Những người ngủ kiểu này có nguy cơ đau tim, đột quỵ cao hơn
Các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển phát hiện ra rằng ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ cao đối mặt với bệnh động mạch ngoại biên, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Nghiên cứu đã được thực hiện với sự tham gia của 650.000 người trưởng thành, các nhà nghiên cứu đã theo dõi thời gian họ ngủ mỗi đêm và liên kết với tỷ lệ mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên - tình trạng các mạch máu ở chân bị tắc nghẽn - cao hơn.
Tiến sĩ Shuai Yuan, thuộc Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển cho biết: “Ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm là thói quen tốt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên”.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh động mạch ngoại biên góp phần làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ cao như hút thuốc, mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc cholesterol cao.
Cụ thể, 25% người mắc bệnh động mạch ngoại biên có nguy cơ bị hẹp động mạch cảnh không triệu chứng cao hơn. Tỷ lệ người mắc bệnh động mạch ngoại biên bị bệnh mạch máu não đồng thời cũng cao gấp 3-4 lần so với người không bị bệnh động mạch ngoại biên. Tỷ lệ đột quỵ ở người mắc bệnh động mạch ngoại biên dao động từ 2-5%.

Ảnh minh họa: Bệnh động mạch ngoại biên góp phần làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Giấc ngủ ảnh hưởng tới tim mạch thế nào?
Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng các vấn đề về giấc ngủ, bao gồm thiếu ngủ và giấc ngủ bị gián đoạn có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
Giấc ngủ là thời gian cần thiết để cơ thể phục hồi. Trong giai đoạn ngủ chuyển động mắt không nhanh (NREM), nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm và nhịp thở ổn định. Những thay đổi này làm giảm căng thẳng cho tim, cho phép nó phục hồi sau các căng thẳng xảy ra trong ngày.
Nếu ngủ không đủ giấc, mọi người sẽ không dành đủ thời gian cho các giấc ngủ sâu NREM có lợi cho tim. Vấn đề tương tự có thể ảnh hưởng đến những người có giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn.
Do đó, thiếu ngủ mãn tính có liên quan đến nhiều vấn đề về tim bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, đau tim, béo phì, tiểu đường và đột quỵ.
Giấc ngủ ảnh hưởng tới huyết áp
Trong giấc ngủ bình thường, khỏe mạnh, huyết áp giảm khoảng 10-20%, điều này có lợi cho sức khỏe tim mạch. Giấc ngủ kém (do thiếu ngủ hay giấc ngủ bị gián đoạn) khiến huyết áp của một người không thể giảm vào ban đêm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng huyết áp tăng cao vào ban đêm có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp vào ban ngày, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.

Ảnh minh họa: Giấc ngủ ảnh hưởng tới huyết áp.
Giấc ngủ và bệnh tim mạch vành
Bệnh tim mạch vành xảy ra khi mảng bám tích tụ trong động mạch, gây xơ vữa động mạch. Điều này làm giảm khả năng nhận đủ máu và oxy của tim. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ góp phần gây xơ vữa động mạch. Giấc ngủ kém gây viêm mạn tính, góp phần hình thành mảng bám và gây xơ cứng động mạch.
Giấc ngủ và nguy cơ suy tim
Suy tim là tình trạng tim không bơm đủ máu để cung cấp cho cơ thể hoạt động bình thường. Một nghiên cứu quan sát trên 400.000 người đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các vấn đề về giấc ngủ và bệnh suy tim. Theo nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị suy tim cao hơn.
Giấc ngủ và nguy cơ đau tim
Đau tim, hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, xảy ra khi dòng máu đến tim bị tắc nghẽn. Các cơn đau tim có thể gây tử vong do tổn thương xảy ra khi tim không nhận đủ oxy.
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ đau tim. Theo một nghiên cứu khác, những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị đau tim cao hơn 20%.
Bên cạnh đó, giấc ngủ bị gián đoạn cũng có liên quan đến khả năng bị đau tim. Bởi vì cả nhịp tim và huyết áp có thể tăng đột ngột khi thức dậy, giấc ngủ bị gián đoạn thường xuyên có thể gây căng thẳng cho tim và gây ra cơn đau tim.

