Những món gác bếp ngon đến mức cứ nhắc đến là thèm
GiadinhNet – Những món gác bếp của người dân tộc vùng Tây Bắc ngon đến mức luôn làm nao lòng người miền xuôi mỗi khi được thưởng thức.
Trâu gác bếp

Đến vùng núi cao Tây Bắc như Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai..., trong bữa cơm rượu đãi khách của chủ nhà, bạn sẽ bị hấp dẫn bởi món thịt trâu gác bếp (còn gọi là thịt trâu xông khói) rất đặc biệt.
Thịt trâu gác bếp vốn là đặc sản của người Thái đen, xưa kia họ nghĩ ra cách ướp thịt trâu, bò treo lên gác bếp để có thể ăn được lâu, dùng trong những ngày lễ tết, cỗ bàn hay những dịp quan trọng. Đặc biệt, món ăn phát huy tác dụng bổ sung dưỡng chất khi đi rừng dài ngày và mùa mưa lũ khó ra ngoài lấy thức ăn.
Ngày nay, món ăn trở thành đặc sản phổ biến, có mặt nhiều trong bữa cơm của dân bản, được những thực khách miền xuôi rất ưa thích.
Cách chế biến thịt trâu gác bếp không khó, nhưng cũng khá mất công. Người làm thường cắt những mảng thịt to, chọn miếng thăn, bắp ở vai, lưng con trâu, bò hoặc lợn, lóc các thớ thịt ra thành từng miếng hình con chì. Sau đó họ lại thái dọc thớ, ướp ớt, muối, gừng, nước lá rừng, đặc biệt không thể thiếu lá mắc khén (một loại hạt tiêu rừng) và treo lên gác bếp hun khói cho óng đen, quắt khô để bảo quản.
Khoảng 8 tháng đến tháng 1 năm sau, họ sẽ hạ thịt trâu xuống, nướng, hầm hoặc nấu thành nhiều món khác nhau, ăn tới đâu lấy tới đó. Khói ám lâu ngày làm thịt trâu có mùi đặc biệt, mang đậm phong vị núi rừng với hình thức bên ngoài khô, màu nâu thẫm, nhưng phần trong vẫn hồng hào, tươi đỏ, ngọt đậm đà.
Thịt trâu gác bếp được bảo quản tốt có thể sử dụng trong vòng 6 đến 8 tháng mà không mất đi hương vị của nó. Bạn có thể bảo quản thịt trâu gác bếp ở ngoài cũng được nhưng tốt nhất là bạn nên bảo quản nó trong tủ lạnh ngăn mát.
Bò gác bếp

Bắp bò - nguyên liệu để làm thịt bò gác bếp của người Tây Bắc.
Thịt bò gác bếp còn gọi là thịt bò hun khói hay thịt bò khô của người dân tộc. Không phải là loại thịt bò khô xé sợi thường thấy ở miền xuôi, thịt bò gác bếp là loại thịt nguyên miếng được tẩm ướp và sấy khô tự nhiên mang lại hương vị thơm ngon đặc biệt.
Để làm thịt bò khô gác bếp, người dân vùng Tây Bắc phải lựa chọn phần thịt ngon nhất - đó là phần thịt bắp của con bò. Bò cũng phải là loại bò nuôi thả trong rừng, không phải là bò nuôi chuồng thì thịt bò mới chắc và thơm mền. Khi đã chọn được phần thịt bắp ngon nhất của con bò, đem rửa sạch, bỏ hết gân trong miếng thịt rồi thái thành từng miếng. Mỗi miếng thịt thái hình chữ nhật dài khoảng 15-20cm, rộng 7- 8cm, dày 3 - 4cm.

Tẩm ướp thịt bò khô gác bếp gồm có ớt, gừng, mắc khén, hạt dổi và muối. Nướng ớt lên cho thơm rồi đem giã nhuyễn chung với những gia vị trên tạo thành một hỗn hợp hơi sệt sệt. Đem trát hỗn hợp này thật đều lên từng miếng thịt, để vài tiếng cho gia vị ngấm sâu.
Khi gia vị đã ngấm thật đều, đem xiên những miếng thịt thành từng xiên rồi treo lên gác bếp. Sau đó, chất củi ở dưới, đốt lửa liên tục, lúc nào trong bếp cũng phải có than hồng và khói bếp.

Thịt được sấy bằng lửa trong 3-4 ngày đầu tiên, sau đó có thể dùng củi bếp và khói lửa đun hằng ngày để sấy khô thịt. Tùy theo sở thích và khẩu vị mà thịt sẽ được sấy khô đến mức độ khác nhau.
Thịt bò gác bếp được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh từ 6-8 tháng. Khi ăn, bạn chỉ cần hấp lại bằng hơi nước cho thịt thơm mềm, đậm mùi gia vị ướp thịt, hòa quyện với vị thơm ngọt của thịt là được.
Lợn gác bếp
Không chỉ có thịt trâu, thịt bò được chế biến thành món ăn đặc sản mà hương vị của món thịt lợn gác bếp Tây Bắc cũng làm người miền xuôi nhớ đến nao lòng.
Thịt lợn gác bếp cũng có những đặc điểm chung giống như thịt trâu, thịt bò khô gác bếp, nguyên liệu phải là từ những chú lợn được chăn thả tự nhiên trên vùng núi cao nguyên bạt ngàn và được chế biến theo cách riêng mang nét đặc trưng của núi rừng.

