực tế, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tiếp tục nghiên cứu rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình phong trào hiệu quả, đặc biệt là mô hình "4 tại chỗ" đó là đảm bảo lực lượng, phương tiện, chỉ huy và hậu cần...
Những cách phòng chống cháy nổ, thoát nạn hiệu quả
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, khẳng định: Mỗi năm, số lượng các vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản chỉ chiếm từ 1-2% nhưng thiệt hại lại lên tới 70-90% tổng số vụ cháy. Qua thống kê cho thấy, nguyên nhân chính dẫn tới cháy nổ là do sơ suất bất cẩn khi dùng lửa, hàn cắt kim loại, hệ thống điện... Riêng nguyên nhân cháy liên quan tới điện là hơn 50%.
Khi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC sẽ truy xét nguồn gốc lửa ở đâu và xem có người trong đám cháy không. Việc đầu tiên là phải cứu người và tập trung hết sức cho vấn đề này, đây là nguyên tắc tiên quyết. Nếu người trong đám cháy còn tỉnh táo, cảnh sát chữa cháy sẽ hướng dẫn để họ thoát theo hướng an toàn. Song song đó là công tác chữa cháy, chống cháy lan sang những công trình lân cận để tránh thiệt hại.
Với các gia đình, để hạn chế cháy nổ cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt, bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng chống cháy nổ. Ví dụ như: Không để các hàng hóa vật tư dễ cháy, nổ ở gần nơi đun nấu; hệ thống điện trong gia đình phải được thiết kế và lắp đặt các thiết bị bảo vệ điện.
Các gia đình không nên lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can trên các tầng nhà để khi xảy ra cháy tạo điều kiện cho việc chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ, thang, thang dây để tạo lối thoát nạn và thoát nạn khi cháy xảy ra. Các gia đình cũng cần chuẩn bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị…
Với các gia đình ở chung cư cao tầng, khi gặp sự cố cháy nổ, người dân phải giữ bình tĩnh. Tại các khu chung cư có phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình cứu hỏa thì phải sử dụng, đồng thời gọi báo cứu hộ, cứu nạn. Ở các chung cư đều có thang thoát nạn, tránh được khói, khi cháy người dân chạy vào cửa sẽ đóng để ngăn khói. Thang này cần phải được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, khi có cháy, có thể dùng các thiết bị có thể như đèn pin (tắt, bật) để báo hiệu cấp cứu.
Khi xảy ra đám cháy, người dân cần nhanh chóng tìm cách thoát ra ngoài, nếu không xuống tầng một được thì nên chạy lên trên tầng cao bằng thang bộ, tuyệt đối không chạy vào thang máy. Người dân cần sử dụng khăn ướt để che mũi, miệng trong những khu vực bị nhiễm khói, bằng mọi cách thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm để ra nơi an toàn. Khi xảy ra cháy, người dân tuyệt đối không nên chui vào các phòng, khu vực kho rồi đóng kín cửa vì như vậy khả năng sống sót sẽ giảm đi và nguy cơ tử vong rất cao.
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh cũng cho rằng, mỗi hộ gia đình nên lắp đặt thiết bị cảnh báo cháy cục bộ đơn giản, chạy bằng pin để nếu có cháy, khói thì thiết bị cảnh báo ngay, đủ thời gian chạy thoát ra ngoài hoặc chữa cháy ban đầu...
Nếu mỗi người dân, mỗi cơ quan, đơn vị được trang bị đầy đủ kiến thức về phòng cháy chữa cháy, nâng cao cảnh giác sẽ góp phần giảm đáng kể thiệt hại về người và của do “giặc lửa” gây ra.
“Công tác chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất là 10 phút đầu sau khi xảy ra cháy. Còn sau 10 phút thì hệ quả khôn lường bởi vì tốc độ cháy lan rất nhanh, thiệt hại nặng nề. Để tổ chức cứu chữa các đám cháy một cách có hiệu quả và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại việc cần thiết nhất là trang bị cho người dân kiến thức cơ bản để tránh cháy nổ, chữa cháy ban đầu...”.
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh
Thanh Giang

Phòng ngủ cạnh phòng thờ có phạm gì không dưới góc nhìn phong thủy và khoa học
Ở - 6 giờ trướcGĐXH - Bố trí phòng ngủ cạnh phòng thờ hiện khá phổ biến do diện tích nhà ở hạn chế. Tuy nhiên, theo phong thủy và cả khoa học, cách sắp xếp này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ trong gia đình. Hãy tìm hiểu để hóa giải việc này.

