Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người coi nghĩa trang là ... nhà

Thứ năm, 08:00 15/10/2015 | Xã hội

GiadinhNet - “Nhiều cô gái trẻ đẹp đi xe máy lên nghĩa trang rồi dừng lại nhìn quanh và bỏ vội vào góc nào đó một bịch ni lông màu đen nặng trịch. Chúng tôi nhặt lên, mở lấy thai nhi ra chôn cất. Mấy năm trước, thai nhi bị bỏ rơi nhiều lắm, gần đây ít hơn…”, anh Lễ, người làm công việc thu gom thai nhi xấu số về nghĩa trang chôn cất, tâm sự.

 

Tấm biển: “Xin đừng vứt bỏ…” được xây dựng cố định đặt ngay đầu khu mộ Đồng nhi.
Tấm biển: “Xin đừng vứt bỏ…” được xây dựng cố định đặt ngay đầu khu mộ Đồng nhi.

 

“Chúng tôi liệm mà lòng đau thắt”

Dù đã làm công việc này hơn chục năm, thế nhưng anh Lễ, anh Phụng thường không đi cùng nhau. Các anh tự đi một mình đến các điểm xin thai nhi bị phá bỏ về chôn cất. Anh Lễ năm nay đã 48 tuổi, còn anh Phụng cũng bước sang tuổi 45. Anh Phụng kể, chỉ có 2 ngày mùng 1-2 Tết Âm lịch hàng năm là các anh ở nhà ăn Tết, còn lại, ngày nắng cũng như ngày mưa, các anh đều có mặt ở nghĩa trang.

“Gắn bó lâu cũng thấy quen, ngày nào không ra là khó chịu lắm. Mưa to, gió lớn lòng lại cứ thấy lo và nóng ruột hơn nên chúng tôi lại chạy ra đây, không ở lâu thì cũng thắp một nén nhang cho các con rồi về mới yên tâm”, anh Lễ tiếp lời.

Theo tiết lộ của hai anh, ở thành phố Pleiku có 12 điểm có thể xin được thai nhi xấu số về chôn cất. “Lắm lúc nghĩ mà cay đắng, sao số lượng các cháu bị bỏ rơi vẫn nhiều đến vậy? Tháng nào tôi cũng chôn cất hàng chục cháu”, anh Phụng vừa dứt lời thì có điện thoại. Đầu dây bên kia nói vội vã, cụt lủn: “Lại có nữa rồi”. Hôm nay, trời nắng nóng nếu để lâu thì thi thể sinh linh bé bỏng sẽ bị bốc mùi, vì vậy nên anh vội lấy xe máy chạy đến nơi quen thuộc kia để nhận hài nhi đó mang về nghĩa trang.

Coi như “gặp may” khi đi tác nghiệp tôi phụ giúp anh lấy những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho việc khâm liệm cháu bé. Lấy một chai rượu đã chuẩn bị sẵn, anh rửa hài nhi cẩn thận, nhẹ nhàng lau, rồi quấn một chiếc khăn trắng vào người bé. Sau đó, anh bỏ vàng mã, trà vào tiểu sành, đặt bé vào trong và miệng lầm rầm liệm cho bé. Chỉ trong vòng hơn chục phút, anh đã làm xong cái việc mà người cùng huyết thống vẫn thường gọi là “trọn đạo, trọn tình” cho một thai nhi xấu số bị cha mẹ bỏ rơi. Một công việc anh không hề muốn, nhưng vẫn phải làm.

 

Anh Phụng đang khâm liệm cho một thai nhi 6 tháng tuổi.
Anh Phụng đang khâm liệm cho một thai nhi 6 tháng tuổi.

 

Xong xuôi mọi thủ tục, tôi và anh Phụng bước ra khỏi khu mộ mới đắp. Lúc này, anh Lễ cũng vừa về. Anh để gọn xe máy vào bóng mát rồi mở cốp xe lấy ra một bọc to. “Hôm nay, có 3 cháu...”, anh thở dài. Rồi anh Lễ nói tiếp: “Có nhiều thai nhi đã thành hình người, cân nặng hơn 2kg nhưng vẫn bị cha mẹ từ bỏ. Có những em bé trắng và đẹp lắm, chúng tôi liệm mà lòng đau thắt, bế vào lòng mà khóc…”.

Còn nhớ những năm trước khi làm công việc nghĩa tình này, ông Sáu, một chủ thầu xây dựng cũng tự tay chôn cả nghìn hài nhi bị bỏ rơi chia sẻ: “Buồn lắm! Có lần tôi an táng cho cháu trai lớn tháng bị bỏ rơi. Mọi người đi qua thấy vậy tưởng bé đang còn sống và bảo sao lại để bé bên đường thế này mà không đưa mẹ nó cho bú mớm? Lúc đó, nước mắt tôi tự nhiên cứ trào ra giàn giụa”.