Khi con lợn được phanh ra, người ta cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn, bỏ thịt lên nia xát muối, bóp rượu rồi bỏ vào hũ ủ ba đến bốn ngày sau đó mang ra rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo lên gác bếp. Quá trình hun khói để sấy thịt cũng đòi hỏi công phu và sự khéo léo. Bếp của người dân miền núi đun bằng củi, chính vì thế vào mỗi dịp Tết nếu có dịp đến nơi đây bạn sẽ được chứng kiến những căn bếp đỏ lửa, khói bay nghi ngút hòa với sương núi lơ lửng khắp mọi nẻo đường. Những khổ thịt được treo trên gác bếp được ướp rượu, gia vị “ăn khói” cứ khô dần. Khi lớp da, thịt nạc chuyển sang màu bồ hóng, lớp mỡ chuyển sang màu trong là có thể yên tâm để ăn dần trong cả năm mà không lo thịt bị biến mất chất. Thịt lợn gác bếp mang hương vị của bồ hóng, điều này chính là nét độc đáo, khó hiểu trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà không phải dân tộc nào cũng có.
Thịt lợn gác bếp có thể xào gừng, xào rau cải đắng nhưng có thể nói đặc biệt nhất là xào với lá chanh. Thưởng thức các món ăn chế biến từ thịt lợn gác bếp cho ta cảm giác rất lạ: bì giòn, mỡ trong không ngấy, thịt nạc đậm và tơi từng thớ, màu đỏ hồng.
Lạp xưởng gác bếp

Cách làm lạp xưởng gác bếp không khó, cái khó là ở chỗ có làm nên hương vị cho đúng hay không. Khi mổ lợn, người ta lấy lòng non của lợn rửa sạch với rượu cho hết mùi, rồi chọn phần thịt ngon nhất xay hoặc băm nhỏ, tẩm ướp gia vị rồi nhồi vào phần lòng non đã rửa sạch. Về phần gia vị có những gì thì mỗi nơi mỗi khác, tùy vào khẩu vị của người dân nơi đó mà làm, đấy cũng là bí quyết riêng mà chỉ đồng bào dân tộc mới có.
Để làm nhân lạp xưởng người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xưởng sẽ khô, sác, mỡ nhiều, lạp xưởng sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xưởng là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt.

Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xưởng sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng.
Công việc phức tạp nhất là nhồi lạp xưởng. Với một chiếc phễu và một chiếc đũa, từ từ dồn thịt vào cho đầy phần lòng non đã chuẩn bị. Để dễ làm, cứ nhồi được chừng hai ba mươi phân thì buộc lại thành khúc. Thỉnh thoảng lại lấy kim châm vài chỗ cho khí thoát ra để lạp xưởng khỏi nứt. Nhồi xong thì đem lạp xưởng đi phơi nắng cho khô dần. Hoặc đem hong trên gác bếp.

Hơi ấm của bếp lửa sẽ làm lạp xưởng se lại, săn chắc. Lạp xưởng được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ trông thật hấp dẫn.
Lạp xưởng Tây Bắc có vị thơm ngon béo ngậy. Khi ăn chỉ cần cho lên hơ qua lửa hay đảo qua dầu cho dậy mùi là có thể ăn được.
Ở Hà Nội, bạn cũng có thể mua thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp hay lạp xưởng gác bếp ở các siêu thị hoặc những cửa hàng online bán đặc sản vùng quê.
Cách tự làm trâu/lợn gác bếp tại nhà
Nguyên liệu:
- Thịt trâu hoặc thịt lợn (chọn phần mông, thăn, bắp).
- Gia vị: Muối hạt, mì chín, mắc khén, ớt khô, tỏi. Lượng gia vị phù hợp với khẩu vị gia đình bạn.
Cách làm:
- Thịt trâu/lợn lọc hết gân, bèo nhèo, rửa sạch, để ráo một lát rồi đem thái dọc thớ thịt.
- Ướp thịt cùng muối, mì chính, hạt mắc khén, tỏi và ớt khô trong vòng từ 15-30 phút.
- Sau đó dùng que, xiên thịt lại rồi gác lên bếp hun khói.
- Để thịt có vị thơm ngon nên dùng củi bàng tang, bã mía và vỏ quýt hun. Khi đốt củi có than rồi mới bắt đầu treo thịt lên trên để tranh khói bẩn trong quá trình mình đốt lửa bám vào thịt.
- Thịt treo cách than khoảng 1m để tránh bị khô nhanh và dính bụi bẩn.
- Hun liên tục 12 đến 15 giờ khi thịt có màu đỏ đẹp và dậy mùi đặc trưng của thịt gác bếp.
- Sau đó, mang thịt đi hấp chín. Khi thịt chín, mang thịt lên gác bếp hun tiếp cho tới khi thịt khô như ý.
Đặc biệt lưu ý:
Ở Hà Nội hay ở các thành phố khác, không có lò hun khói, chị em có thể tự chế lò bằng cách chế 2 thùng carton xếp chồng lên nhau rồi gác thịt lên trên. Cho 1 chậu than hoặc chậu có chứa củi đốt bên dưới. Không để than sát thùng quá sẽ cháy thùng. Bạn cũng có thể quây miếng 1 miếng tôn lớn lại cũng được, làm bằng tôn sẽ khó cháy hơn.
Thêm vào đó, sau công đoạn hấp chín thịt, tiếp tục cho thịt lên gác bếp hun tới khi thịt khô như ý. Nếu không có gác bếp, bạn có thể cho thịt gác lên lò tự chế ban đầu để hun.
Nếu không có củi bàng tang, bạn có thể dùng than củi mua ở chợ, rồi lấy ít bã mía hoặc vỏ cam quýt cho vào cùng chậu than để tạo mùi khói và hun thịt cũng được.
Tùng Anh (th)

