Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những “chiêu” giúp trẻ thoát tâm lý sợ nước, nhanh biết bơi

Chủ nhật, 08:00 03/06/2018 |

GiadinhNet - Bơi là một trong những kỹ năng sinh tồn, nâng cao thể chất, sức đề kháng và giúp trẻ phát triển chiều cao rất tốt. Nhưng rất nhiều trẻ sợ nước, khiến học bơi rất khó khăn. Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Eboi sẽ hướng dẫn cách giúp trẻ hết sợ nước để học bơi dễ dàng.

Cần cho trẻ xuống bể thời gian xuống nước tối đa 30-45 phút/lần (tùy tuổi). Ảnh: T.G

Cần cho trẻ xuống bể thời gian xuống nước tối đa 30-45 phút/lần (tùy tuổi). Ảnh: T.G

Cách đơn giản giúp trẻ nhanh biết bơi

Mấy ngày nay, chị Kim Anh (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) bỏ tắm chậu cho con, mà để cả hai con cùng chơi trò "tắm mưa" dưới vòi sen. Nước từ vòi sen tuôn nhẹ nên khi nước chảy từ đầu xuống cả hai đứa rất thích thú. Sáng dậy, chị dạy hai con vốc nước lên mặt tự rửa rồi thấm lại bằng khăn. Rồi cả ba mẹ con thi "lặn” lâu bằng cách úp mặt vào một bát nước. Rồi thi thổi bong bóng và trò "nghe đàn môi" đoán bài hát trong bát nước, xem là bài gì...

Chị Kim Anh chia sẻ rằng, năm ngoái lần đầu tiên đưa con ra bể bơi, chị đã không sao thả con xuống nước được vì con cứ co quắp, bíu chặt lấy mẹ. Sau đó chị tới gặp TS Phạm Anh Tuấn (Giám đốc Trung tâm Eboi), ông bảo chị đừng vội mang con đến hồ bơi công cộng hay sông, hồ, bãi biển. Trước tiên hãy giúp con làm quen với nước để thích các hoạt động dưới nước trước khi học bơi, để trẻ thấy an toàn và làm chủ các cử động của cơ thể hơn khi xuống nước. Muốn vậy phải giải quyết vấn đề tâm lý là cốt lõi để trẻ nhanh biết bơi.

Theo đó, đầu tiên cần dạy trẻ nín thở và giữ bình tĩnh khi ở dưới nước - kỹ thuật hít thở rất quan trọng cho người mới học bơi. Dạy trẻ hít vào thật nhanh bằng miệng, rồi thở ra từ từ bằng mũi. Nếu có thể nên rủ thêm vài của trẻ cùng học bơi lấy thêm động lực, hứng thú cho trẻ. Có thể dùng miếng bọt biển, khăn tắm bóp nhẹ trên đầu con để nước (không có xà phòng) chảy xuống trán, mắt và giúp trẻ quen khi có nước.

Theo Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, bố mẹ không biết bơi nhưng có thể cùng con tập động tác bơi trên cạn, học thở dưới nước bằng các trò chơi dễ thực hiện như thổi bong bóng, phun mưa... để giúp con làm quen với nước. Hàng ngày bố mẹ vốc nước cùng con rửa mặt; nhỏ thuốc mắt (nước cất, nước muối sinh lý), dùng tay ướt chải tóc, tắm vòi sen, dùng mồm lấy khăn trong chậu nước; chơi vầy té nước, nằm ngửa trong bồn tắm, bể bơi mini (mức nước ngang tai). Hay để dạy trẻ cách thở dưới nước (thở vào bằng miệng, thở ra bằng mũi), hướng dẫn con chơi các trò chơi như phun mưa với cốc nước, thổi bong bóng với các loại ống hút, tập thở với chậu nước (trong tư thế ngồi, nằm sấp)...

Theo nhiều chuyên gia dạy bơi, để trẻ làm quen với nước có có nhiều cách, nhưng trước tiên hãy giúp trẻ vui chơi với nước bằng cách đặt đồ chơi trẻ thích vào bồn tắm, chậu tắm (vịt nhựa, bóng nổi, bình nước…), làm sân chơi thú vị cho trẻ. Quá trình vui chơi với nước có thể bày thêm các trò sau:

- Hãy làm ướt tay rồi dùng tay che mặt, rồi đột ngột mở tay ra (như chơi ú òa) để trẻ bất ngờ và vui vẻ bắt chước cùng gương mặt ướt nước.

- Hoặc chạm môi vào nước thổi bong bóng bằng miệng, rồi bằng mũi để tạo cho trẻ sự thích thú bắt trước, như thế trẻ tập thở với nước tốt hơn. Hoặc chơi “trò thổi nến”, bằng cách lấy một ngón tay như ngọn nến, bảo trẻ thổi để “ước”. Ngón tay di chuyển dần tới gần nước, rồi nhấn xuống dưới nước cho bé thổi ra bong bóng để phát triển kỹ năng thở dưới nước khi học bơi.