Trích tiền công của mình ra xây mộ

 

Chỉ trong một buổi sáng, anh Lễ thu lượm được 3 thai nhi bị phá bỏ.
Chỉ trong một buổi sáng, anh Lễ thu lượm được 3 thai nhi bị phá bỏ.

 

Qua trò chuyện chúng tôi được biết, trước đó các anh cũng lăn lộn với đủ thứ nghề lao động chân tay, nhưng duyên phận đẩy cả hai anh về làm nghề nhổ cỏ thuê tại nghĩa trang TP. Pleiku. Rồi các anh kiêm luôn nghề xây, quét sơn, trông nom mộ khi được gia chủ thuê.

Vất vả là vậy, nhưng các anh không nỡ lòng nhìn những bịch ni lông đen, bên trong có các thai nhi  bị cha mẹ các em mang đến nghĩa trang bỏ nên lại nâng niu đưa đi chôn cất. Cứ như vậy, công việc ngấm sâu vào máu lúc nào không hay. “Lúc đầu còn khó khăn, anh em tôi phải đi lượm lặt cả chậu hoa, bát nhang bỏ đi ở khắp nơi trong nghĩa trang này về đặt các em vào đó để chôn. Mưa bão chúng tôi vẫn phải ra đây thu gom các thai nhi để chôn cất vì sợ chậm trễ các em sẽ bị nước cuốn đi”, anh Phụng nhớ lại.

Hiện tại, để lo hậu sự cho các em, một phần các anh được một số nhà hảo tâm giúp đỡ, một phần các anh phải tự trích từ phần thu nhập xây mộ thuê của mình ra. “Mình cũng lấy mộ lớn để làm mộ nhỏ thôi, lâu lâu có ai cho dăm chục, một trăm để mình uống nước thì mình lại dành để lo cho các em”, anh Phụng nói thêm.

Khi được hỏi về khó khăn, các anh cho biết, mưa gió, đêm hôm các anh cũng không ngại. Chỉ có điều hơn một năm trở lại đây, một số đối tượng nghiện hút dạt về nghĩa trang để chích hút và lắc, nên đêm nào phải chạy xe qua nghĩa trang để mang các em về chôn là các anh lại thấy sợ. “Mình chỉ sợ không may mình đang loay hoay đào huyệt mà chúng đánh lén là không kịp trở tay”, nói là vậy, nhưng các anh vẫn vượt qua nỗi lo đó bởi các anh tin, với việc làm của mình, các anh luôn được các “con” phù hộ, che chở.

khu mộ Đồng nhi, ngoài hai người đàn ông nghĩa tình ngày đêm trông coi mộ, hễ nghe ở đâu có thai nhi bị bỏ rơi sẽ lập tức đến nhặt về để chôn cất cẩn thận, thì còn có một bà già cũng có tấm lòng nhân hậu như vậy: Đó là “ngoại Tâm”, năm nay đã bước sang tuổi 75.

 

Hàng ngày “ngoại Tâm” vẫn đến khu mộ Đồng nhi để hương khói cho vong linh các cháu nhỏ. Ảnh: C.T
Hàng ngày “ngoại Tâm” vẫn đến khu mộ Đồng nhi để hương khói cho vong linh các cháu nhỏ. Ảnh: C.T

 

Sáng nào cũng vậy, bà dậy sớm và đi bộ đến khu nhà thờ chung của những hài nhi để dọn dẹp, đón khách đến viếng. Buổi tối, khi không còn người ra vào bà mới mò mẫm bước về nhà. “Tôi còn sống ngày nào thì cứ lên đây lo hương khói cho các cháu tội nghiệp. Những ngày ốm không lên được là thấy lòng mình không thảnh thơi”, bà Tâm nói.

Cả bà Tâm, anh Phụng, anh Lễ đều tâm niệm rằng, tiền bạc nhiều cũng chỉ ăn và sống một đời người, phải làm thêm những việc thiện để tích đức. Lúc đầu, nhiều người còn bảo họ bị khùng, nhưng dần về sau họ cũng hiểu ra. Họ thuyết phục người thân, người xung quanh mình rằng: “Những đứa trẻ không được may mắn sinh ra trên cõi đời này thì chúng ta hãy cho chúng một mái ấm ở nơi cõi âm để đỡ tủi thân”.