Không chỉ giúp nhuận tràng, loại rau rẻ tiền bán đầy chợ này còn giúp ngủ ngon, giảm stress hiệu quả
Ăn - 2 giờ trướcGĐXH - Trong các loại rau dân dã, ít ai ngờ rằng rau lang – thứ rau rẻ bèo, bán đầy ngoài chợ – lại được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao nhờ tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ và giảm căng thẳng thần kinh.

Hãy xào chung 4 nguyên liệu này với nhau, rất thanh mát, cân bằng dinh dưỡng, càng ăn càng gầy
Ăn - 3 giờ trước4 nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo nên một món ăn hoàn hảo vừa giàu protein, ít chất béo và đủ chất xơ.

5 sai lầm khi hầm xương khiến nước dùng đục và mất chất dinh dưỡng
Ăn - 4 giờ trướcGĐXH - Một nồi nước dùng trong veo, ngọt thanh và giàu dưỡng chất luôn là xương sống của nhiều món ăn ngon như phở, bún, miến hay canh hầm. Thế nhưng, không ít người nội trợ dù tỉ mỉ vẫn gặp tình trạng nước dùng bị đục, lợn cợn và kém vị ngọt, thậm chí mất đi nhiều dưỡng chất quý từ xương.

Sấu vào mùa giá chỉ từ 15.000 đồng/kg, đây là thời điểm mua sấu ngon nhất và cách chọn sấu ngon
Ăn - 7 giờ trướcGĐXH – Quả sấu có thể chế biến được nhiều món ngon khác nhau. Hiện sấu đang vào mùa, muốn chọn được những quả sấu vừa nhiều thịt, hạt nhỏ cũng cần biết cách như dưới đây.

Cũng là món đậu phụ nhưng nấu thế này vừa dễ lại ngon và lạ miệng vô cùng
Ăn - 8 giờ trướcVới công thức nấu món đậu phụ này, bạn chỉ cần thêm vài gia vị quen thuộc là đã có một đĩa thức ăn đẹp mắt, ngon miệng!

Cách làm món chạch kho rau răm đậm đà, thơm nức mũi khiến vạn người mê
Ăn - 22 giờ trướcGĐXH - Cá chạch kho với rau răm là món kho lạ miệng lại vô cùng hấp dẫn và ngon miệng, đậm đà. Vào bếp cùng bài viết dưới đây và bắt tay vào làm ngay món cá chạch kho rau răm để có bữa cơm gia đình chuẩn ngon đúng điệu.

Gia vị dân dã trong bát cháo lại là 'vị thuốc quý' giúp giải độc, tiêu đờm, tăng sức đề kháng
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Một nắm lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ rắc vào bát cháo nóng – với người Việt, đó là thói quen quen thuộc mỗi khi cảm sốt.

4 món ăn ngon mà dễ nấu này là 'bậc thầy' canxi, tốt hơn uống sữa và có thể cải thiện tình trạng loãng xương
Ăn - 1 ngày trướcDưới đây là công thức chi tiết, để bạn có thể dễ dàng cải thiện tình trạng loãng xương trong khi thưởng thức món ăn.

Tóc Tiên ăn cá kho với loại rau 'khiến nhiều người khóc thét', thực chất là loại thuốc quý, hỗ trợ tiêu mỡ máu
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Tóc Tiên chia sẻ cách làm cá nục kho thơm cho bữa cơm chiều, kèm với món rau diếp cá khoái khẩu của hai vợ chồng.

Gà nướng cả trái chanh: Món ngon đơn giản mà tinh tế
Ăn - 1 ngày trướcẨm thực không cần cầu kỳ để trở nên đặc biệt – đó là triết lý nấu ăn của Alison Roman, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ với những công thức dễ thực hiện nhưng luôn bùng nổ hương vị. Và món gà nướng một nồi với chanh caramel và chà là là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.

Mỗi lần nêm canh thêm một nắm rau này, hệ miễn dịch được 'kích hoạt' tối đa
Mẹo nấu nướngGĐXH - Trong bữa cơm Việt, một tô canh thanh mát luôn là lựa chọn giúp cân bằng vị giác và bổ sung dưỡng chất.