Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều cha mẹ vẫn làm khiến trẻ dễ bị sỏi thận

Thứ ba, 06:59 28/04/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Việc trẻ nhỏ bị bệnh sỏi thận không còn hiếm. Nguy hiểm hơn khi nhiều trẻ không được đến viện sớm do cha mẹ nhầm lẫn với biểu hiện trẻ bị giun.

Những điều cha mẹ vẫn làm khiến trẻ dễ bị sỏi thận - Ảnh 1.

Việc nhầm trẻ bị đau bụng giun hoặc bị rối loạn tiêu hóa dễ làm cha mẹ bỏ qua nguy cơ trẻ bị sỏi thận. Ảnh minh họa

Mới 3 tuổi đã bị sỏi thận

Mới đây, Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) đã cấp cứu cho bệnh nhi 3 tuổi bị sỏi thận và nhiễm khuẩn niệu. Bệnh nhi được chuyển đến trong tình trạng sỏi kích thước 21x20 mm cùng hai sỏi nhỏ ở thận trái. Cháu bé ngay sau đó được phẫu thuật lấy sỏi bằng đường rạch da khoảng 5mm dưới hướng dẫn của máy X-quang C-arm, sử dụng máy tán sỏi laser. Theo người nhà chia sẻ, trước đó bé quấy khóc nhiều, ăn uống kém, đau hông lưng và sốt theo từng đợt. Mặc dù đã dùng thuốc điều trị nhưng sốt không dứt, trẻ đau nhiều nên mới đi khám và phát hiện bị sỏi thận.

Theo TS.BS Đỗ Anh Toàn, khoa Phẫu thuật điều trị sỏi thận chuyên sâu, (Bệnh viện Bình Dân, TPHCM), ngoài bệnh nhân này, Khoa cũng đã tiến hành phẫu thuật lấy sỏi từ kỹ thuật trên cho hai bệnh nhi khác cùng 7 tuổi ở TP HCM và ở Cần Thơ.

Chuyên gia cho biết, sỏi thận trước nay chủ yếu vẫn hay gặp ở người lớn, đa phần mọi người nghĩ rằng trẻ nhỏ sẽ không gặp phải vì còn nhỏ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ bị sỏi tiết niệu được phát hiện hơn. Ngoài ra, để xử lý sỏi thận ở trẻ nhỏ, trước các bác sĩ thường tiến hành mổ mở để lấy sỏi thận. Với kĩ thuật mới trên, bệnh nhi có thể được loại bỏ sỏi ít mất máu, ít tổn thương nhu mô thận, ít bị đau. Việc hồi phục của bệnh nhân sẽ nhanh hơn sau mổ và không để lại sẹo.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm-nguyên bác sĩ (Bệnh viện Quân y 103) cho biết, trẻ nhỏ bị sỏi thận giờ ngày càng nhiều. Điều đáng nói là có nhiều trẻ đến viện muộn do sự nhầm lẫn của cha mẹ. Thường ở giai đoạn đầu, trẻ bị sỏi thận có triệu chứng đau bụng. Do nhầm lẫn với việc trẻ bị đau bụng giun hoặc bị rối loạn tiêu hóa mà nhiều cha mẹ đưa trẻ chậm đến viện.

Với trẻ bị sỏi thận ngoài đau bụng, trẻ có thể bị đau lưng, sốt, buồn nôn. Trẻ kèm đau ở vùng háng khi đi tiểu, tiểu rắt buốt… Trong một số trường hợp, bệnh nhi chỉ được phát hiện sỏi thận hình thành tình cờ qua siêu âm bụng khi khám sức khỏe do không có triệu chứng đau. Trẻ nhỏ lại có thể gặp phải khó khăn khi miêu tả những dấu hiệu đau của mình nên cha mẹ cần cẩn thận nếu trẻ đau lâu. Việc chậm trễ trong phát hiện, điều trị có thể gây các biến chứng không đáng có như nhiễm khuẩn huyết đường tiết niệu, tắc đường tiểu, giảm chức năng thận, suy thận cấp hay mãn tính…

Loại bỏ những thói quen "xấu" dễ hình thành sỏi

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho rằng, các yếu tố nguy cơ liên quan đến hình thành sỏi tiết niệu ở trẻ em có thể do dị tật hệ tiết niệu, bệnh lý rối loạn chuyển hóa, di truyền… Và một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trẻ bị sỏi thận ngày càng nhiều xuất phát từ lối sống thiếu khoa học và ăn uống không hợp lí.

Các chuyên gia khuyến cáo, các bậc cha mẹ cũng cần tránh những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ:

Uống ít nước: Khi lượng nước cung cấp cho cơ thể trẻ không đủ sẽ làm cho lượng nước tiểu lưu cữu, đậm đặc hơn và đọng lại hình thành sỏi thận, tiết niệu. Bổ sung cho trẻ đầy đủ nước tối thiểu 1,5 lít/ngày từ nhiều nguồn như nước hoa quả, sữa, nước lọc. Để biết được trẻ thiếu nước hay không chú ý xem màu sắc nước tiểu của trẻ để bổ sung đủ nước cho đến khi nước tiểu có màu vàng thật nhạt.

Ăn thức ăn nhanh, quá mặn: Trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh có hàm lượng muối, đạm cao, thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi, cystine gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrate là chất ngăn tạo thành sỏi. Hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nhất là những trái cây họ cam chanh như cam, quýt, chanh, bưởi…

Nhịn tiểu: Nhiều trẻ nhỏ mải chơi mà cố nhịn tiểu. Điều này làm cho nước tiểu được chứa trong bàng quang trong một thời gian dài dẫn tới các vấn đề như nhiễm trùng tiểu, bệnh lý bàng quang, sỏi thận… Cần nhắc trẻ không cố nhịn tiểu, đi cần hết bãi và sau mỗi lần vệ sinh nên rửa tay sạch sẽ.

Béo phì, ít vận động: Việc lười vận động làm cho lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, tích tụ từ đó hình thành nên sỏi. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia làm các việc nhà, hoạt động ngoại khóa, thể dục tại chỗ… thay vì việc chỉ để trẻ ngồi lì với màn hình tivi, điện thoại. Giữa các giờ trẻ ngồi học cần có thời gian cho trẻ vận động nhẹ.

Lạm dụng bổ sung canxi: Bổ sung quá nhiều canxi dẫn đến thừa canxi. Canxi dư thừa trong cơ thể không được sử dụng hết, bài tiết qua đường nước tiểu sẽ đọng lại trong thận gây sỏi thận.

Hiện nay, trẻ nhỏ phải nghỉ dịch COVID-19 ở trong nhà nhiều ngày, nhiều cha mẹ lo sợ con không phát triển đầy đủ, nhất là chiều cao khi không được vận động dưới ánh nắng mặt trời dẫn tới thiếu vitamin D, canxi. Chính vì vậy, không ít người tự ý mua thuốc nói trên cho con uống. Điều này cũng rất nguy hại vì nguy cơ ngộ độc vitamin, canxi có thể xảy ra. Việc bổ sung canxi, vitamin cho trẻ là điều rất tốt nhưng cần phải kiểm tra trước khi cho trẻ uống thêm hoặc nên có tư vấn của bác sĩ chứ không được tùy tiện.

Bên cạnh tránh những thói quen "xấu" dễ hình thành sỏi thận ở trên, cha mẹ cần cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường ở trẻ. Sỏi thận có diễn biến âm thầm và là bệnh lý dễ tái phát nên cần phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.

Hà My – Hà Dương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 18 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 8 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 12 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 20 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 21 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Top