Loài cây này nếu trồng và chăm sóc đúng cách sẽ trở thành 'bảo vật' phong thủy mang lại bình an cho cả gia đình
Ở - 9 giờ trướcGĐXH - Cây quế thơm được chăm sóc đúng cách sẽ trở thành "bảo vật" phong thủy, không chỉ thanh lọc không khí mà còn giúp điều hòa năng lượng, mang lại sự thịnh vượng và bình an cho cả gia đình.

Đặt hướng bếp ngược hướng nhà sẽ ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe, tài lộc và mối quan hệ trong gia đình?
Ở - 10 giờ trướcGĐXH - Trong phong thủy, hướng bếp được xác định dựa trên hướng lưng của người đứng nấu ăn. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo nếu như lỡ đặt hướng bếp ngược hướng nhà.

Trong nhà nếu có những chỗ rò rỉ này kéo dài, tài lộc tiêu tan, gia đình khó giữ vượng khí
Ở - 18 giờ trướcGĐXH - Phong thủy nhà ở không phải là điều gì quá xa vời mà chính là sự hài hòa, cân bằng trong cuộc sống. Hãy chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt như rò rỉ để xử lý ngay, để tài lộc và vượng khí luôn tràn đầy trong ngôi nhà của bạn.

Năm Tỵ nhuận 2 tháng 6, chuyên gia khuyên bạn nên biết những lưu ý trong tháng nhuận này để an yên
Ở - 1 ngày trướcGĐXH – Năm 2025 có nhuận 2 tháng 6, vì sao năm Tỵ nhuận hai tháng 6 người xưa lại e dè và cần làm gì trong tháng để bình an, dưới đây chuyên gia phong thủy đã có những chia sẻ.

Khi dâng nước cúng, lượng nước rót vào chén bao nhiêu thì chuẩn phong thủy
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Việc thay nước thường xuyên trên bàn thờ giúp gia chủ duy trì vận khí tốt, mang lại những điều may mắn và tránh khỏi những điều xui xẻo. Vậy lượng nước rót vào chén bao nhiêu là đủ, tất cả sẽ có trong bài viết sau.

Thực hư nhà có suối chảy phía sau dẫn đến tán tài, không tốt cho gia chủ
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Suối nước chảy sau nhà là hình ảnh thường thấy ở các vùng quê hoặc những khu vực nhà ven rừng, vùng núi. Theo quan niệm phong thủy, nếu suối chảy xiết, quá gần nhà, hoặc chảy theo hướng thoát đi thì đó lại là biểu hiện thoát khí, tán tài, không tốt cho gia chủ.

Nếu phải chuyển nhà gấp, bạn cần lưu ý gì để tránh ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Yếu tố phong thủy được xem là phần quan trọng, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới. Vậy chuẩn bị chuyển nhà bạn cần lưu ý những gì về phong thủy?

Đặt cây này trên bàn làm việc, vừa đảm bảo sức khỏe, thu hút vận may về tài chính vừa có cơ hội nghề nghiệp thăng tiến
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt cây dương xỉ cẩm thạch trên bàn làm việc vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian, vừa mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và phong thủy. Dưới đây là những lý do bạn nên cân nhắc việc trang trí bàn làm việc của mình với loại cây này.

Khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gia chủ cần lưu ý gì để đảm bảo sự an yên và tài lộc
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Khi có nhu cầu chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, việc thực hiện cần tuân thủ những nguyên tắc phong thủy và nghi lễ tâm linh quan trọng nhằm đảm bảo sự an yên và tài lộc cho gia chủ.

Khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gia chủ cần lưu ý gì để đảm bảo sự an yên và tài lộc
ỞGĐXH - Khi có nhu cầu chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, việc thực hiện cần tuân thủ những nguyên tắc phong thủy và nghi lễ tâm linh quan trọng nhằm đảm bảo sự an yên và tài lộc cho gia chủ.