Những chuyến phà “chui” ở Thủ đô
GiadinhNet - Năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác, “thượng đế” vẫn phải đặt cược mạng sống của mình trên những chuyến phà chông chênh, không được bảo đảm an toàn mà không còn cách nào khác để sang sông. Đó là tâm trạng của những người dân qua lại trên hàng chục bến phà “chui” qua sông Hồng đoạn chảy qua… Hà Nội.
Không một chiếc áo phao nào được mặc cho khách theo quy định của UBND TPHà Nội. Ảnh: H.Phương |
Một số phà cỡ lớn từ Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc chủ yếu chở hàng hoá cồng kềnh, xe tải và trên chục khách. Những chiếc phà này được trang bị khoảng chục chiếc phao bơi cùng 50 chiếc áo phao, nhưng được xếp vào một chỗ. Khi hỏi thì chủ phà lý lẽ: “Đấy, áo phao trang bị cả rồi đấy nhưng có khách nào chịu mặc đâu. Nhiều lần chúng tôi phát áo nhưng họ tỏ ra khó chịu nên thôi. Tâm lý khách ai người ta muốn khoác nó vào làm gì. Phòng là phòng thế thôi chứ phà to thế này làm gì mà có sự cố được”. |
Bến phà Liên Trung (huyện Đan Phượng) có 7 chiếc phà hàng ngày chở người và hàng hóa qua lại sông từ 5 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Theo quan sát của chúng tôi, không một chiếc phà chở khách nào trang bị áo phao cho khách theo quy định của UBND thành phố trong lúc hoạt động.
Bà Chắt, người bán nước ở bến phà này cho biết: “Tôi năm nay 82 tuổi, từ khi lớn lên đã thấy có bến này rồi. Trước đây, người ta chở khách qua sông bằng đò với mái chèo tay. Bây giờ phà to hơn, có gắn động cơ chân vịt, nên chở được nhiều khách hơn. Còn vấn đề trang bị áo phao cho khách thì tôi không thấy”.
Cũng theo bà Chắt, trước đây, bến phà này là “sở hữu chung” của người dân xã Liên Trung, huyện Đan Phương và người xã Đại Mạch, huyện Đông Anh (bên bờ bắc sông Hồng). Mấy năm trước có xảy ra xô xát, đánh nhau giữa hai bên và dường như đã có sự “phân công lại” nên hiện nay ở bến phà này, chủ phà là người xã Liên Trung.
Những chiếc phà hoạt động trái quy định ở đây bao nhiêu năm vẫn tồn tại được bởi chi phí qua sông tương đối rẻ: 5.000 đồng/ người. Bà Chắt bảo, lực lượng chức năng thỉnh thoảng có xuống tận nơi tuần tra, kiểm soát nhưng sau đó thì mọi việc vẫn bình thường. Ở bến phà này, đông nhất là vào buổi sáng sớm và lúc chiều muộn. Đó là thời điểm người dân Liên Trung và các xã lân cận sang sông để làm thuê làm mướn cho “tập đoàn lò gạch” ở xã Đại Mạch. Hàng ngày số lượt người qua phà lên đến hàng trăm người.
Tại huyện Phúc Thọ bây giờ, có tới 2 bến phà qua sông Hồng đi Hồng Châu, Yên Lạc, Vĩnh Yên, Tề Lỗ (Vĩnh Phúc). Gặp ông Nguyễn Tiến Chính, chủ một phà hoạt động ở bến này, chúng tôi hỏi tới giấy phép thì ông bảo: “Cần gì phải xin phép ai, có tiền đóng phà thì tự mở mà chạy thôi. Trước tôi làm nghề chèo đò hơn 30 năm, xảy ra sự cố gì đâu. Chẳng lẽ tôi không đủ kinh nghiệm sông nước mà hành nghề à?”. Chiếc phà thuộc dạng trung bình mang biển VP.012 của ông mới đóng, ngày gần 20 chuyến qua lại trên đoạn sông này trong khi “vẫn chưa xin phép chính quyền địa phương”. Trên chiếc phà VP.012 có gần 10 cái phao bơi, nhưng đã xuống cấp và lại được “cất” cẩn thận trong khoang lái còn tịnh không thấy bóng dáng một cái áo phao nào.
Chúng tôi xuống bến phà Thọ An thuộc huyện Đan Phượng đi Châu Phan, Mê Linh. Chiếc phà VP.046 chở hơn 40 người, khoảng 20 xe máy và hàng hoá, tròng trành vượt sông Hồng trong khi hơn chục cái phao bơi cũ được xếp gọn gàng bốc mùi mốc trong khoang. Tại bến này, có hai phà chạy chéo nhau, mỗi ngày 16 đến 18 chuyến. Có chuyến ít khách, có chuyến nhiều nhưng không chuyến nào hành khách được trang bị áo phao. Bà Nguyễn Thị Hiên, người Mê Linh cho biết, đã vài chục năm nay, từ khi lấy chồng bên kia sông, vài ba ngày bà sang sông một lần, chưa một lần bà mặc áo phao. “Cả chủ phà và hành khách ở đây từ trước tới nay không có khái niệm mặc áo phao”, bà Hiên nói.
Bến đò Vân Nam (huyện Phúc Thọ) không biết từ lúc nào được gọi là bến đò “thổ phỉ”. Sở dĩ có cái tên đó bởi lâu nay những chuyến đò qua lại bến sông này đều hoạt động mà không có giấy phép. Cũng như rất nhiều bến đò khác dọc tuyến sông này, bến đò Vân Nam xuất phát từ nhu cầu qua lại, giao lưu hàng hóa giữa hai xã Vân Nam (Phúc Thọ) và Hồng Chông (Vĩnh Phúc). Năm 2009, tại đây xảy ra tranh chấp khách giữa hai bến Vân Nam và bến Vân Phúc (thuộc xã Vân Phúc cùng huyện) cách bến này khoảng 1km về phía thượng lưu. Cũng trong giai đoạn này, đoạn sông Hồng từ bến Hồng Châu sang bến Vân Nam cạn nước nên cơ quan chức năng không cấp phép hoạt động cho bến đò Vân Nam từ đó. Thế nhưng trên thực tế hàng ngày, những chuyến phà từ bến đò vẫn qua lại một cách bình thường như chưa từng có lệnh cấm?!
UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo đình chỉ những bến đò ngang, phương tiện chở khách trái phép không an toàn nhưng trên thực tế tại các bến phà, đò ngang tình trạng vi phạm quy định vẫn phổ biến như chưa từng có quy định. Vấn đề là, cơ quan chức năng nói cứ nói, chỉ thị cứ chỉ thị nhưng người có phương tiện thực hiện hay không thì… kệ. Và, nguy hiểm vẫn hàng ngày, hàng giờ rập rình người sang sông.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 4 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 13 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 35 phút trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.