Dạy trẻ nín thở dưới nước bằng cách úp mặt vào nước, ngậm miệng và ngừng thở để nước không vào mũi, cố gắng duy trì càng lâu càng tốt.

Nguyên tắc đầu tiên bố mẹ cần nhớ là giúp trẻ luyện tập “2 không” là không sợ bị dội nước vào đầu, không sợ cảm giác bồng bềnh trong nước. Chú ý quan sát xem trẻ có thích ngâm mình trong nước không, nếu trẻ vẫn sợ, la hét, thì bố mẹ tiếp tục chơi đùa với con trong nước, tới khi trẻ thích nước thì hãy đưa ra bể bơi và chớ quên sắm phao bơi, kính bơi để hạn chế nước vào mắt, với bé gái sắm thêm mũ bơi, nút bịt tai...

Đưa trẻ ra bể bơi

Lần đầu ra bể bơi, để trẻ bớt sợ hãi, hãy đưa trẻ đi cùng gia đình và để trẻ ở trên bờ quan sát mọi người. Dần dà cho chân trẻ nhúng xuống nước, đi xuống chỗ nước nông nhất (mực nước an toàn từ 0,6 đến 1m), có thể cắp trẻ vào nách, hoặc giữ trẻ một tay dưới mông, và tay kia quanh lưng vừa đi bộ trong nước vừa trò chuyện, hát hò với trẻ các bài hát trẻ con – đó là “trò đi xe” trong học bơi. Khi trẻ dạn nước mới đặt trẻ xuống lòng bể và di chuyển chậm cùng trẻ, dạy trẻ đá nước, vẩy nước để vui mà quên nỗi sợ nước. Khi trẻ dạn nước rồi, thì cho trẻ đứng bám vào thành bể bơi và tập đi. Bố mẹ ở phía sau động viên, hỗ trợ con và từ từ buông tay để trẻ tự đi.

Tiếp đó hướng dẫn trẻ trò “Nói chuyện với cá”, dạy trẻ bắt chước những chú cá, úp mặt xuống nước và thổi ra bong bóng. Dần dà dạy trẻ ngụp xuống cho tai ngập nước, rồi xoay trái, xoay phải để “tìm cá” – giúp trẻ tập thở dưới nước và việc học bơi trở nên dễ dàng hơn.

Những trò chơi đơn giản tập trên cạn với nước giúp trẻ khi học bơi nhanh hơn. Theo Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, nhiều bố mẹ, kể cả những người bơi giỏi, ngại dạy con bơi, vì nhiều lý do (như thiếu kiến thức nên không dạy được con, nghĩ đưa con ra bể mới dạy được, không hiểu về đặc điểm trong việc bơi lội theo từng độ tuổi của trẻ…).

Bố mẹ hãy luôn bên trẻ những ngày đầu học bơi để trẻ yên tâm, tự tin, cần tập luyện kiên trì, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn. Học bơi là học mà chơi, dạy ít dỗ nhiều, mỗi trẻ mỗi khác nên bố mẹ đừng nôn nóng, tạo áp lực hay so sánh trẻ này với trẻ khác vì có thể phản tác dụng, khiến trẻ sợ bơi.

Chỉ cần trang bị kiến thức và thực sự dành thời gian cho con học bơi trên cạn, kết hợp luyện tập dưới nước, học những kiểu bơi dễ như bơi chó, thả nổi ngửa và bơi tự cứu... Cả nhà cùng học tốt trên cạn rồi mới xuống nước thì việc học bơi sẽ ít tốn kém, chủ động thời gian, tăng sự tương tác giữa thành viên… và cả nhà cùng biết bơi.

Bố mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn cho trẻ xuống nước:

- Luôn ở cạnh bé khi tập bơi (trên cạn, dưới nước), mỗi bố/mẹ chỉ tập cho một trẻ. Tuân thủ quy định của bể bơi, nơi tập.

- Không tập bơi khi trời lạnh, dông bão. Trời quá nắng nên tập ở nơi có bóng râm. Không tập bơi khi trẻ ốm (cảm, ho, sốt…). Không xuống nước khi trẻ vừa ăn no.

- Giúp trẻ khởi động tốt, uống đủ nước trước khi tới bể bơi. Chọn bể bơi nước sạch.

- Thời gian xuống nước tối đa 30-45 phút/lần (tùy tuổi). Ủ ấm khi lên bờ, tránh gió lùa. Tắm tráng cẩn thận, thay quần áo sạch, khô. Sấy tóc, thấm tai, nhỏ nước muối vào mắt, mũi, họng.

Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn (Trung tâm E.boi)

Hà Dương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khi mua chung cư chỉ còn nhà ở tầng 1 và 9 thì phải chọn tầng nào?

