Những điều cha mẹ đặc biệt lưu ý khi cho trẻ ăn ngày Tết
GiadinhNet - Chuyện ăn trong mấy ngày Xuân. Trong những ngày xuân, ăn uống trở thành vấn đề khiến không ít người phải đau đầu, đặc biệt là những gia đình có trẻ em. Nên cho trẻ em ăn những món gì để sau Tết, trẻ không bị béo phì hay suy dinh dưỡng?
Dưới đây là một số lưu ý của TS-BS Trần Thị Minh Hạnh – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM – trong việc sử dụng thực phẩm ngày Tết cho trẻ.
Những món nên dùng
1.Hoa quả tươi, nước ép sinh tố hoặc nước ép trái cây

Hoa quả tươi, nước ép sinh tố, nước ép trái cây là những món nên dùng trong những ngày Tết (Ảnh minh họa)
Đây là nhóm thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích dùng nhiều trong dịp Tết. Công việc bếp núc và tiếp khách khiến nhiều phụ huynh quên cả việc đầu tư cho bữa ăn của trẻ, thậm chí đến lúc vào bữa ăn, trẻ mệt quá nên không còn muốn ăn thì phụ huynh cũng thôi luôn. Lúc đó, việc cho trẻ ăn các loại hoa quả sẽ giúp cơ thể cân bằng trở lại.
Nhóm thực phẩm này không chỉ là nguồn cung cấp chất khoáng, các loại vitamin cần thiết mà còn là nguồn chất xơ đáng kể để cân đối khẩu phần ăn vốn rất nhiều năng lượng, chất béo và đạm trong những ngày Tết. Nó cũng góp phần giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của trẻ chỉ nên cho bé ăn những loại trái cây còn tươi, sạch, không dập nát, không có những vết thâm bên trong dù bên ngoài vỏ còn tươi đẹp. Những loại trái cây như cam, bưởi, quýt...rất tốt vì chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin C; lớp vỏ dày của chúng giúp bảo quản lâu và thuận tiện khi đi ra ngoài.
2. Rau củ

Rau củ cũng là món ăn cần thiết trong mấy ngày Xuân (Ảnh minh họa)
Thực đơn cho trẻ trong những ngày Tết nên có nhiều rau củ như cải bó xôi, bắp cải, rau muống, cà rốt, xúp lơ, cải xoong...Ngoài việc cung cấp các vitamin cần thiết, bữa ăn có nhiều rau củ không chỉ giúp cân đối được lượng dinh dưỡng cao từ các món ăn giàu đạm và béo như thịt mỡ, trứng...mà còn tạo sự ngon miệng cho người ăn. Chất xơ từ các loại rau củ sẽ giúp cơ thể trẻ hạn chế hấp thu chất béo từ bữa ăn.
3. Các loại hạt

Các loại hạt (Ảnh minh họa)
Hạt dẻ, hạt bí, hạt hướng dương, điều, đậu phộng, các loại đậu sấy... có thể sử dụng như món ăn vặt nhằm cung cấp thêm các chất béo không no thiết yếu cho cơ thể. Không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn các loại hạt này để tránh nguy cơ hạt rơi vào đường thở của trẻ.
4. Các loại bánh

Các loại bánh (Ảnh minh họa)
Bánh bông lan, bánh kem,...hay các loại bánh được làm bằng bột có bổ sung đường hoặc bơ, dầu béo, kẹp nhân kem hay chocolate... là những thành phần có thể sinh năng lượng thuộc nhóm bột đường giúp bé mau hấp thu và tiêu hóa. Có thể cho trẻ ăn bánh (với sự kiểm soát của cha mẹ) nhưng chỉ nên cho ăn sau bữa ăn chính hay phụ để tránh tình trạng bé bị no ngang trước bữa ăn.
5. Nước

Nước là loại đồ uống rất cần thiết trong những ngày thường và cả ngày Tết (Ảnh minh họa)
Lượng nước cung cấp cho trẻ mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước (từ sữa, canh, nước uống). Có thể là nước lọc, nước trà, nước trái cây...Khi uống nước, nên uống nhiều lần, mỗi lần một chút. Tránh uống nhiều nước trước khi ăn vì sẽ làm đầy bụng, giảm lượng thức ăn từ các món khác. Uống nhiều nước lúc ăn còn làm loãng dịch vị nên việc tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn.
6. Bữa ăn cân bằng
Các ông bố bà mẹ nên cố gắng mỗi ngày duy trì ít nhất một bữa ăn chính trong nhà có đày đủ món mặn, canh và rau xanh (luộc hoặc xào) vì dù có bổ sung các nhóm thực phẩm nào cũng không thể thay thế được bữa ăn chính.
Những món hạn chế dùng
1. Thức ăn cũ

Thức ăn cũ là những món ăn cần hạn chế dùng trong những ngày Xuân (Ảnh minh họa)
Những món ăn cứ phải thường xuyên hâm đi hâm lại sẽ dễ làm trẻ bị ngán. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng sẽ dễ làm thực phẩm bị ôi thiu, nếu không được hâm lại kỹ thì rất dễ gây ngộ độc, tiêu chảy...
2. Các loại đồ khô(Lạp xưởng, Vịt lạp, Khô bò, Khô cá

Các loại đồ khô như Lạp xưởng, Vịt lạp là những đồ bạn nên hạn chế dùng (Ảnh minh họa)
Ngoài đặc tính dễ bám bụi, khói, các thực phẩm này còn là môi trường thuận lợi cho nấm mốc và vi trùng phát triển nếu không được bảo quản tốt. Nên hạn chế cho bé dùng vì nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và dị ứng từ nhóm thực phẩm này khá cao.
3. Các loại dưa muối chua

Các loại dưa muối chua (Ảnh minh họa)
Hạn chế cho trẻ dùng vì trong các loại thực phẩm này đều có chứa lượng muối khá cao, dễ làm bé khát nước. Ăn mặn quá cũng không tốt cho thận của trẻ.
4. Nước có gas, nước hương trái cây

Các loại nước có gas, nước hương trái cây (Ảnh minh họa)
Các loại nước này chủ yếu làm từ chất tạo ngọt và hương liệu công nghiệp, chẳng những không cung cấp những dưỡng chất cần thiết mà còn khiến cơ thể có cảm giác đầy bụng. Nhóm thức uống này chỉ nên cho trẻ dùng một ít trong bữa tiệc. Tránh cho trẻ dùng nhiều những loại thức uống này vì dễ làm trẻ no hơi, bỏ qua bữa chính, đặc biệt đối với trẻ béo phì sẽ lại càng làm trẻ tăng cân nhiều hơn.
5. Rau sống và các món ăn tái
Cẩn thận trong khi cho trẻ sử dụng rau sống. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thịt, cá chế biến tái vì rất dễ khiến trẻ bị nhiễm giun sán.
Phúc Miên/ Báo Gia đình & Xã hội

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH – Mới đây, thông tin người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nguy kịch, tiên lượng tử vong cao do mắc liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn đã khiến nhiều người hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do mắc liên cầu lợn từ quá trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
Sống khỏe - 15 giờ trướcMỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 20 giờ trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.