Cũng từ đó, có nhiều nhà hảo tâm đã rộng lòng nhân ái tài trợ cho công việc “thắp nến” cho những thân phận bị bỏ rơi. Vậy là có một sự linh ứng nơi đây nhưng không phải là linh ứng của mê tín, dị đoan mà là sự linh ứng của lòng người. Câu chuyện của những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” như cha Đông, ông Sáu, ngoại Tâm, anh Phụng, anh Lễ và những bài thơ bi ai nhưng giàu lòng vị tha đã thắp sáng lên trong người ta lòng trắc ẩn, tình người, tình mẫu tử, để rồi những kẻ bội bạc kịp quay đầu nhận lấy trách nhiệm, người nhẫn tâm đủ trấn tĩnh vượt phong ba để giữ lấy con mình.

 

“Con không có lời ru/ Đưa con vào cuộc đời/ Để con được làm người/ Con không còn tiếng khóc chào đời/ Và làm người như bao người/ Xin thắp lên cho con một ngọn nến/ Một nén nhang/ Cho lòng con được ấm lên/ Trong lòng đất lạnh tình người/ Xin cắm cho con một cành hoa/ Và một lời ăn năn/ Dù chỉ là muộn màng/ Con không được thấy ánh trăng Rằm đêm nay/ Con không được biết rong chơi/ Bên trống lân Rằm/ Xin đến bên con/ Dù trời nắng/ Dù gió mưa/ Cho lòng con được ủi an/ Nơi mộ vắng nghĩa địa buồn/ Xin hãy thương con, đừng bỏ con/ Con tội gì, mẹ ơi, cha ơi!” - Bài thơ được khắc tại bàn thờ chung khu mộ Đồng nhi Pleiku.

 

    (Còn nữa…)

Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Thời sự - 17 phút trước

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower.

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Pháp luật - 32 phút trước

GĐXH - Sở hữu nhà ở là giấc mơ của hàng triệu người Việt. Luật Nhà ở 2023 (sắp có hiệu lực) đã mở ra “cơ hội vàng” cho nhiều đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

5 khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận khi nghỉ việc nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình

5 khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận khi nghỉ việc nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Ngoài các thủ tục để hoàn tất quá trình xin nghỉ việc, người lao động cũng cần phải nắm được 5 khoản tiền sẽ được nhận.

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Pháp luật - 1 giờ trước

Với cáo buộc ban đầu của Viện kiểm sát, việc đánh con gái ruột 9 tháng tuổi dẫn đến tử vong, người bố có thể bị xử lý hình sự về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là giết người dưới 16 tuổi. Mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Hà Nội: Thông xe cầu vượt thép Mai Dịch, các phương tiện di chuyển ra sao?

Hà Nội: Thông xe cầu vượt thép Mai Dịch, các phương tiện di chuyển ra sao?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Cầu vượt thép Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) dự kiến sẽ được thông xe vào ngày 6/5. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội mới đây đã đưa ra phương án phân làn, tổ chức giao thông cho các phương tiện khi đi qua nút giao Mai Dịch.

Công an truy tìm con gái của Lê Tùng Vân, điều tra tội loạn luân

Công an truy tìm con gái của Lê Tùng Vân, điều tra tội loạn luân

Pháp luật - 1 giờ trước

Công an tỉnh Long An phát thông báo truy tìm Lê Thanh Kỳ Duyên, để làm rõ nghi vấn người phụ nữ này liên quan hành vi loạn luân, xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.

Ô tô mất lái, 5 người trong gia đình rơi xuống vực sâu ở Điện Biên

Ô tô mất lái, 5 người trong gia đình rơi xuống vực sâu ở Điện Biên

Thời sự - 2 giờ trước

Sau khi lao xuống vực sâu hơn 60m, chiếc xe của gia đình anh Đ.V.Đ (37 tuổi) bị biến dạng, bẹp dúm phần đầu.

Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex

Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex

Pháp luật - 2 giờ trước

Nhóm đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo nhiều bị hại tại nhiều tỉnh, thành phố với số tiền chiếm đoạt hơn 50 tỉ đồng.

Mượn xe máy người khác tham gia giao thông phải bắt buộc mang theo những giấy tờ gì?

Mượn xe máy người khác tham gia giao thông phải bắt buộc mang theo những giấy tờ gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Người dần cần mang theo những loại giấy tờ sau khi mượn xe máy của người khác tham gia giao thông để tránh bị phạt.

Vụ thi thể đôi nam nữ dưới ao ở Bắc Giang: Hoàn cảnh cô gái đặc biệt khó khăn

Vụ thi thể đôi nam nữ dưới ao ở Bắc Giang: Hoàn cảnh cô gái đặc biệt khó khăn

Thời sự - 5 giờ trước

Do gia đình V. luôn có người ốm đau, phải lo tiền thuốc thang và chữa trị nên hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

Top