Ảnh minh họa: Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị đau tim cao hơn 20%.
Giấc ngủ và nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng dòng máu lên não bị cắt đứt, khiến các tế bào não bị chết do thiếu oxy. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi cục máu đông hoặc mảng bám hình thành trong lòng mạch máu, gây tắc nghẽn mạch máu.
Trong các nghiên cứu, thiếu ngủ có liên quan đến khả năng bị đột quỵ cao hơn. Thiếu ngủ làm tăng huyết áp và huyết áp cao được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.
Làm gì để có một giấc ngủ ngon?
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ, kể cả vào cuối tuần.
- Tham gia các hoạt động thể chất trong ngày. Cố gắng không tập thể dục trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh xa các thiết bị điện tử trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ.
- Không ăn hoặc uống trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ. Đặc biệt, cần tránh uống rượu và ăn thực phẩm giàu chất béo hoặc chứa nhiều đường.
- Giữ nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ, đủ tối và đủ yên tĩnh.
Nguồn: The Sun, Sleep Foundation

Tự ý dùng thuốc điều trị mất ngủ, cụ bà nhập viện vì bị hồi hộp quá mức, hoảng loạn
Y tế - 9 giờ trướcMất ngủ nhiều ngày, cụ bà 73 tuổi đã tự ý dùng một loại thuốc ngủ để điều trị. Sau vài ngày uống thuốc bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu lo lắng, hồi hộp quá mức, thi thoảng có những cơn hoảng loạn kèm sợ hãi.

Không chỉ bia rượu, duy trì 5 thói quen hàng ngày này sẽ tàn phá gan khủng khiếp
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Khi gan bị tổn thương đến mức không thể phục hồi là lúc cơ thể gặp rất nhiều vấn đề về sức khoẻ, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Người đàn ông mang thủ phạm gây bệnh ung thư giống chị gái
Y tế - 12 giờ trướcChị gái qua đời vì ung thư đại tràng, nam thanh niên cũng phát hiện mình mang nhiều polyp có thể gây ra căn bệnh này.

Cứ ngỡ bị béo, cụ bà sững sờ phát hiện có khối u tử cung gần 10kg
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH – Sau khi siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, kết quả cho thấy bệnh nhân có khối u kích thước đường kính hơn 30cm chiếm gần toàn ổ bụng. Đây là khối u khổng lồ tại tử cung.

5 bệnh ung thư 'gõ cửa' người béo phì
Sống khỏe - 13 giờ trướcBéo phì gây ra nhiều bệnh tật trong đó có ung thư vú, buồng trứng, gan, đại trực tràng, tuyến tiền liệt.

Công thức “vàng” khi tập thể dục để tăng tuổi thọ, 6 sai lầm cần tránh khi đi bộ để đạt hiệu quả tốt nhất
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Khi đi bộ tập thể dục, bạn nên chú ý siết chặt cơ bụng để vừa giúp hỗ trợ giảm mỡ thừa cho vùng này vừa giữ cho cơ thể cân bằng, phòng đau thắt lưng và tạo dáng thẳng, đẹp hơn.

Căn bệnh khiến cậu bé 1 tuổi có nguy cơ tử vong mỗi khi ngủ
Sống khỏe - 15 giờ trướcCasper có thể quên thở khi thiếp ngủ do bị một hội chứng di truyền hiếm gặp, trên thế giới chưa tới 2.000 người mắc.

Màu nước mũi nói gì về sức khoẻ của bạn?
Sống khỏe - 17 giờ trướcTheo một chuyên gia y tế, màu nước mũi của bạn có thể xác định xem bạn có cần đi khám bác sĩ hay không.

Làm điều này mỗi ngày đánh bay mỡ bụng, giảm cân mà vẫn khỏe mạnh
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Mỡ tích tụ lâu dần, nhất là ở bụng sẽ ảnh hưởng đến vóc dáng và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhiều người đang tìm kiếm cách giảm cân phù hợp mà không hại đến sức khỏe.

Ăn ít đi nhưng vẫn tăng cân, người phụ nữ phát hiện mắc viêm gan nhiễm mỡ
Sống khỏe - 19 giờ trướcBệnh gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến và trẻ hóa nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân chính là chế độ ăn uống không lành mạnh.

Công thức “vàng” khi tập thể dục để tăng tuổi thọ, 6 sai lầm cần tránh khi đi bộ để đạt hiệu quả tốt nhất
Sống khỏeGĐXH - Khi đi bộ tập thể dục, bạn nên chú ý siết chặt cơ bụng để vừa giúp hỗ trợ giảm mỡ thừa cho vùng này vừa giữ cho cơ thể cân bằng, phòng đau thắt lưng và tạo dáng thẳng, đẹp hơn.