Khi mua chung cư chỉ còn nhà ở tầng 1 và 9 thì phải chọn tầng nào?

- 15 giờ trước

Ngôi nhà thực sự có ý nghĩa rất quan trọng, tác động lớn đến cuộc sống của mỗi người.

Mắc một sai lầm khi dùng máy giặt, người dùng than thở phơi quần áo mãi mà không khô

Mắc một sai lầm khi dùng máy giặt, người dùng than thở phơi quần áo mãi mà không khô

- 16 giờ trước

Là thiết bị quen thuộc trong mỗi gia đình song chiếc máy giặt vẫn có thể gặp lỗi vì những sai lầm rất cơ bản của người dùng.

Mẫu thiết kế nhà lô góc đẹp, nhiều người yêu thích

Mẫu thiết kế nhà lô góc đẹp, nhiều người yêu thích

Không gian sống - 21 giờ trước

Những mẫu nhà lô góc luôn được nhiều người yêu thích bởi nó sở hữu 2 mặt tiền, thuận lợi cho việc kinh doanh, dễ dàng cho việc thiết kế.

Đừng vội vứt bỏ những hộp đựng đã qua sử dụng, nếu dùng cách này, bạn sẽ không phải tốn tiền mua đồ mới

Đừng vội vứt bỏ những hộp đựng đã qua sử dụng, nếu dùng cách này, bạn sẽ không phải tốn tiền mua đồ mới

- 1 ngày trước

Đối với những hộp đựng này, bạn đừng vội vứt chúng đi, bạn có thể thử thay đổi chúng như thế này.

Mẹ đảm mê trồng cây sân thượng: Rau củ ăn quanh năm không hết phải mang tặng, vườn đẹp đến nỗi đồng nghiệp lẫn học sinh mầm non đến check-in

Mẹ đảm mê trồng cây sân thượng: Rau củ ăn quanh năm không hết phải mang tặng, vườn đẹp đến nỗi đồng nghiệp lẫn học sinh mầm non đến check-in

- 1 ngày trước

Với dáng người nhỏ bé chỉ nặng 39kg, bỏ ngoài tai bao lời nói mỉa mai, chị Thu Luy vẫn chăm chỉ vác từng bao đất lên sân thượng để thỏa lòng đam mê "trồng cây gây vườn" của mình.

Những món đồ đơn giản nhưng đặt vào phòng khách là tài lộc, hưng vượng, bình an cả năm

Những món đồ đơn giản nhưng đặt vào phòng khách là tài lộc, hưng vượng, bình an cả năm

- 2 ngày trước

GĐXH - Theo quan niệm phong thủy, vị trí Tài vị phòng khách tác động đến sự hưng suy về tài vận, sự nghiệp, sức khoẻ của gia đình. Vì vậy, nhiều gia chủ ngày nay rất chú ý bài trí cung tài vị bằng đồ phong thủy, cây xanh để đón tài lộc cả năm.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài 100 tỷ của 'đại gia đồng nát' ở Nghệ An

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài 100 tỷ của 'đại gia đồng nát' ở Nghệ An

- 2 ngày trước

Tòa lâu đài trị giá 100 tỷ thuộc sở hữu của đại gia Nguyễn Vĩnh Thoan (SN 1978, Nghệ An). Anh Thoan được người dân trong vùng gọi là "đại gia đồng nát", vươn lên từ những ngày nghèo khổ và cực khó.

7 sai lầm 'kinh điển' khi chọn ghế sofa mà 80% người mua sẽ mắc phải

7 sai lầm 'kinh điển' khi chọn ghế sofa mà 80% người mua sẽ mắc phải

- 2 ngày trước

Mua một chiếc ghế sofa là một việc không đơn giản. Nhiều người trong chúng ta đã mắc sai lầm khi lựa chọn món đồ nội thất này.

Chỗ đặc biệt này ở phòng khách mà đúng phong thủy thì mọi việc dần như ý, được phúc lộc, bình an

Chỗ đặc biệt này ở phòng khách mà đúng phong thủy thì mọi việc dần như ý, được phúc lộc, bình an

- 2 ngày trước

GĐXH - Theo quan điểm phong thủy, bạn không đủ kiến thức về phong thủy thì chỉ cần biết chăm chút tốt vị trí đặc biệt này trong phòng khách là mọi việc có thể như ý, phúc lộc trọn vẹn, gia đạo thuận hòa bình an.

Cách bố trí góc làm việc lý tưởng cho căn hộ diện tích nhỏ

Cách bố trí góc làm việc lý tưởng cho căn hộ diện tích nhỏ

- 3 ngày trước

Tham khảo bài viết dưới đây để có thể nắm bắt được cách bố trí góc làm việc lý tưởng nếu bạn đang ở trong một căn hộ có diện tích nhỏ.

Top